Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2022

VẠCH TRẦN SỰ XUYÊN TẠC KÍCH ĐỘNG CỦA LÊ VĨNH TRIỂN

 

1. Những luận điệu xuyên tạc, kích động của Lê Vĩnh TriểnTrong bài viết Lê Vĩnh Triển đã tung ra nhiều luận điệu đòi thực thi cái gọi là “dân chủ”, “tự do”. Điều mà mọi người dễ nhận thấy đó là Y đã tung hô, cổ súy quyết liệt đòi Việt Nam phải thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập để “có dân chủ và phát triển”. Y cho rằng: Mặc dù khái niệm dân chủ đã được nhà nước ta đề cập chính thức trong định hướng của đất nước bên cạnh “công bằng” và “văn minh”, nhưng khái niệm “dân chủ hóa” vẫn nhạy cảm…, đồng thời viện dẫn giữa dân chủ ở nước ta với nền dân chủ ở một số nước. Thực chất đây chính là mưu đồ hết sức thâm độc, nham hiểm, kích động, nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

2. Nước ta không chấp nhận thứ “dân chủ” mà Lê Vĩnh Triển và các thế lực thù địch đang muốn áp đặt. Trong xã hội có giai cấp, tuyệt đối không thể có thứ dân chủ chung chung, phi giai cấp. Dân chủ tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và trình độ dân trí trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Nền dân chủ tư sản là một nấc thang đánh dấu sự phát triển đáng kể của dân chủ, nhưng toàn bộ thiết chế của nền dân chủ tư sản, từ việc tổ chức nhà nước đến các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện đều chỉ nhằm mục đích cao nhất là bảo vệ sự thống trị của giai cấp tư sản, bảo vệ quyền sở hữu, lợi ích của giai cấp tư sản. Còn dân chủ xã hội chủ nghĩa là sự thay thế dân chủ tư sản trong nấc thang phát triển cao hơn của xã hội loài người tuân theo quy luật khách quan. Bản chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa thể hiện trên các phương diện chủ yếu: Là nền dân chủ của nhân dân, vì nhân dân, thể hiện ở việc bảo vệ quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của nhân dân; Dân chủ xã hội chủ nghĩa thừa nhận nguyên tắc bình đẳng và tự do được bảo đảm về mặt pháp lý để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân; Dân chủ xã hội chủ nghĩa có nội dung toàn diện, thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ý thức – tư tưởng, trong đó nổi bật là sự tham gia một cách bình đẳng và ngày càng rộng rãi của những người lao động vào công việc quản lý nhà nước và xã hội thông qua hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Tiêu chí cơ bản của dân chủ xã hội chủ nghĩa là nhân dân là chủ và làm chủ.

Xét trên phương diện thực tiễn, dân chủ là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển đất nước. Chúng ta đã và đang hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Trên thực tế, thể chế nhất nguyên một đảng lãnh đạo hoàn toàn không đồng nghĩa với mất dân chủ, kém phát triển và kém dân chủ; dân chủ không đồng nghĩa với đa nguyên, đa đảng. Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam cho thấy, Chín mươi hai năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo toàn dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, đưa nhân dân từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đại hội Đảng lần thứ XIII có phát triển, bổ sung một số luận điểm mới trong phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước.

Như vậy, thực chất luận điệu xuyên tạc, kích động của Lê Vĩnh Triển chính là lợi dụng vấn đề “dân chủ” nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ thành quả cách mạng, hướng lái đất nước theo nền dân chủ tư sản, tước đi quyền làm chủ của nhân dân đã giành được bằng xương máu của nhiều thế hệ. Do vậy, chúng ta không thể chấp nhận thứ “dân chủ” mà các thế lực thù địch ra sức tuyên truyền và muốn áp đặt cho Việt Nam./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét