Thứ Năm, 1 tháng 12, 2022

LUẬN ĐIỆU NHAM HIỂM CỦA NGUYỄN ĐÌNH CỐNG

 

Tiếp nối âm mưu, luận điệu của các thế lực thù địch muốn hạ bệ và xoá bỏ tư tưởng bất diệt về đấu tranh giai cấp trong “Tuyên ngôn”, Nguyễn Đình Cống lớn tiếng “phản biện”: đấu tranh giai cấp thực chất là cuộc đấu tranh do các thế lực cộng sản đề xướng và lãnh đạo quần chúng cần lao, chống lại những người giàu có, nhằm tranh đoạt lợi ích kinh tế và quyền lực chính trị. Theo y, luận điểm “lịch sử các xã hội tồn tại từ trước đến nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp” của C.Mác và Ph.Ăngghen được nêu trong “Tuyên ngôn” là sai về cơ bản, mang lại tác hại to lớn cho nhân loại! Đứng trên lập trường chủ nghĩa duy vật Mác-Lênin, cần khẳng định rằng, không phải luận điểm đấu tranh giai cấp của C.Mác và Ph.Ăngghen nêu trong “Tuyên ngôn” là sai, mà chính luận điệu muốn phủ định nó của Nguyễn Đình Cống mới thực sự sai lầm. Không khó khăn để nhận rõ tính chất phi khoa học của luận điệu sai trái này.

Cả lý luận và thực tiễn đã chỉ rõ, thực chất cuộc đấu tranh giai cấp giữa vô sản với tư sản là nhằm giải quyết vấn đề bất bình đẳng giai cấp về lợi ích kinh tế. Mục đích cuối cùng là xoá bỏ tận gốc chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ chế độ “người góc lột người”. Cuộc đấu tranh này tất yếu phải bắt đầu từ lĩnh vực chính trị, nhằm đánh đổ bộ máy nhà nước tư sản, tạo cơ sở cho việc giải quyết vấn đề lợi ích kinh tế. Trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, việc sử dụng bạo lực cách mạng để trấn áp, thủ tiêu bạo lực phản cách mạng là hoàn toàn cần thiết, bảo đảm cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản giành thắng lợi trọn vẹn. Thế nhưng, ngay khi C.Mác và Ph.Ăngghen “công khai trình bày” lý luận đấu tranh giai cấp trong “Tuyên ngôn”, giai cấp tư sản đã cố gán cho lý luận này đủ mọi thứ xấu xa. Họ cho rằng, với chủ trương phát động đấu tranh giai cấp, chủ nghĩa cộng sản thực sự là một chế độ phản nhân đạo, cuộc đấu tranh giai cấp của những người cộng sản là mưu toan để xây dựng một chế độ xã hội loại trừ sự phát triển của cá nhân… Những luận điệu này trở thành “chỗ dựa” cho các thế lực thù địch, những kẻ cơ hội, chống đối muốn tìm cách phủ nhận lý luận đấu tranh giai cấp của C.Mác và Ph.Ăngghen như Nguyễn Đình Cống. Chiêu bài quen thuộc của chúng là đánh tráo khái niệm đấu tranh giai cấp; đánh đồng các hiện tượng biểu hiện trên bề mặt xã hội với mục tiêu cuối cùng của đấu tranh giai cấp; từ đó quy chụp lý luận đấu tranh giai cấp là kêu gọi bạo lực và chiến tranh. Tuy nhiên, những luận điệu chống phá này đã thất bại ngay từ lúc bắt đầu, bởi nó xuất phát từ những lợi ích cá nhân vị kỷ và góc nhìn phản khoa học.

Về thực tiễn lịch sử, trong các cuộc cách mạng tư sản – thực chất là cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến, giai cấp tư sản đã triệt để lợi dụng mâu thuẫn giữa nông nô và chúa đất phong kiến để lôi kéo giai cấp nông dân về phía mình. Với sự tham gia hùng hậu của nông dân vào cuộc đấu tranh có sử dụng bạo lực do giai cấp tư sản phát động mà chế độ phong kiến đã bị phá vỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nghĩa tư bản ra đời, phát triển. Sự thay thế chế độ phong kiến bằng chủ nghĩa nghĩa tư bản, rốt cuộc không mang lại lợi ích thực sự cho số đông nhân dân lao động; đơn giản, nó chỉ là sự thay thế chế độ bóc lột này bằng chế độ bóc lột khác tinh vi và tàn bạo hơn. Thế nhưng, trớ trêu thay khi giai cấp vô sản, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chủ trương sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn giai cấp giữa tư sản và vô sản, nhằm xóa bỏ triệt để chế độ “người bóc lột người” thì lại bị phê phán là phản nhân đạo!  Nguyễn Đình Cống và những kẻ chống Cộng hẳn đã nhìn rõ vấn đề này, nhưng cố tính “lờ” đi vì những mưu toan chính trị thấp hèn của cá nhân. Thêm nữa, lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế từ 1848 đến những năm 80 của thế kỷ XX cho thấy, mặc dù cách mạng vô sản phải trải qua nhiều khúc quanh co, song đã giành được thắng lợi vĩ đại. Sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, phong trào xã hội chủ nghĩa thế giới lâm vào thoái trào, nhưng hệ tư tưởng cộng sản vẫn sống, chủ nghĩa xã hội vẫn tồn tại. Bằng việc kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, kiên trì thực hiện đấu tranh giai cấp bằng nhiều hình thức, biện pháp phù hợp, những quốc gia đi theo con đường chủ nghĩa xã hội như: Trung Quốc, Việt Nam đã cải cách, đổi mới thành công, đạt được nhiều thành tựu phát triển kinh tế – xã hội hết sức ấn tượng, có thế, lực và uy tín ngày càng lớn trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, tư tưởng cộng sản còn lan tỏa khắp các châu lục, đi sâu vào các phong trào đấu tranh vì tự do, dân chủ, hòa bình ở nhiều quốc gia. Thực tiễn đó, một lần nữa chứng minh rằng sức sống của lý tưởng cộng sản nói chung, lý luận đấu tranh giai cấp của C.Mác và Ph.Ăngghen nói riêng là bất diệt, không gì có thể dập tắt, phủ nhận được.

Thế giới đang vận động đổi thay từng ngày, hàm chứa nhiều vấn đề phức tạp, khó lường, nhưng tinh thần của “Tuyên ngôn” mãi tỏa sáng, tiếp tục soi sáng con đường phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Để giải tỏa các “lực cản” trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, kiên định và vận dụng sáng tạo lý luận đấu tranh giai cấp của C.Mác và Ph.Ăngghen, chúng ta cần chủ động đấu tranh ngăn chặn, khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá các thế lực thù địch. Đây là cuộc đấu tranh gay go, phức tạp nhưng tất thắng. Những kẻ chống đối không biết đường hối cải như Nguyễn Đình Cống nhất định thất bại và bị đào thải cùng với bước phát triển vững chắc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh ở Việt Nam./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét