Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

NGUYỄN HỒNG HẢI – CẦN HỌC THÊM VỀ LỊCH SỬ DÂN TỘC

         Chào ông Nguyễn Hồng Hải!
Tôi không biết ông là ai, ông bao nhiêu tuổi, ông làm nghề gì và học vấn của ông đến đâu? Nhưng mới đọc lướt qua bài viết “Con đường nào cho Việt Nam thoát nghèo”, tôi đã có thể thấy được trình độ học vấn và nhận thức của ông đến đâu.
Thứ nhất, về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, ông không có một chút hiểu biết nào. Hơn 4 ngàn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam có một ngày nào không phải gồng mình chống giặc ngoại xâm. Mỗi cuộc chiến tranh ông có biết tiêu hao biết bao nhiêu sức người, sức của? Chỉ hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc gần đây, trải qua 30 năm trường kỳ gian khổ, có đến 3 thế hệ người Việt Nam, ông, cha và con cùng một chiến hào đánh giặc. Hỏi trên thế giới này có ở đâu như thế? Hỏi ông rằng như vậy cha ông ta còn đâu thời gian, công sức để phát triển kinh tế. Trong các cuộc kháng chiến đó đất nước ta đã phải huy động toàn bộ mọi lực lượng cho chiến trường. Từ già đến trẻ, từ đàn ông đến đàn bà. Từ mọi miền quê hương đất nước, lớp lớp thế hệ cha anh tôi đã gửi lại ruộng nương, gia đình xung phong vào chiến trường đánh giặc. Máu xương còn không tiếc, tiếc gì nhà cửa ruộng vườn. Vậy nên người dân Việt Nam mới sẵn sàng dỡ cả nhà cửa để lót đường cho xe ta vượt qua hố bom của địch để tiến vào chiến trường. Có hy sinh tất cả như vậy thì mới dành được độc lập tự do cho dân tộc. Còn nếu chỉ nghĩ tới việc làm giàu thì đã khoanh tay quỳ gối, cam chịu làm thân trâu ngựa cho bè lũ cướp nước, để mong được hưởng cái “cơm thừa, canh cặn” của chúng. Liệu ông có muốn vậy không?
          Còn hiện nay, đất nước ta đang trên đà đổi mới, mặc dù có hòa bình nhưng các thế lực thù địch vẫn đang điên cuồng chống phá trên mọi lĩnh vực bằng nhiều âm mưu thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Trong đó lĩnh vực kinh tế là một trọng điểm. Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế mở ra thời cơ, thuận lợi cho phát triển kinh tế, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức. Phát triển kinh tế gắn với mục tiêu tiến bộ, công bằng xã hội, với tăng cường quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường. Mục tiêu của Việt Nam là phát triển bền vững chứ không phải là phát triển kinh tế bằng mọi giá. Vì thế ông Hải hãy nhớ cho một điều: Đừng vì cái lợi trước mắt mà đánh đổi tất cả - để rồi hổ thẹn với hậu thế!
          Hai là, trong một xã hội bùng nổ thông tin như hiện nay mà tầm nhìn của ông  quá ngắn, suy nghĩ của ông còn nông cạn, ấu trí là vậy. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp đổi mới của Việt Nam đã và đang đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Không biết ông Hải có ngày nào song trong những năm tháng đất nước lâm vào khó khăn. Vừa bước ra khỏi chiến tranh, dân ta cơm không đủ ăn, áo không đủ ấm, từ chỗ ta phải nhập khẩu bo bo, mì hạt. Mà chỉ ít năm sau Việt Nam vươn lên là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ đều phát triển. Tăng trưởng GDP liên tục năm sau cao hơn năm trước, thu nhập đầu người tăng nhanh, trở thành nước có thu nhập trung bình của thế giới. Không biết ông Hải có còn bố, mẹ, vợ, con không? Nếu có, thì những người thân của ông đang được hưởng những thành quả của sự nghiệp đổi mới đất nước mang lại đó.
          Ông cũng cần có cái nhìn rộng hơn, sâu hơn và toàn diện hơn, đừng nhìn nhận và suy nghĩ thiển cận. Ông có hiểu thế nào là giàu? Thế nào là nghèo? Nếu cho ông lựa chọn giữa sự giàu có với độc lập, tự do và hạnh phúc, lựa chọn sự ổn định bền vững với cái lo lắng, bất an thì ông chọn cái nào...? Ông có biết, ngay ở các nước tự cho mình là dân chủ, tự do và giàu có nhất thế giới mà: “tài sản của 1% người giàu bằng tài sản của 99% dân số cả nước”, ngay trên đất nước đó mà nhiều người phải bán cả nội tạng để nuôi sống bản thân mình. Những vụ đánh bom liều chết, những vụ xả súng vì sự bất mãn chính trị, vì sự bế tắc trong cuộc sống. Rồi những vấn đề về môi trường, về văn hóa, lối sống, đạo đức.v.v. Ông có thấy được điều đó không?

           Khuyên ông hãy tỉnh ngộ, suy nghĩ cho thấu đáo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét