Thứ Tư, 3 tháng 5, 2023

Cảnh giác với luận điệu xuyên tạc, chia rẽ nội bộ Đảng với Nhà nước

 

Gần đây, trên các mạng xã hội, xuất hiện những thông tin xuyên tạc quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta. Điển hình như trang “Baotiengdan”, Jackhammer Nguyễn biên tập đưa tin với nội dungĐảng đã thắng, rồi sao nữa’’Bài viết cho rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam đã thu phục hoàn toàn Chính phủ của chính họ…” trong bài viết với nội dung, bôi nhọ, hạ uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đưa tin kích động gây chia rẽ nội bộ, Đảng, Nhà nước hạ uy tín của các đồng chí lãnh đạo, ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo của Đảng.

Song phải khẳng định rằng, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được xác định trên hai phương diện, đó là lãnh đạo hệ thống chính trị và lãnh đạo Nhà nước. Đảng lãnh đạo Nhà nước theo Hiến pháp. Vai trò lãnh đạo này đã được xác định và khẳng định qua quá trình lịch sử Cách mạng Việt Nam, đặc biệt là từ khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được thành lập năm 1945 tới nay. Về phương diện pháp lý, vai trò lãnh đạo của Đảng đã được quy định rõ trong Hiến pháp kể từ Hiến pháp năm 1980 và được kế thừa trong tất cả các bản hiến pháp sau đó. Riêng vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước được xác định thành nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Một là, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Khoản 1 Điều 4 Hiến pháp năm 2013). Nói cách khác, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, cụ thể là bộ máy Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, không thể được lãnh đạo bởi một lực lượng nào khác ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc xác định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước là một nét đặc thù trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Hai là, hoạt động của các tổ chức Đảng và đảng viên phải trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật (Khoản 3 Điều 4 Hiến pháp năm 2013). Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức rộng lớn. Các tổ chức của Đảng được thành lập rộng khắp từ Trung ương đến địa phương. Nguyên tắc “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước” quy định rằng tuy Đảng Cộng sản Việt Nam nắm vai trò lãnh đạo duy nhất đối với Nhà nước, có nghĩa là các tổ chức đảng lãnh đạo các cơ quan nhà nước tương ứng; song hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên phải trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật do Nhà nước đặt ra. Điều này là hoàn toàn đúng bởi pháp luật là quy tắc xử sự chung thể hiện ý chí chung và có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các chủ thể trong xã hội. Triệt để tuân thủ pháp luật là tinh thần cốt lõi của nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa và các tổ chức của Đảng, đảng viên không phải là ngoại lệ. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có vai trò cực kỳ quan trọng để tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới. Lãnh đạo thông qua Nhà nước trở thành phương thức quan trọng hàng đầu, khẳng định địa vị cầm quyền của Đảng khi quyền lực xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có vai trò cực kỳ quan trọng để bảo vệ, phát huy quyền con người, quyền công dân, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới. Thực tiễn đấu tranh cách mạng và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa đã khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Khi nắm chính quyền, Đảng càng có điều kiện sử dụng sức mạnh Nhà nước để đấu tranh với các thế lực đi ngược lại lợi ích dân tộc, lợi ích nhân dân, hiện thực hóa mục tiêu, lý tưởng tốt đẹp của mình.

Đến đây chúng ta khẳng định rằng những luận điệu trên là hoàn toàn xuyên tạc. Vì vậy, chúng ta cần đề cao cảnh giác, nhận diện, vạch trần, đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, chia rẽ nội bộ Đảng với Nhà nước và nhân dân./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét