Thứ Hai, 17 tháng 6, 2024

Cảnh giác với luận điệu xuyên tạc của Trần Đông A

 

Mới đây, Trần Đông A đăng trên trang “Hung-viet” với tiêu đề Sau tuyên thệ của Tô Lâm, ‘cuộc chiến cung đình’ có đảo chiều?. Nội dung của bài viết với nhiều lời lẽ nhằm xuyên tạc Hội nghị Trung ương 9, khóa XIII của Đảng, cho rằng phơi bày một sự thật là TW9 vừa qua đã vỡ trận!”, “Vấn đề nhân sự cấp cao xưa nay phần lớn bàn trong BCT là song, chỉ đưa ra Trung ương để bỏ phiếu lấy lệ (ít khi nào TW chống lại BCT)” và “hệ lụy của việc ‘để trống’ hai vị trí trong BCT sẽ kéo dài cuộc đấu đá giữa ‘các lãnh đạo chủ chốt’ chưa biết đến bao lâu”. Đây là những luận điệu hoàn toàn sai trái, với mục đích nhằm bôi nhọ, hạ bệ uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Như chúng ta đã biết: Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra từ ngày 16-18/5/2024. Phát huy tinh thần trách nhiệm, công tâm, khách quan, theo Quy chế làm việc, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã cho ý kiến, thông qua báo cáo những công việc quan trọng Bộ Chính trị đã giải quyết từ sau Hội nghị Trung ương 8 đến Hội nghị Trung ương 9 và một số nhiệm vụ trọng tâm từ Hội nghị Trung ương 9 đến Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII. Sau ba ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thành công tốt đẹp, hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc sáng 18/5.

Ban Chấp hành Trung ương là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa hai kỳ Đại hội Đảng, là bộ tham mưu chiến đấu, hạt nhân lãnh đạo chính trị và là trung tâm đoàn kết, thống nhất cao của toàn Đảng, toàn dân tộc. Bộ Chính trị, là cơ quan lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương; quyết định những vấn đề về chủ trương, chính sách, tổ chức, cán bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương; báo cáo công việc đã yêu cầu của Ban Chấp hành Trung ương.

Bộ Chính trị là cơ quan thường trực của Ban Chấp hành Trung ương, những vấn đề cấp bách, đột xuất thuộc trách nhiệm của Ban chấp hành Trung ương nhưng chưa kịp họp thì tập thể Bộ Chính trị bàn bạc quyết định và báo cáo lại Ban Chấp hành Trung ương ở kỳ họp gần nhất. Trong lĩnh vực nhân sự, Bộ Chính trị có quyền quyết định hay giới thiệu nhân sự cho các chức vụ quan trọng trong bộ máy Đảng, Nhà nước và các đoàn thể, không kể các chức danh do Ban Chấp hành Trung ương hay Ban Bí thư quyết định theo phân cấp, trong đó:

Trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng những vấn đề lớn về công tác cán bộ, chiến lược cán bộ; chuẩn bị và giới thiệu nhân sự để:

Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, bầu Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương (Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương), Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội.

Xin ý kiến Ban Chấp hành Trung ương Đảng trước khi giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu, phê chuẩn đối với các chức danh: Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm các uỷ ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước, các thành viên Chính phủ.

Kỷ luật cán bộ và những vấn đề khác về công tác cán bộ thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Như vậy có thể thấy rằng Trần Đông A đưa ra luận điệu “Vấn đề nhân sự cấp cao xưa nay phần lớn bàn trong BCT là song, chỉ đưa ra Trung ương để bỏ phiếu lấy lệ (ít khi nào TW chống lại BCT)” là hoàn toàn sai sự thật, không hiểu về nguyên tắc lãnh đạo của Đảng, cuối cùng là phủ nhận nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng.

Hay trong công tác nhân sự bầu vào Bộ Chính trị, Trần Đông A lại cho rằng“hệ lụy của việc ‘để trống’ hai vị trí trong BCT sẽ kéo dài cuộc đấu đá giữa ‘các lãnh đạo chủ chốt’ chưa biết đến bao lâu”. Khẳng định đây là một lời nhận xét hồ đồ, không có căn cứ, nhằm chia rẽ khối đoàn kết trong Đảng, mục đích cuối cùng là hướng tới chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta.

Như chúng ta đã biết, trong bất cứ giai đoạn cách mạng nào, ở bất kỳ lĩnh vực, địa phương nào, cán bộ bao giờ cũng đóng vai trò quyết định; công tác cán bộ không chỉ là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng mà còn là mắt xích trọng yếu trong toàn bộ hoạt động của Đảng, nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Do đó, trong quá trình thực hiện phải hết sức thận trọng, bảo đảm đúng nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng về công tác cán bộ, phải thật sự công tâm, khách quan, tuyệt đối không được thiên vị, cá nhân, không để lọt vào quy hoạch những người không đủ tiêu chuẩn, nhất là những người có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, có quan điểm lệch lạc, mất đoàn kết, tham nhũng, tiêu cực. Vì vậy, việc giới thiệu nhân sự, nói chung phải trên cơ sở quy hoạch; giữ vững nguyên tắc, quy chế, quy định, phát huy trách nhiệm, dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan trong đánh giá, giới thiệu, lựa chọn nhân sự tham gia Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là phải bảo đảm chất lượng, tiêu chuẩn, không thuần tuý chạy theo số lượng, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn.

Do đó, mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân cần tích cực nhận diện, vạch trần và đấu tranh vô hiệu hóa những phương thức, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động và phần tử xấu tìm mọi cách xuyên tạc, tung tin, chia rẽ nội bộ ta hòng phá hoại công tác nhân sự nói riêng, công tác xây dựng Đảng nói chung của Đảng ta, góp phần xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh; đất nước ta ngày càng phát triển; nhân dân ta ngày càng ấm no, hạnh phúc./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét