Thứ Tư, 3 tháng 6, 2020

LẬT BỎ MẶT NẠ XUYÊN TẠC ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ XIII VÀ BẦU CỬ QUỐC HỘI, HĐND CÁC CẤP


Tại Hội nghị lần thứ 12 Ban chấp hành Trung ương khóa XII đã bàn thảo nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến công tác nhân sự chuẩn bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. Tuy nhiên, thời gian gần đây các thế lực thù địch tập trung xuyên tạc về công tác nhân sự và công tác bầu cử tại Đại hội XIII và bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Chẳng hạn, chúng cho rằng bầu cử trong Đảng chỉ là hình thức, “theo ý chỉ đạo của trên”, không được tự ứng cử… Liên quan đến công tác nhân sự, bầu cử, có người so sánh việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp ở Việt Nam với một số nước và “phán quyết” rằng, “việc tổ chức bầu cử ở Việt Nam đã lỗi thời”.
Như vây, chúng cố tình “lờ” đi một thực tế ở Việt Nam hiện nay, việc tổ chức bầu cử trong Đảng và bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND được thực hiện theo Điều lệ Đảng, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND. Nguyên tắc bầu cử được quy định là nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Quyền bầu cử và quyền ứng cử của Đảng viên và công dân được quy định: Mọi công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND. Về điểm này, quyền ứng cử ở Việt Nam còn tiến bộ, thông thoáng hơn ở nhiều nước khác. Ví dụ: tại cuộc bầu cử khóa Quốc hội XIV, đại biểu Quốc hội Phạm Quang Dũng (đoàn Nam Định) và đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) đều là những người tự ứng cử. Hoặc nếu nói là bàu theo chỉ đạo tai sao tại cuộc bầu cử đó có tới 15 đại biểu thuộc diện các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương giới thiệu nhưng không trúng cử để trở thành đại biểu Quốc hội.
Để chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XIII, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 35, trong đó đề cập rất rõ đến công tác cán bộ, lựa chọn đội ngũ cán bộ tiêu chuẩn cả về đạo đức, năng lực trình độ. Gần đây nhất, Bộ Chính trị ban hành Quy định 205 về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền.
Những văn bản đã có sẽ góp phần lựa chọn ra đội ngũ cán bộ các cấp đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
Nói như vậy để thấy rõ thêm rằng, mỗi kỳ Đại hội là dịp để tổng kết cả lý luận, thực tiễn giúp Đảng tiếp tục hoàn thiện đường lối cho giai đoạn tiếp theo. Chỉ có tổng kết thật đầy đủ, nghiêm túc, đánh giá đúng sự thật về nhiệm kỳ đã qua, thậm chí là giai đoạn 10, 20 năm đã qua thì mới giúp Đảng định hướng được đường lối lãnh đạo đúng đắn để chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, dẫn dắt dân tộc Việt Nam tiếp tục đi đến thắng lợi mới.
Do đó, công tác nhân sự rất quan trọng, bởi đó là gốc của mọi công việc. Vì lẽ đó, các thế lực thù địch, đối tượng chống đối ngày càng rõ và công khai chống phá trước mỗi sự kiện lớn của Đảng, nhất là các kỳ Đại hội Đảng và bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp.
Rõ ràng, mục đích của các thế lực phản động, thù địch về cơ bản vẫn không có gì thay đổi là làm mất ổn định, gieo rắc hoài nghi, ngờ vực, tạo ra yếu tố gây mất đoàn kết, chia rẽ trong nội bộ, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và chế độ ta. Chính vì vậy, song song với việc đấu tranh nhằm lật bỏ mặt nạ, âm mưu chống phá của những kẻ luôn tự phong cho mình là những nhà “dân chủ”, chúng ta cần chuẩn bị tốt nhất về công tác nhân sự là yếu tố, tiền đề hết sức quan trọng để tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng lần thứ XIII và bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp nhiệm ký 2021 – 2026.
V.Đ.V

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét