Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2023

THẤU TRIỆT QUAN ĐIỂM “CÁCH MẠNG LÀ SỰ NGHIỆP CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN” TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA HIỆN NAY

 

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo vào thực tiễn. Là động lực to lớn giúp Cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, làm nên một Việt Nam ngày càng vươn lên trên tầm cao thời đại, được thế giới ca ngợi và tôn trọng. Song, các thế lực thù địch lại cố tình xuyên tạc, phủ nhận vai trò của quần chúng nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam

1. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân. Trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân. Nước lấy dân làm gốc. Gốc có vững cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Hiến pháp năm 2013 quy định: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.

2. Đảng ta khẳng định: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, quần chúng là động lực của cách mạng. Chính quần chúng nhân dân là lực lượng cách mạng đông đảo nhất trực tiếp thực hiện đường lối cách mạng, biến đường lối cách mạng của Đảng thành hiện thực. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ngày nay, nếu không phát huy được dân chủ của nhân dân thì sẽ thất bại. Trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm dân là gốc; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; kiên trì thực hiện phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng. Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; thắt chặt mối quan hệ mật thiết với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu; củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.

Qua hơn 35 năm đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đất nước phát triển mạnh mẽ, toàn diện, chưa khi nào có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như hiện nay. Vì vậy, phải phát huy vai trò, sự tham gia của nhân dân trong xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tiếp tục hoàn thiện, cụ thể hóa, thực hiện tốt cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Tổ chức có hiệu quả, thực chất việc nhân dân tham gia giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Lấy kết quả công việc, sự hài lòng và tín nhiệm của nhân dân làm tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tổ chức bộ máy và chất lượng cán bộ, đảng viên. Mọi hoạt động của hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải phục vụ lợi ích của nhân dân. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ và vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân; củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội.

Việc các thế lực thù địch bôi nhọ, vu cáo, trắng trợn xuyên tạc vai trò của quần chúng nhân dân ở Việt Nam là đi ngược lại Hiến pháp, quan điểm của Đảng và lợi ích nguyện vọng, chính đáng của nhân dân. Do đó, chúng ta cần kiên quyết đấu tranh vạch rõ bộ mặt xảo trá của chúng để nhân dân hiểu rõ và cảnh giác./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét