Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2022

NGUYỄN QUANG DY – KẺ PHẢN ĐỘNG NÚP DANH TRÍ THỨC

 

Trên trang “Nghiencuuquocte. org” Dy lại phát tán bài Đến lúc Việt Nam phải thay đổi. Dy lượm lặt các thông tin “hổ lốn”, “thập cẩm” từ quốc tế, khu vực đến trong nước rồi nhận định, đánh giá chủ quan về vấn đề đổi mới của Việt Nam. Dy cho rằng: Việt Nam cải cách “vòng một” đã hết đà nên phải cải cách “vòng hai”, phải đổi mới toàn diện về kinh tế và chính trị, trong đó chủ yếu là đổi mới về thể chế nhằm tiếp tục phát triển. Thoạt nghe, Dy là người có trách nhiệm đóng góp xây dựng đất nước, nhưng thực chất đây chỉ là chiêu bài, luận điệu hết sức thâm độc, hòng dẫn dắt, gây hoang mang dư luận để thực hiện mưu đồ hạ thấp vai trò, uy tín của Đảng, Nhà nước ta. Dy còn trắng trợn xuyên tạc: “Hà Nội không chịu đổi mới thể chế” vì lợi ích nhóm. Việt Nam thực hiện “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” theo mô hình Trung Quốc…

Thực tế cho thấy, thấy công cuộc đổi mới ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng từ năm 1986 đến nay là quá trình đổi mới toàn diện, trong đó có kinh tế và chính trị. Bên cạnh những thành tựu đạt được rất đáng mừng, cũng còn những hạn chế, bất cập; đặt biệt, “đổi mới chính trị chưa đồng bộ với đổi mới kinh tế; năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị chưa ngang tầm nhiệm vụ” (1). Đại hội XII của Đảng xác định: tiếp tục quán triệt và xử lý tốt các quan hệ lớn; trong đó có quan hệ “giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị” (2). Điều này được thể hiện ở các nhiệm vụ: “Tiếp tục hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” (3), “Hoàn thiện, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; không ngừng củng cố, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc” (4), “Tiếp tục hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” (5), “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh,” (6). Đó chính là tiếp tục đổi mới đồng bộ thể chế chính trị và thể chế kinh tế, chứ không phải “Hà Nội không chịu đổi mới thể chế” như Dy hồ đồ khẳng định.

Về Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa – là cống hiến mới vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin; phát hiện đầy tính sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xuất phát từ tổng kết thực tiễn Việt Nam và tiếp thu chắt lọc kinh nghiệm của thế giới. Đây là mô hình phát triển tổng quát của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, “Đó là một kiểu kinh tế thị trường mới trong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường; một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, thể hiện trên cả ba mặt: Sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối. Đây không phải là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và cũng chưa phải là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đầy đủ (vì nước ta còn đang trong thời kỳ quá độ)” (7). Điều này hoàn toàn khác với Trung Quốc khi họ chủ trương xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và cũng hoàn toàn khác với kinh tế tư bản chủ nghĩa. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận định: “Đưa ra quan niệm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta, là thành quả lý luận quan trọng qua 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới” (8).

Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng với tiêu đề: “Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” xác định: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước” (9).

Điều này không chỉ tạo tiền đề xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Việt Nam mà còn góp phần bổ sung, phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin trong thời đại mới và chứng minh chủ trương này là hoàn toàn đúng đắn, sự phát hiện mới mang tính đột phá lý luận đầy tính sáng tạo của Việt Nam. Đồng thời, bác bỏ một cách đanh thép luận điệu xuyên tạc, mưu đồ chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam của các thế lực thù địch và kẻ phản động núp danh trí thức như Nguyễn Quang Dy./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét