Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2022

Bác bỏ luận điệu xuyên tạc của Chu Mộng Long

 

Trên trang “Baotiengdan, kẻ tự xưng Chu Mộng Long phát tán tài liệu có tựa đề “Giáo dục: Đứa con bị bỏ rơi”. Với bản chất phản động, lối suy diễn, nhìn nhận thiển cận và ác ý, Chu Mộng Long đã quy chụp tất cả hạn chế của nền giáo dục Việt Nam là do “thái độ hành xử thực dụng”“triết lý “tiền trao cháo múc””, “công khai hóa dịch vụ dạy ép, học ép, đầy sự dối trá, lừa lọc…”. Hơn thế nữa Y còn cho rằng: “nền giáo dục của chúng ta bị bỏ rơi”. Đây hoàn toàn là những luận điệu phản động, sai trái. Điều này cho thấy, Chu Mộng Long đã cố tình phủ nhận thành tựu giáo dục dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên, thực tiễn đã bác bỏ những luận điệu xuyên tạc của y.

Khi nói về giáo dục, ngay từ những ngày đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đất nước phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức, có đến 95% dân số không biết chữ. Nhận thức rõ tầm quan trọng của giáo dục, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến vấn đề “diệt giặc dốt” và xác định đây là một trong 6 nhiệm vụ cấp bách của nước ta lúc bấy giờ.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế chỉ rõ: Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nền giáo dục của Việt Nam không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng góp phần vào sự phát triển của đất nước. Nước ta đã hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000; phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010; giáo dục mầm non đạt chuẩn phổ cập cho trẻ 5 tuổi và giáo dục phổ thông có chuyển biến tích cực, được thế giới công nhận.

Việt Nam là nước đầu tư cho giáo dục cao trên thế giới, có xu hướng tăng đều trong từng năm của giai đoạn 2011-2020, trung bình đạt khoảng 17 – 18%, có năm gần 19%. So với Mỹ (13%), Indonesia (17,5%), Singapo (19,9%)…, mức chi ngân sách nhà nước của Việt Nam là không thấp. Tính theo tỷ lệ tổng sản phẩm quốc nội (GDP), mức chi cho giáo dục của nước ta hằng năm tương đương 4,9% GDP, chỉ kém Malaysia 5%, còn cao hơn các nước khác trong khối ASEAN: Campuchia 1,9%, Singapo 2,9%, Lào 3,3%.

Trên thực tế kết quả thi Olympic của học sinh Việt Nam những năm vừa qua có bước tiến bộ vượt bậc với 51 Huy chương Vàng trong giai đoạn 2016-2021 so với 27 Huy chương Vàng trong giai đoạn 2011-2015. Nhiều học sinh Việt Nam đạt điểm số cao nhất ở các nội dung thi, trong đó phần thi thực hành có sự cải thiện đáng kể qua đó khẳng định chất lượng giáo dục phổ thông của Việt Nam sánh ngang với các nước có nền giáo dục tiên tiến.

Cùng với đó, trong các kỳ thi Opympic quốc tế: Toán, Hóa học, Vật lý, Sinh học, Tin học… các thí sinh của Việt Nam đều đạt giải cao. Tháng 11/2021, Việt Nam đã trúng cử thành viên Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) nhiệm kỳ 2021-2025. Những nỗ lực phát triển giáo dục của Việt Nam đã đạt nhiều kết quả tích cực và được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Điều này cho thấy, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng và quan tâm lãnh đạo, đầu tư nguồn lực, kinh phí thỏa đáng cho giáo dục. Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Chứ không phải như sự xuyên tạc của Chu Mộng Long rằng “nền giáo dục của chúng ta bị bỏ rơi”.

Những thành quả về giáo dục của Việt Nam đã đạt được là minh chứng sống động bác bỏ hoàn toàn những luận điệu xuyên tạc, phản động của Chu Mộng Long. Do vậy, mọi người dân Việt Nam cần tỉnh táo, cảnh giác, kiên quyết đấu tranh với luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ, phủ nhận thành quả của nền giáo dục Việt Nam của y và đồng bọn./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét