Vẫn chiêu bài dân chủ, nhân quyền, tổ chức Ân xá quốc tế (AI - Amnesty International) đã lợi dụng công tác phòng, chống dịch tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam để đưa ra những luận điệu xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm quyền con người, thậm chí cho rằng việc đưa lực lượng Công an, Quân đội vào thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 là “đang cản trở nhiều người bị tổn thương khi họ không tiếp cận được nguồn lương thực để sinh tồn trong cuộc khủng hoảng y tế hiện nay”.
Chiều
13/9/2021, trong cuộc họp báo thông tin về tình hình dịch bệnh và các vấn đề dư
luận quan tâm trên địa bàn, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho biết,
để bảo đảm phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn được bền vững hơn, Thành phố
quyết định tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 16, dự
kiến đến hết tháng 9. Đây cũng là chủ trương đã được lãnh đạo thành phố cân
nhắc kỹ lưỡng, phù hợp với thực tiễn dịch COVID-19 trên địa bàn bởi so với mục
tiêu mà Nghị quyết 86 của Chính phủ đề ra đến 15/9 kiểm soát được dịch bệnh và
so với một số tiêu chí của Bộ Y tế thì Thành phố chưa đạt được.
Ngay
sau đó, tổ chức Ân xá quốc tế đã đưa ra cái gọi là “Thông cáo kêu gọi Việt Nam
tôn trọng nhân quyền khi dùng quân đội tiếp tục kiểm soát dịch bệnh tại TP Hồ
Chí Minh”, nói rằng tổ chức Ân xá quốc tế lo ngại vi phạm nhân quyền ở Việt Nam
khi giãn cách kéo dài.
Trong
nội dung của thông cáo này, tổ chức Ân xá quốc tế quy kết: “Cơ quan chức năng
Việt Nam phải có những biện pháp khẩn cấp nhằm ngăn chặn một cuộc khủng hoảng
về nhân đạo và quyền con người khi mà những biện pháp giãn cách nghiêm ngặt
ngày càng gây hại cho những đối tượng dễ tổn thương nhất trong xã hội”. Thông
cáo dẫn lời của bà Emerlynne Gil, Phó Giám đốc Nghiên cứu trong khu vực, cho
rằng “biện pháp giãn cách được quân đội giúp thực thi đang cản trở nhiều người
bị tổn thương, đặc biệt ở TP Hồ Chí Minh, không tiếp cận được nguồn lương thực
để sinh tồn trong cuộc khủng hoảng y tế hiện nay”.
Nực
cười hơn khi bà Emerlynne Gil suy diễn: “AI nhận được báo cáo từ những nguồn
đáng tin cậy rằng vô số người gần như không nhận được nguồn lương thực hỗ trợ.
Nếu Việt Nam tiếp tục biện pháp giãn cách được quân đội hỗ trợ thực thi, lực
lượng này cần phải cung ứng những nguồn duy trì cuộc sống đến cho những thành
phần đang bị thương tổn và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho họ”…
Không
chỉ xuyên tạc, vu cáo việc lực lượng vũ trang tham gia chống dịch COVID-19 là
“vi phạm nhân quyền”, là “cản trở nhiều người bị tổn thương”, tổ chức Ân xá
quốc tế còn quy kết rằng, lực lượng Công an đã tiến hành phạt và bắt giữ những
người lên tiếng trên mạng xã hội chỉ trích các biện pháp chống dịch của cơ quan
chức năng cũng như xử lý hình sự là “không thỏa đáng” và lên án đó là “những
biện pháp mạnh tay với lý do ngăn chặn dịch bệnh có thể làm phương hại đến hiệu
quả công tác chống dịch COVID-19”!
Dù
núp bóng hay che đậy dưới các hình thức hay vỏ bọc nào đi chăng nữa thì bản
chất của một tổ chức lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để đưa ra những nội
dung sai sự thật, từ đó can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, trong đó
có Việt Nam của tổ chức Ân xá quốc tế vẫn không thay đổi.
Từ
khi được luật sư người Anh là P.Benenson thành lập năm 1961 đến nay, dưới vỏ
bọc là một tổ chức phi chính phủ (NGO), AI đã núp bóng dưới một tổ chức mang
danh nghĩa quốc tế để xác định mục tiêu hoạt động nhằm “giải phóng” các “tù
nhân lương tâm”; bảo đảm các phiên tòa diễn ra công khai và công bằng; giúp đỡ
những người tìm chỗ nương náu chính trị; hợp tác với các tổ chức cùng mục đích
nhằm chấm dứt vi phạm nhân quyền…
Từ
đó, hằng năm AI thường xuyên đưa ra các báo cáo thường niên về cái gọi là tình
trạng về “tù nhân lương tâm”, đưa ra những nội dung xuyên tạc, vu cáo một cách
trắng trợn về tình hình các tù nhân trong các trại giam ở Việt Nam. Nhiều
trường hợp, tổ chức này còn lớn tiếng đòi “Chấm dứt việc bắt bớ và lập tức trả
tự do cho các tù nhân lương tâm”; “chấm dứt việc tra tấn và đối xử tàn bạo tại
các đồn Công an, trại giam”...
Hiện thực phản bác các luận điệu vu cáo của AI
Thời
gian qua, trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Thủ tướng Phạm Minh
Chính đã có nhiều chỉ thị tăng cường các lực lượng tham gia phòng, chống dịch
trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam, trong đó có lực lượng
Quân đội và lực lượng Công an. Việc thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ
với những minh chứng về kết quả đạt được trong phòng, chống dịch COVID-19 tại
TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam đã một lần nữa cho thấy việc tăng
cường các lực lượng, trong đó có Công an, Quân đội là vấn đề rất cần thiết, cấp
bách, giữ vai trò quan trọng trong phòng, chống dịch, giúp tăng cường thêm
nhiều nguồn lực cho địa phương. Đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh diễn biến
phức tạp, số ca lây nhiễm ngoài cộng đồng, số ca tử vong lớn, phải thực hiện
nghiêm việc giãn cách xã hội thì sự chi viện của các lực lượng Công an, Quân
đội trở thành điểm tựa vững chắc của nhân dân.
Các
cán bộ, chiến sĩ Công an, Quân đội được tăng cường trong công tác phòng, chống
dịch tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam đã vừa cung ứng nhu yếu
phẩm, vừa thông tin, cập nhật chính sách, thông tin mới, hướng dẫn người dân
phòng, chống COVID-19. Hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ là đội ngũ y, bác sĩ, nhân
viên y tế của Quân đội, Công an đã được tăng cường để chăm sóc y tế, giúp tầm
soát dịch bệnh, khám chữa bệnh, điều trị F0. Họ đã tham gia các tổ, chốt, trạm
kiểm soát cố định và cơ động để tuyên truyền, vận động người dân tự giác chấp
hành quy định và bảo đảm an ninh, trật tự trong thực hiện giãn cách xã hội.
Bên
cạnh đó, dưới sự chỉ huy thống nhất của địa phương, sự phối hợp của các lực
lượng khác, các cán bộ, chiến sĩ Quân đội, Công an đã cung ứng lương thực, thực
phẩm cho người dân ở những khu phong tỏa, cách ly với điều kiện tiên quyết là
bảo đảm tuyệt đối an toàn và không để người dân phải thiếu ăn, thiếu mặc. Đồng
thời, tổ công tác đặc biệt thuộc Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh là những người trực
tiếp lo chuyện hậu sự, nghĩa tình cho những người không may qua đời vì COVID-19
(do tính chất nguy hiểm của dịch bệnh nên khi có người qua đời vì COVID-19,
những người thân không thể có mặt ngay để lo hậu sự). Đội công tác thay mặt gia
đình thực hiện từ khâu khâm liệm đến lúc bàn giao tro cốt cho người nhà. Những
gia đình chưa thể nhận tro cốt thì Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh lưu giữ, lo hương
khói chu đáo, thể hiện trọn vẹn đạo lý của người Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét