Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2022

Từ Thức lại đi theo vết xe đổ

 

Trong suốt tiến trình cách mạng, Đảng ta luôn kiên định quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng Việt Nam đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, Việt Nam đã trở thành nước dân chủ với địa vị cao nhất thuộc về nhân dân. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã nêu rõ: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Hiến pháp năm 2013 quy định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

Qua hơn 35 năm đổi mới, thể chế thực thi các quyền làm chủ của nhân dân từng bước được xác lập, cụ thể hóa và đi vào cuộc sống như một lẽ đương nhiên. Trong lĩnh vực kinh tế, đường lối xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh, hình thức phân phối, bình đẳng trước pháp luật, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, đã tạo điều kiện nền tảng cho việc thực hành và phát huy dân chủ. Trong lĩnh vực chính trị, dân chủ trong Đảng, trong các tổ chức nhà nước, đoàn thể và xã hội được mở rộng, phát huy hiệu quả tích cực. Hệ thống chính trị có những đổi mới theo hướng tinh, gọn, hiệu lực, hiệu quả; dân chủ hóa, công khai minh bạch. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã từng bước đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng mở rộng và phát huy dân chủ, phát huy tốt hơn vai trò giám sát và phản biện xã hội. Các hình thức thực hiện dân chủ (dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện) từng bước được mở rộng, đổi mới và thực hiện hiệu quả hơn. Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội dân chủ được đẩy mạnh và hiệu quả thiết thực. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách và các giải pháp đồng bộ đã phát huy tốt vai trò làm chủ của nhân dân trong các lĩnh vực đời sống xã hội… Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật được luật hóa và từng bước đi vào cuộc sống. Công bằng, bình đẳng xã hội có bước tiến bộ rõ rệt. Những thành tựu đó đã làm cho niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước được củng cố; sức mạnh đại đoàn kết toàn dân không ngừng được tăng cường, trở thành nguồn lực vô tận cho phát triển đất nước. Thực tiễn đó đã thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, là bằng chứng bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, muốn “mượn” vấn đề dân chủ để chống phá cách mạng Việt Nam.

Hiện nay, nói đến chế độ dân chủ và khả năng làm chủ đất nước của người dân ở mỗi quốc gia không thể không nói đến quyền sử dụng internet và tiếp cận thông tin. Tính đến tháng 1/2021, Việt Nam có khoảng 68.17 triệu người đang sử dụng Internet (chiếm 70.3% dân số) thông qua các nền tảng, ứng dụng khác nhau, với thời lượng trung bình là 6 giờ 47 phút/ngày. Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng internet cao thứ 12 trên toàn thế giới và đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia/vùng lãnh thổ khu vực châu Á. Cả nước có gần 1.000 cơ quan báo chí thuộc bốn loại hình báo in, phát thanh, truyền hình và báo điện tử, trong đó có 165 cơ quan báo, 663 tạp chí, 23 cơ quan báo điện tử độc lập, 2 đài phát thanh – truyền hình quốc gia, 64 đài địa phương, 5 kênh truyền hình. Có 75 kênh truyền hình nước ngoài “online”, trong đó có các kênh nổi tiếng, như: CNN, BBC, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS, Bloomberg…; 20 cơ quan báo chí nước ngoài có phóng viên thường trú tại Việt Nam, nhiều báo, tạp chí in bằng nhiều thứ tiếng nước ngoài được phát hành rộng rãi. Hàng ngày, không chỉ người dân Việt Nam mà cư dân nước ngoài sinh sống, làm việc ở Việt Nam có đầy đủ thông tin đa chiều từ những hãng thông tấn báo chí lớn. Đây là những “kênh” quan trọng để người dân cả nước nói lên tiếng nói dân chủ, thể hiện quan điểm, chính kiến của mình trước mọi vấn đề của xã hội. Không dừng lại ở những vấn đề sinh kế, điều kiện sinh hoạt hàng ngày, người dân Việt Nam còn đặc biệt quan tâm đến những sự kiện chính trị trọng đại của đất nước (như Đại hội Đảng các cấp, bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, các kỳ họp quốc hội, các sự kiện quốc tế tổ chức tại Việt Nam). Mọi chủ trương trong chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, quốc phòng – an ninh và đối ngoại của đất nước đều Đảng, Nhà nước xin ý kiến toàn dân trước khi có quyết sách và triển khai thực hiện. Đồng thời, các cơ quan nhà nước có điều kiện “gần dân”, lắng nghe và giải quyết kịp thời mọi tâm tư, vướng mắc của người dân ở khắp mọi miền. Thực tiễn đó, một lần nữa minh chứng cho đời sống dân chủ thực sự đã và đang diễn ra ở Việt Nam, nó hoàn toàn đối lập và phủ nhận những luận điệu xuyên tạc trắng trơn của Từ Thức.

Tóm lại, mưu đồ muốn “đổi trắng thay đen” thực tế dân chủ ở Việt Nam của Từ Thức chẳng thể lừa bịp được ai. Trong bối cảnh thông tin đa chiều như hiện nay, mọi người dân đều có thể nhận diện đầy đủ, chính xác mưu đồ ẩn sau những luận điệu xuyên tạc của y. Từ Thức đang đi vào “vết xe đổ” mà nhiều kẻ cơ hội, chống đối khi muốn lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Không sớm hối cải và dừng lại, tất yếu y sẽ bị trừng trị thích đáng./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét