Thứ Tư, 3 tháng 5, 2023

Vạch trần luận điệu phản động của Nguyên Anh

 

Thứ nhất, bôi nhọ, xúc phạm Đảng, Bác Hồ và các vị tiền nhân

Trong bài viết, Nguyên Anh dùng những từ ngữ hết sức xấc xược, bôi nhọ, xúc phạm, phủ nhận những công lao của Đảng, Bác Hồ nói chung, liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng. Y cho rằng Đảng ta “thoát thai từ những kẻ vô thần thì hầu như toàn bộ đảng viên đều là những thành phần bần cố nông thất học” cho nên “không bao giờ tin vào tôn giáo mà chỉ tin vào bạo lực nòng súng, tin vào các triết lý rừng rú thời kỳ tiến hóa mạnh được yếu thua”. Đối với Bác Hồ, y dùng những từ ngữ bôi nhọ, xúc phạm như “tên lãnh tụ”, “tên hồ” hay “Đạo hồ, đạo Hẹ”. Y coi Đảng ta là thứ tôn giáo duy nhất ở Việt Nam, đó là “Đạo Đảng”, “chỉ còn một loại đạo hiện diện, thường trực, thường xuyên, là đạo đảng mà người dân trong nước bắt buộc phải nghe theo hàng ngày, phải tin theo những gì đảng nói và không được nói lại, phê bình, chỉ trích ngược lại với chủ trương, đường lối mà đảng đã đề ra”.

Công lao của Đảng, Bác Hồ với dân tộc ta được nhân dân ta và nhân loại tiến bộ thừa nhận. Đảng, Bác Hồ luôn xác định, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, thực hiện “lương giáo đoàn kết”, thực sự tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho mọi người. Chính vì thế, trong sự nghiệp cách mạng, các tôn giáo ở Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, có những đóng góp xứng đáng vào những thắng lợi vĩ đại của dân tộc. Nhiều chức sắc, tín đồ, cơ sở tôn giáo đã tích cực tham gia các phong trào, hành động cách mạng, được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. Đảng, Bác Hồ luôn tin và phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo cả trong việc Đạo lẫn việc Đời nên được các tổ chức tôn giáo trong và ngoài nước tôn trọng, thừa nhận. Việc Việt Nam được bầu vào Ủy ban Nhân quyền của Liên Hợp Quốc lần thứ hai là do những nỗ lực của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong bảo đảm dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo chứ không phải là “lừa bịp thế giới”.

Đảng Cộng sản Việt Nam không phải là một tôn giáo mà là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo toàn diện, trong đó có việc “phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự nghiệp phát triển đất nước”. Việc thừa nhận, tin tưởng, đoàn kết, nỗ lực, phấn đấu thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là đáp ứng với nguyện vọng của nhân dân ta. Vì thế, xuyên tạc Đảng là “Đạo Đảng”, phủ nhận công lao của Đảng, Bác Hồ là điều không thể chấp nhận được. Chỉ những kẻ vô ơn, tay sai, bán nước, “Việt gian”, “Giáo gian” mới có những lời lẽ bôi nhọ, xấc xược như vậy!

Thứ hai, xuyên tạc tự do tôn giáo và quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam

Y cho rằng, các tôn giáo ở Việt Nam bị “o ép, bách hại, là chuyện đã lâu chứ không phải mới xảy ra gần đây”. Đối với cái gọi là “Tin Lành Đề Ga” hay “Tin Lành Tây Nguyên” thì bị “cấm công khai” hay “đàn áp mạnh”. Với Công giáo thì “xâm nhập vào thượng tầng lãnh đạo để chi phối các giáo xứ cấp dưới”. Với Phật giáo thì “cài cắm, chi phối hoàn toàn”, còn với những tổ chức “không chịu nằm trong sự điều hành của Đảng” thì luôn bị “kiểm soát”, “ngăn cấm”, “rình mò và sách nhiễu”, dễ bị “tấn công hoặc ngăn chặn những hoạt động tôn giáo”. Với Đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo bị cấm “bán chính thức”. Còn với “những tôn giáo mới phát triển và du nhập vào Việt Nam, các tôn giáo nằm trong tầm ngắm đều bị cô lập và khó phát triển tín đồ”. Mưu đồ của Nguyên Anh là hướng lái dư luận nhận thức sai lệch về tình hình tôn giáo ở Việt Nam.

Với các tôn giáo, tổ chức tôn giáo được công nhận, cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cả việc Đạo và việc Đời. Hiện nay, Nhà nước đã công nhận 36 tổ chức tôn giáo, cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho 04 tổ chức và 01 pháp môn tu hành thuộc 16 tôn giáo với trên 26,5 triệu tín đồ tôn giáo (chiếm khoảng 27% dân số cả nước), hơn 54 nghìn chức sắc, 135 nghìn chức việc và 29.658 cơ sở thờ tự. Đây là các tôn giáo, tổ chức tôn giáo mà các thế lực thiếu thiện chí không thừa nhận, gọi là “tôn giáo quốc doanh”, làm “tay sai” cho Đảng ta.

Với các tôn giáo, tổ chức tôn giáo chưa được Nhà nước công nhận, cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, hệ thống chính trị các cấp hướng dẫn họ hoạt động theo quy định của pháp luật, địa phương, hỗ trợ về mọi mặt, nhất là mặt pháp lý, xét, công nhận, cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo. Đồng thời, chúng ta cũng có các quy định nhằm chấn chỉnh, xử lý khi họ có những sai phạm, vi phạm quy định của pháp luật. Đây cũng là điều mà các thế lực thù địch, phản động vu cáo Đảng, Nhà nước “kiểm soát”, “sách nhiễu”, cấm “bán công khai” về tôn giáo ở Việt Nam.

Với các tổ chức đội lốt, giả danh tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi, chống phá cách mạng, Đảng, Nhà nước ta kiên quyết đấu tranh, nghiêm trị. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm minh những đối tượng lợi dụng tôn giáo chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; chia rẽ, phá hoại đoàn kết tôn giáo và khối đại đoàn kết toàn dân tộc”. Đây cũng là những kẻ mà các thế lực thiếu thiện chí cho là đại diện những “tổ chức tôn giáo độc lập”, vu khống Đảng, Nhà nước ta phân biệt, đối xử, luôn “đàn áp”. Những tổ chức này thường có những hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ, câu kết chặt chẽ với các thế lực phản động ở nước ngoài tán phát các tài liệu phản động, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để tập hợp lực lượng chống đối, gây rối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội nói chung, sinh hoạt, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào có đạo nói riêng. Họ bị xử lý vì vi phạm pháp luật, không phải vì họ theo hay không tôn giáo.

Như vậy, những nội dung trong bài viết “Tại Việt Nam chỉ có đạo “đảng” mà thôi” của Nguyên Anh hết sức phản động, bôi nhọ, xúc phạm Đảng, Bác Hồ, xuyên tạc tự do tôn giáo ở Việt Nam, từ đó hướng lái dư luận nhận thức không đúng về tình hình tôn giáo, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo ở nước ta, chúng ta phải vạch trần, lên án và đấu tranh bác bỏ./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét