Thứ Hai, 17 tháng 6, 2024

Cảnh giác với luận điệu vu khống, dựng chuyện của Hiếu Chân

 

Tiếp nối những bài viết lợi dụng tình hình tham nhũng, mới đây trên trang “Thongluan-rdp”, Hiếu Chân đã tung ra bài viết với tựa đề: Đốt lò: Chống tham nhũng hay thanh chừng nội bộ? Với những lý lẽ, lập luận xảo ngôn, ngụy biện, Hiếu Chân đã đưa ra một số nhận định, đánh giá phiến diện, lệch lạc, mang tính chất bịa đặt, không đúng sự thật về công cuộc phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam nào là những vụ đổi ngôi trên thượng tầng chính trị gần đây, ai cũng thấy công cuộc đốt lò đã biến thành một cuộc thanh trừng nội bộ, tranh chức, tranh quyền, xa rời mục tiêu chống tham nhũng; công việc của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng được trao cho các phó ban, chủ yếu là cho Bộ trưởng Công an; thẩm quyền điều tra, truy tố và bắt giam là đặc quyền của Bộ Công an; hoạt động của Bộ Công an bao chùm lên mọi mặt của đời sống xã hội, dòm ngó tới từng người dân; không chỉ Ban Chỉ đạo mà cả Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương đều có thể trở thành “con tin” trong bàn tay thao túng của Bộ Công an.

Những luận điệu trên đây của Hiếu Chân cũng như các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị trong xuốt thời gian vừa qua là cố tình đổi trắng thay đen khi cho rằng việc Đảng và Nhà nước nhiều lần phát động đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực chất chỉ là thanh chừng nội bộ hay đấu đá giữa các phe phái với nhau . Nguy hại hơn, trước thời điểm các kỳ đại hội, hay bất kỳ quyết định nhân sự quan trọng của Đảng, Nhà nước, chúng lại vẽ vời, thêu dệt, tung ra những nhận định không khách quan về công tác cán bộ hòng xuyên tạc, gây tâm lý hoang mang, bất ổn trong xã hội, như cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là quá trình thanh trừng, đấu đá, tranh giành quyền lực chính trị, lợi ích kinh tế giữa các “phe phái”; “thôi chức”, “miễn nhiệm” theo nguyện vọng cá nhân hay khả năng đảm nhiệm công việc được giao phó chỉ là cái “bình phong” che đậy.

Thực tế, chúng ta điều biết rằng việc “cho thôi”, “miễn nhiệm” là một trong những dấu ấn nổi bật, có tính đột phá trong việc kết hợp chặt chẽ giữa học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay. Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25-10-2017, của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” đã chỉ rõ hiện nay chưa có cơ chế đánh giá phù hợp và thay thế kịp thời cán bộ, công chức, viên chức không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ; Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19-5-2018, của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, “Về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” đánh giá “Công tác quản lý cán bộ có nơi, có lúc bị buông lỏng; chưa có cơ chế sàng lọc, thay thế kịp thời những người yếu kém, uy tín thấp, không đủ sức khỏe”… Đặc biệt, Quy định số 41-QĐ/TW, ngày 3-11-2021, của Bộ Chính trị, “Về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ” đã có những điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các quy định về “miễn nhiệm” và “từ chức”. Quy định này đã góp phần thể chế hóa chủ trương của Đảng về vấn đề miễn nhiệm, từ chức thành các quy định cụ thể; đồng thời, đây chính là cơ sở để ứng xử văn minh trong miễn nhiệm, từ chức, từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, phù hợp với kỳ vọng của nhân dân. Có thể thấy, việc cho “thôi chức” đối với cán bộ cấp cao là bước tiến rất lớn, góp phần để phương châm “có lên, có xuống, có vào, có ra” trong công tác cán bộ được triển khai sâu rộng, đồng bộ, hiệu quả từ Trung ương đến địa phương; để xu hướng đó trở thành một việc làm bình thường trong quá trình “xây” kết hợp với “chống”, vừa “xây”, vừa “chống” nhuần nhuyễn, làm cho Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh; đồng thời, khi đã có hạn chế, khuyết điểm hay khi thấy năng lực công tác của mình không còn phù hợp với vị trí công tác được đảm nhiệm… cán bộ mạnh dạn “từ chức” và “từ chức” trở thành văn hóa, thể hiện tính liêm sỉ và giá trị công bộc của cán bộ, đảng viên.

Phải khẳng định rằng, những kết quả nổi bật trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta thời gian qua đã góp phần làm cho Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh; giúp đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức, có quyền “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện cả về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. Điều đó, cũng làm cho các tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị ngày càng vững mạnh, hoạt động hiệu quả. Do đó, những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Việt Nam thời gian qua thể hiện rõ dã tâm chính trị hòng hạ thấp vai trò, uy tín lãnh đạo của Đảng; chia rẽ mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: Mục tiêu của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhằm làm trong sạch Đảng và bộ máy nhà nước, để phát triển đất nước. Đây là cuộc đấu tranh chống “giặc nội xâm”, không phải là cuộc đấu giữa các “phe cánh” hay “đấu đá nội bộ”, như có người không hiểu hoặc cố tình xuyên tạc với động cơ sai, dụng ý xấu.

Hiện nay, nhờ đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà nhiều sai phạm của không ít cán bộ, đảng viên đã được xử lý, nhiều vụ tham nhũng, tiêu cực phức tạp được giải quyết, tháo gỡ những “điểm nghẽn” tồn đọng trong thời gian dài. Công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giờ đây thật sự đã trở thành phong trào, nhận được sự hưởng ứng của toàn xã hội và đang là một động lực to lớn để Việt Nam thực hiện thành công khát vọng phát triển đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét