Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2022

Bác bỏ luận điệu phản động của Lê Vĩnh Triển!

 

Một là, luận điệu “hòa giải” của Lê Vĩnh Triển thực chất chỉ là sự lừa dối, mị dân! Lê Vĩnh Triển cho rằng, mối quan hệ đối lập giữa Đảng Cộng sản với những kẻ chống cộng chỉ là do sự hiểu lầm và cực đoan thái độ của mỗi bên. Vì vậy, theo lý lẽ Y đã phân tích thì hai bên chỉ cần ngồi lại, “tĩnh tâm” suy nghĩ để thấu hiểu nhau và “nhường nhịn” lẫn nhau là có thể thống nhất, đi chung một con thuyền cùng xây dựng đất nước. Như vậy chẳng khác nào Đảng Cộng sản Việt Nam phải từ bỏ các mục tiêu, lý tưởng để thỏa hiệp với những kẻ chống cộng điên cuồng. Chúng ta cần phải có thái độ rõ ràng, quan điểm dứt khoát với mục tiêu, lý tưởng cách mạng là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội để đem lại cho nhân dân cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Để hiện thực hóa điều đó thì điều tiên quyết là giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, một đảng cách mạng tiên phong biết vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam; một đảng cách mạng có tư tưởng, cương lĩnh, đường lối đúng đắn; có tổ chức chặt chẽ, đoàn kết thống nhất; gắn bó với nhân dân, trung thành với lợi ích của dân tộc, một lòng một dạ phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Bên cạnh đó, thực tiễn ở Việt Nam luôn đặt ra yêu cầu không có sự nhượng bộ, chia sẻ quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong quá trình cách mạng.

Hai là, kiên định đi lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam không chấp nhận sự thỏa hiệp về chính trị và chia sẻ quyền lực theo “kiểu Lê Vĩnh Triển”. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn của quảng đại quần chúng nhân dân, đáp ứng đòi hỏi tất yếu khách quan của cuộc cách mạng vô sản ở Việt Nam. Trung thành và nhất quán với học thuyết Mác-Lênin, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định ngoài lợi ích của nhân dân, Đảng không có lợi ích nào khác và việc phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân đã được xác định trong Cương lĩnh, Nghị quyết của Đảng và Hiến pháp năm 2013. Theo đó, người dân là người chủ đích thực của chế độ, dân chỉ trao cho Đảng, cho Nhà nước quyền để lãnh đạo, quản lý xã hội, còn quyền lực thì vẫn nằm trong tay nhân dân. Mặt khác, một trong những nguyên nhân từ sự sụp đổ mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô là Đảng Cộng sản đã không giữ được vai trò lãnh đạo duy nhất và có sự thỏa hiệp về chính trị với “phía đối lập”. Thực tiễn này, đã khẳng định sự kiên quyết không thỏa hiệp về chính trị của Việt Nam và nhân dân Việt Nam không: “chấp nhận một hệ thống chính trị dân chủ đa đảng mà trong đó ĐCS giữ vai trò chủ yếu” hoặc “chuyển đổi từ nhà nước một đảng sang một nhà nước đa đảng dân chủ” như Lê Vĩnh Triển đưa ra trong bài viết của Y.

Mọi người dân Việt Nam cần khẳng định “một cách nhìn vượt trên định kiến thông thường” về dân chủ của Lê Vĩnh Triển và những kẻ như Y là sự suy diễn lố bịch và phản động. Từ đó, không ngừng nêu cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh với những luận điệu xuyên tạc, núp dưới “vỏ bọc” dân chủ để phát tán những thông tin công kích, chống phá, gây rối nội bộ, làm mất ổn định chính trị, xã hội và đòi đa nguyên đa đảng ở Việt Nam trên các trang mạng xã hội./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét