Thứ Tư, 3 tháng 6, 2020

LIỆU "TAM QUYỀN PHÂN LẬP" CÓ HẾT OAN SAI?


Lợi dụng sự phức tạp cũng như sự quan tâm của dư luận về vụ xét xử đối tượng Hồ Duy Hải, các trang mạng phản động như trang Việt ngữ của đài BBC, RFA, RFI và trang mạng của tổ chức khủng bố Việt Tân,… liên tục đưa các thông tin sai sự thật nhằm hướng lái dư luận, kêu khóc cho Hồ Duy Hải, bôi nhọ các cơ quan hành pháp của Việt Nam. Chỉ trong vòng mấy ngày, phải tới hàng trăm bài viết trên các trang fanpage và trang cá nhân của các đối tượng chống đối. Nhiều người đặt câu hỏi: tại sao các trang này lại dà
nh sự quan tâm đặc biệt tới vụ Hồ Duy Hải như vậy. Và trả lời sẽ dễ dàng tìm thấy khi ta đọc tiêu đề bài viết trên BBC Tiếng Việt “Có tam quyền phân lập mới hết được án oan” ngày 7/5 vừa qua.
Nội dung bài viết đã đề cập tới các ý kiến của Nguyễn Văn Đài, kẻ bị nhà nước CHXHCN Việt Nam xét xử vì tội chống chính quyền nhà nước, hiện đang ở Đức theo chế độ tị nạn. Ông ta cho rằng “Có tam quyền phân lập, có tư pháp độc lập liệu mới mong giảm hay chấm dứt được các vụ án xét xử oan sai”. “Với chế độ Cộng sản, họ chỉ coi luật sư là vật trang trí cho đủ phiên tòa, để họ tránh sự chỉ trích từ quốc tế, cũng như từ người dân, còn đối với những người đấu tranh như chúng tôi, thì vai trò của luật sư cũng quan trọng một phần”. Thực tế, đây là quan điểm hết sức sai lệch của một kẻ có thù hằn với Nhà nước Việt Nam.
Thực tế, đã từ lâu, Mỹ và các nước phương Tây đi theo con đường “tam quyền phân lập”, tách bạch giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhưng liệu chúng có là giải pháp để đưa tới sự công bằng trong pháp luật. Xin thưa là không, thực tế, các vụ án oan sai nổi tiếng trên thế giới đều là “sản phẩm” của hình thức tam quyền phân lập mà ra. Chúng ta đều rõ ở phương Tây, chính phủ được thành lập bởi nhóm thắng cử đa số và đủ số lượng phiếu theo luật định trong cuộc bầu cử. Nếu thắng cử với đa số phiếu nhưng vẫn chưa đủ thắng áp đảo theo luật định thì nhóm thắng cử phải liên minh với các nhóm chính trị khác để có đủ số phiếu theo luật định thành lập chính phủ. Trong khi đó, có thể nhóm chính trị khác lại thắng cử ở hạ viện hoặc thượng viện.
Nói khác đi, ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp có thể thuộc về các nhóm chính trị khác nhau hoặc liên minh của các nhóm chính trị khác nhau của các giai cấp. Các nhóm chính trị này chỉ đại diện cho ý chí của các nhà tài trợ thuộc các tập đoàn tài phiệt kinh tế, các ngân hàng lớn, các công ty luật,v.v.. mà thôi. Trong giai cấp thống trị có nhiều nhóm chính trị khác nhau (chẳng hạn ở Mỹ có tới 112 đảng, phái, nhóm chính trị), nhưng nhóm thắng cử trong bầu cử chỉ đại diện cho ý chí của những nhà tài trợ. Do vậy, nếu không kiểm soát quyền lực bằng cách phân chia (dù chỉ là hình thức) thì nguy cơ lạm quyền, độc quyền, chuyên quyền bởi các nhóm chính trị này là không tránh khỏi. Nghĩa là từ tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước giữa các giai cấp trong xã hội của J. Locke và Ch.S. Montesquieu thì ở phương Tây hiện đại, người ta đã vận dụng tư tưởng này vào phân chia quyền lực nhà nước giữa các nhóm chính trị trong nội bộ các giai cấp. Nghĩa là sự tương quan lực lượng giữa các giai cấp cũng như sự tương quan lực lượng trong nội bộ từng giai cấp mất cân bằng và cần đến mô hình tam quyền phân lập để cân bằng quyền lực.
Ở Việt Nam, quyền lực nhà nước ở nước ta bắt nguồn từ nhân dân, nhưng thống nhất và tập trung vào Quốc hội. Quyền lực nhà nước thống nhất và tập trung vào Quốc hội nhưng được phân công cụ thể, rành mạch, trong đó Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, được phân công thực hiện quyền lập pháp; Chính phủ thực hiện quyền hành pháp; tòa án nhân dân cùng với viện kiểm sát nhân dân được phân công thực hiện quyền tư pháp. Về các cơ quan nhà nước ở địa phương, hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp đặt dưới sự chỉ đạo của các cơ quan chính quyền cấp trên, phải phục tùng mọi quyết định của chính quyền trung ương. Trong phạm vi quyền hạn được pháp luật quy định, các cơ quan nhà nước ở địa phương có quyền chủ động phát huy sáng kiến, đề ra các biện pháp để thi hành pháp luật, quyết định, chỉ thị của cấp trên nhưng tuyệt đối không được đặt ra những quy định trái với văn bản pháp luật và các văn bản khác của chính quyền cấp trên. Sự phân công chặt chẽ, rõ ràng đó chỉ có thể đạt được trên thực tế nếu có sự giám sát nhau. Giám sát là rất cần thiết, nhưng giám sát không phải là đối trọng, đối lập nhau. Sự giám sát thể hiện ở chỗ, Chính phủ chịu trách nhiệm và báo cáo trước Quốc hội về những hoạt động của mình; Quốc hội chất vấn và ra những nghị quyết về công tác của Chính phủ; Quốc hội có thể tín nhiệm hay không tín nhiệm Chính phủ hoặc cá nhân bộ trưởng. Như vậy, đảm bảo sự công bằng và nghiêm minh của pháp luật với sự tham gia giám sát của các cơ quan.
Rốt cuộc, tam quyền phân lập hay gì đi nữa cũng đều là do con người vận hành cả. Con người tốt, chế độ tốt thì ít oan sai và ngược lại. Chứ đừng bàn luận theo kiểu “vơ đũa cả nắm”, “tát bùn sang ao”, như vậy sẽ là thiếu khách quan và chính xác./.
Hoahuongduong1386

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét