Dưới sự lãnh đạo của Đảng, 94 năm qua, văn hóa Việt Nam đã trở thành động lực to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hòng phủ nhận thực tế đó, mới đây RFA đã đăng bài viết “Văn hóa do Đảng lãnh đạo có là nhu cầu văn hóa của dân?”. Nội dung bài viết truyền bá, kích động phần tử cực đoan, phản động lưu vong tiếp tục đấu tranh hòng xóa bỏ đi những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Trong bài viết, RFA đã trích dẫn một số nhận định của Nguyễn Ngọc Già, đối tượng bị Tòa Án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên án 4 năm tù giam và 3 năm quản chế với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước”. Y cho rằng, “dưới sự lãnh đạo của Đảng, nền văn hóa Việt Nam không có nguồn cội bởi vì dựa trên chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là đấu tranh giai cấp chuyên chính vô sản”. Đây là nhận định xuyên tạc, bôi nhọ về nguồn gốc nền văn hóa Việt Nam. Thực tế cho thấy, văn hóa Việt Nam đã được hun đúc từ nhiều nguồn: văn hóa truyền thuyết thời kỳ các Vua Hùng dựng nước, văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam, văn hóa các tôn giáo, văn hóa phương Đông, phương Tây. Đặc biệt, từ khi Đảng ta xác định giải phóng dân tộc Việt Nam là con đường cách mạng vô sản, đã mở đầu cho hai nguồn văn hóa mới: văn hóa Mác-xít và văn hóa Hồ Chí Minh.
Nhìn về lịch sử, từ khi Ðảng Cộng ta lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động thì văn hóa Mác-xít đã trở thành nguồn văn hóa chủ đạo trong nền văn hóa Việt Nam. Văn hóa Mác-xít đã góp phần xây dựng phương pháp tư duy khoa học về thế giới, lịch sử, lẽ sống con người, làm cho văn hóa Việt Nam mang tính hiện đại; văn hóa Mác-xít đã thổi bùng lên ý thức về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam, ý thức về sức mạnh to lớn của nhân dân lao động chân tay và trí óc Việt Nam trong cuộc đấu tranh để giành, giữ vững và xây dựng chính quyền, ý thức về con đường đi đến một thế giới đại đồng Cộng sản, nơi con người được sống thật sự là Người trong xã hội.
Nguồn văn hóa Hồ Chí Minh, là sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa văn hóa cổ truyền của dân tộc với những nhân tố tích cực trong văn hóa các tôn giáo, những tinh hoa văn hóa phương Tây và phương Ðông, cùng với văn hóa Mác-xít, trở thành nguồn văn hóa đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam. Văn hóa Hồ Chí Minh là nguồn văn hóa về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại, vì độc lập cho đất nước vì tự do hạnh phúc cho nhân dân, chăm bồi môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội lành mạnh cho cuộc sống con người, bảo vệ hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc và tình đoàn kết quốc tế, “bốn phương vô sản đều là anh em…”.
RFA đã trích dẫn luận điệu thiển cận của Nguyễn Ngọc Già khi cho rằng, “Đảng Cộng sản Việt Nam không bàn về xây dựng văn hóa theo một mô thức nào hay tư tưởng nào”. Luận điệu vô căn cứ, phản khoa học này đã vu khống, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản việt Nam về văn hóa.
Thực tế chứng minh, trải qua hơn 94 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định rõ chủ trương, đường lối xây dựng phát triển văn hóa Việt Nam. Chủ trương, đường lối của Đảng về văn hóa bổ sung, phát triển và ngày càng hoàn thiện, phù hợp với sự vận động, biến đổi của thực tiễn. Khái quát các quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng nền văn hóa, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Từ ngày thành lập đến nay, Đảng luôn luôn coi trọng vai trò của văn hóa và hết sức quan tâm đến công tác xây dựng văn hóa trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, nhất là trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhận thức của Đảng về văn hóa ngày càng toàn diện, đầy đủ và sâu sắc hơn”.
Có thể khẳng định, gần một thế kỷ đồng hành cùng dân tộc, đất nước, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân thực hiện thành công sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Để làm nên thành công đó, Đảng đã khơi dậy và phát huy mạnh mẽ truyền thống lịch sử, văn hóa sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồng thời, định hướng con đường xây dựng nên văn hóa Việt Nam tiến triển, đậm đà bản sắc dân tộc.
Từ lý giải trên có thể khẳng định, Đảng cộng sản Việt Nam chưa bao giờ coi nhẹ vấn đề xây dựng văn hóa. Mô hình xây dựng nền văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam là nền văn hóa “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Việc RFA lợi dụng những nhận định “ngớ ngẩn” của kẻ bán nước cầu vinh Nguyễn Ngọc Già để xuyên tạc, bôi nhọ nền văn hóa Việt Nam, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam là hành động không thể chấp nhận được./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét