Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2023

CHẾ ĐỘ MỘT ĐẢNG CẦM QUYỀN KHÔNG PHẢI LÀ MÔI TRƯỜNG CHO THAM NHŨNG PHÁT TRIỂN!

 

Phủ nhận sự lãnh đạo, chỉ đạo kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam, trên trang “rfavietnam”, RFA đã đăng tải bài viết: “Chế độ một đảng cầm quyền là “môi trường thuận lợi cho tham nhũng phát triển””. Nội dung của bài viết chứa đựng những luận điểm hỗn tạp với dẫn chứng cho rằng “độc đảng” là môi trường thuận lợi cho tham nhũng và muốn chống được tham nhũng thì cần phải có “chế độ dân chủ đa đảng”. Những luận điểm của RFA là không đúng! Cần đấu tranh và khẳng định một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, tham nhũng là căn bệnh bẩm sinh của quyền lực, có ở mọi quốc gia, mọi chế độ chính trị. Lịch sử nhân loại đã cho thấy ở thời đại nào, chế độ nào, quốc gia nào cũng có tham nhũng và không thể xóa ngay tận gốc tham nhũng trong một thời gian ngắn. Nó gây nguy hại cho sự phát triển của mỗi quốc gia, ảnh hưởng đến sự tồn vong của mỗi đảng phái, mỗi chế độ chính trị. Chính vì vậy các quốc gia trên thế giới, mọi đảng phái đều ra sức phòng, chống. Mỗi quốc gia, đảng phái đều có cách chống tham nhũng khác nhau. Một số quốc gia như Anh, Mỹ, Đức, Singapore, Indonesia, Hàn Quốc đã thành lập các cơ quan chuyên trách chống tham nhũng trực thuộc Tổng thống hoặc Thủ tướng. Tháng 12 năm 2003, tại Mexico đã thông qua Công ước chống tham nhũng của Liên hiệp quốc. Liên hợp quốc đã thống nhất lấy ngày 9 tháng 12 hàng năm làm Ngày Quốc tế chống tham nhũng.

Từ vụ việc Ông Bob Menendez tạm thời rời khỏi vị trí người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ từ hôm 22/9/2023 sau khi bị tòa án khu vực phía Nam New York truy tố về một loạt tội danh tham nhũng, hối lộ, có thể thấy: Phòng, chống tham nhũng còn là cuộc đấu tranh ở mọi quốc gia không phân biệt đa đảng hay một đảng, bởi nguyên nhân sâu sa nảy sinh tham nhũng liên quan đến lợi ích, tiền tài, chức vụ, danh vọng, uy tín của tổ chức, cá nhân. Càng không thể khẳng định chế độ một đảng cầm quyền là “môi trường thuận lợi cho tham nhũng phát triển” như RFA đã đăng tải, vì chính RFA cũng viết: “Chế độ độc đảng không phải là cha đẻ của tham nhũng”.

Thứ hai, Việt Nam đã giải quyết tốt tham nhũng. Với tư tưởng, phương châm chỉ đạo xuyên suốt là kiên quyết, kiên trì, liên tục; chủ động, tích cực phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực là việc làm tất yếu, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả rõ rệt, cụ thể như ngày 30/6/2009, Chủ tịch nước ký Quyết định số 950/2009/QĐ-CTN, “Về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng” theo đó, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Công ước kể từ ngày 19/8/2009; nhiều vụ án lớn đã được xét xử công khai, điển hình là: Vụ án Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm, vụ án Nguyễn Đức Chung, vụ án xảy ra tại Tổng Công ty Viễn thông Mobifone… tạo hiệu ứng tích cực, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao, được quốc tế ghi nhận. Theo kết quả điều tra dư luận xã hội do Ban Tuyên giáo Trung ương tiến hành mới đây, tuyệt đại đa số ý kiến người dân (93%) bày tỏ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Điều này, chứng tỏ luận điệu “chỉ có những vụ việc tham nhũng “cộm cán” thì giới lãnh đạo đảng cầm quyền mới bật đèn xanh để đem ra xét xử” của RFA là trái với sự thật phòng chống tham nhũng ở Việt Nam.

Kết quả phát hiện và xử lý tham nhũng trong thời gian qua càng chứng t

ỏ công tác phòng chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam được tiến hành kiên quyết, triệt để, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai! Mọi người dân Việt Nam cần tỉnh táo nhận diện, tích cực đấu tranh với những luận điệu xuyên tạc, bẻ cong sự thật, chống phá của những kẻ như RFA! Đồng thời, mọi người, mọi tổ chức xã hội đoàn kết, nâng cao trách nhiệm trong đấu tranh phòng chống tham nhũng và chung tay cùng Đảng, Nhà nước xây dựng “văn hóa phi tham nhũng” ở Việt Nam./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét