Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2024

TỰ DO NGÔN LUẬN PHẢI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LÀ HOÀN TOÀN ĐÚNG ĐẮN

 

Gần đây, trên mạng “Vietnamthoibao” phát tán bài viết của Hoài Nguyễn với tựa đề: “Tự do ngôn luận ở Việt Nam”. Bài viết cho rằng Việt Nam “đã đặt ra các rào cản kỹ thuật trong việc thực hiện quyền tự do ngôn luận” – Đây là luận điệu hoàn toàn sai trái, sự cố tình xuyên tạc, bóp méo về quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam, bởi lẽ:

Thứ nhất, quyền tự do ngôn luận không phải là quyền tự do tuyệt đối.

Quyền tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến” (Điều 19) và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966: “Mọi người có quyền tự do ngôn luận” (Điều 19).

Tự do ngôn luận là quyền cơ bản, song nó không tách rời với trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân, được quy định trong luật pháp quốc tế và pháp luật quốc gia. Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 khẳng định: “Khi hưởng thụ các quyền và tự do của mình, mọi người chỉ phải tuân thủ những hạn chế do luật định, nhằm mục đích bảo đảm sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác, cũng như nhằm đáp ứng những nhu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và lợi ích chung của một xã hội dân chủ” (khoản 2 Điều 29) và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 tiếp tục khẳng định: “Việc thực hiện quyền tự do ngôn luận có thể phải chịu một số hạn chế nhất định và những hạn chế này cần được quy định bởi pháp luật, nhằm: a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của xã hội” (khoản 3 Điều 19).

 Như vậy, tự do quyền ngôn luận không phải là quyền tự do tuyệt đối, mà nó còn bị giới hạn bởi các yếu tố như luật pháp, phong tục tập quán, đạo đức xã hội. Nếu để tự do tuyệt đối nghĩa là tự do vô chính phủ, tự do kiểu hoang dã, ai cũng nói năng, phát ngôn bừa bãi, xuyên tạc sự thật, bịa đặt, chia sẻ thông tin không kiểm chứng, bất chấp đúng sai sẽ dẫn đến tình trạng mất kiểm soát, gây rối loạn xã hội, nhiễu loạn thông tin, có thể tạo ra khủng hoảng thông tin xã hội, truyền thông dẫn đến bất ổn định an ninh chính trị trật tự xã hội.

Thứ hai, tự do ngôn luận ở Việt Nam được đề cao và bảo đảm theo pháp luật

Ở Việt Nam, quyền tự do ngôn luận được ghi nhận ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên (Hiến pháp năm 1946): “Công dân Việt Nam có quyền: tự do ngôn luận” (Điều 10), và tiếp tục được kế thừa trong các bản Hiến pháp năm 1959 và Hiến pháp năm 1980. Tại điều 25, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận”,  “việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng khẳng định Đảng và Nhà nước luôn tôn trọng và bảo đảm quyền tự do ngôn luận của công dân.

Thực tiễn đời sống ở Việt Nam những năm qua cho thấy, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy tốt hơn trong các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, nhất là trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội. Đặc biệt, kể từ khi hòa mạng Internet toàn cầu ngày (năm 1997), Việt Nam liên tục thiết lập những kỷ lục mới, bảo đảm quyền tự do ngôn luận, báo chí, đáp ứn tốt nhất nhu cầu tìm kiếm, trao đổi, thụ hưởng thông tin mọi lúc, mọi nơi của người dân cả trên các phương tiện truyền thông đại chúng, cũng như truyền thông xã hội. Người dân Việt Nam có thể dễ dàng truy cập vào tất cả các trang web, báo chí trên thế giới; có thể bày tỏ mọi suy nghĩ, trăn trở, mong muốn chính đáng, hợp pháp, bảo đảm thuần phong mỹ tục, giá trị nhân văn, đạo đức của mình trên mạng xã hội thông qua viết bài, đăng ảnh, video clip. Mỗi người dân Việt Nam cũng đều có thể tiếp cận tin tức của các cơ quan thông tấn, báo chí lớn trên thế giới hay các trang cá nhân của mọi “công dân toàn cầu” mà không gặp phải bất cứ sự hạn chế, ngăn chặn, cấm đoán nào.

Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm chăm lo thực hiện tốt quyền tự do cơ bản của con người, của công dân, trong đó có tự do ngôn luận, nhưng đi kèm với đó phải là kỷ luật, kỷ cương, pháp luật. Tạo mọi điều kiện tốt nhất để công dân thực hiện quyền tự do, trong đó, có tự do ngôn luận nhưng với những hành vi lợi dụng tự do ngôn luận để làm những điều trái luật, làm phương hại tới danh dự, nhân phẩm của người khác; gây tổn hại đến lợi ích của quốc gia, dân tộc… thì phải nghiêm trị theo pháp luật.

Như vậy, luận điệu của Hoài Nguyễn về tự do ngôn luận ở Việt Nam là hoàn toàn sai trái nhằm mục đích hạ uy tín của Đảng, Nhà nước Việt Nam trước cộng đồng thế giới. Chúng ta phải hết sức tỉnh táo và kiên quyết đấu tranh bác bỏ luận điệu lợi dụng tự do, dân chủ, nhân quyền để xuyên tạc chống phá Việt Nam của Hoài Nguyễn và đồng bọn./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét