Sự phi lý của luận điểm “nhân quyền cao hơn chủ quyền”

Quyền con người (nhân quyền) là tổng hợp các quyền và tự do cơ bản để đánh giá địa vị pháp lý của cá nhân. Quyền con người và pháp luật luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó, quyền con người là vấn đề quan trọng của mọi hệ thống pháp luật; khi thực tiễn lịch sử đã minh chứng quyền con người chỉ có thể ghi nhận và bảo vệ bằng pháp luật.

Quyền con người vốn là vấn đề thuộc lĩnh vực đạo đức, song trong bối cảnh tồn tại giai cấp đối kháng, quyền con người luôn bị một số quốc gia phương Tây chính trị hóa. Lâu nay, các nước phương Tây thường rêu rao cái gọi là “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, “quyền lực nhà nước ở một quốc gia không được đàn áp nhân quyền”. Về thực chất, quan điểm này đã đối lập quyền con người với chủ quyền quốc gia. Họ lập luận một cách phi lý rằng, vấn đề quyền con người không thuộc công việc nội bộ của một nước.

Thậm chí, một số nước phương Tây còn quy chụp rằng: “Việc Việt Nam nhấn mạnh chủ quyền quốc gia cao hơn tất cả, trên thực tế là lấy danh nghĩa duy trì chủ quyền quốc gia để duy trì quyền lực thống trị của Đảng Cộng sản Việt Nam”(!).