Thứ Tư, 7 tháng 9, 2016

SỰ THẬT VỀ CÁC TRÍ THỨC THỰC TÂM QUA NHỮNG BÀI VIẾT XUYÊN TẠC XUNG QUANH CHỦ ĐỀ “TẠI SAO ĐẤT NƯỚC TA MÃI NGHÈO” CỦA ĐỖ CAO BẢO

Mới đây, Đỗ Cao Bảo (FB Cao Bao Do) đã gây bão cộng đồng mạng khi có bài viết phân tích về nguyên nhân người Việt mãi nghèo ở Việt Nam, với tiêu đề “Tại sao đất nước ta mãi nghèo”. Đứng trên quan điểm và cách tiếp cận của một nhà quản trị kinh doanh Ông đã chỉ ra 4 điểm yếu cố hữu dẫn đến sự nghèo đói của người Việt Nam chúng ta, đó là: lười biếng - dễ hài lòng; tư duy nhỏ - quanh quẩn xó nhà; áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác; nền tảng triết học yếu lại không chuẩn. Tuy nhiên, Đỗ Cao Bảo cũng bày tỏ tinh thần lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam và khẳng định: “Nhất định đất nước ta sẽ giàu - hãy tin và hãy khát vọng”. Vậy căn cứ vào đâu mà Đỗ Cao Bảo lại có niềm tin vững chắc như vậy? Theo Ông, cơ sở của niềm tin đó xuất phát từ 5 lý do: 1- Người Việt chúng ta có rất nhiều ưu điểm vượt trội; 2- Tốc độ phát triển kinh tế 15 năm qua (2000 - 2015) của Việt Nam nhanh nhất ASEAN; 3- Việt Nam đã có những điểm sáng vượt các nước ASEAN; 4- Trong kỷ nguyên thế giới số, Việt Nam có nhiều lợi thế; 5- Nhận ra điểm yếu chúng ta cùng khắc phục. Cuối cùng, tác giả bài viết đã đưa ra lời giải nâng cao dân trí – khắc phục điểm yếu cố hữu với 6 nội dung để Việt Nam thoát nghèo. Qua tìm hiểu những bài viết của Ông, tôi cảm nhận được sự trăn trở, khát vọng của một doanh nhân thành đạt mong muốn được chia sẻ và đóng góp nhiều hơn cho sự hưng thịnh và phát triển của Đất nước.

Tuy nhiên, lợi dụng chủ đề mà Đỗ Cao Bảo đưa ra, gần đây trang mạng Ba Sàm đã đăng liền 2 bài viết của Nguyễn Hồng Hải núp dưới tiêu đề “Con đường nào cho Việt Nam thoát nghèo?”, (số 9673, ngày 21/8/2016) và Nguyễn Đình Cống với bài “Làm sao để thoát nghèo?” (số 9708, ngày 23/8/2016) có nội dung chứa đầy sự hằn học, xuyên tạc và phản động khiến người đọc cảm thấy bức xúc, hoài nghi và đặt ra nhiều câu hỏi: liệu đây có thật là những “trí thức thực tâm”? Mục đích của họ qua những nội dung bài viết trên là gì? Có đúng là những “trí thức thực tâm” này luôn đồng cảm và muốn đem tâm, trí của mình cống hiến cho sự phát triển của Quốc gia, dân tộc, góp phần làm cho người dân “thoát nghèo” không? ,... Xin thưa với quý vị, cá nhân tôi đưa ra câu trả lời là: KHÔNG. Bởi đây là những kẻ “bú dòng sữa Việt” nhưng lại quay lưng “nói xấu Tổ phụ”; lợi dụng “tự do báo chí”, “tự do ngôn luận” để chống Đảng, chống Nhà Nước và đi ngược với lợi ích của toàn Dân tộc. Chúng tiếp tục chiêu bài quen thuộc “treo đầu dê bán thịt chó”, “miệng phật, tâm xà” giật tít bài một đằng, nội dung lại nói một kiểu. Biện pháp thoát nghèo mà những “trí thức thực tâm” này đưa ra chính là: “phải thay đổi thể chế” - đó là cao kế mà Nguyễn Đình Cống đang khản giọng kêu gào đồng bọn ủng hộ; hay diệu kế mà cao nhân Nguyễn Hồng Hải ấp ủ bấy lâu là hình thành cái gọi là “một nhóm trí thức thực tâm”,... Thật nực cười và lố bịch với các phương cách giảm nghèo của những kẻ cố cùng trong cơn hấp hối gắng gượng thốt ra, nhằm tạo sự nhầm tưởng trong dư luận; gây mâu thuẫn và chia rẽ giữa Đảng với dân, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thực tế hiện nay, nghèo đói là vấn đề mang tính toàn cầu, nó tồn tại ở mọi quốc gia, dân tộc, ở cả các nước nghèo và các nước phát triển. Vì vậy, công tác chống đói nghèo đã được Liên Hợp Quốc xác định là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong 8 Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Theo báo cáo năm 2014 được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố tại Tokyo ngày 24/7 thì số người nghèo và cận nghèo trên thế giới lên tới hơn 2,2 tỷ người. Trong đó, gần 1,5 tỷ người tại 91 quốc gia đang phát triển sống trong tình trạng nghèo đói, trong khi 800 triệu người đang ngấp nghé “bờ vực” nghèo”,v.v...
Đối với nước ta, trong mọi hoàn cảnh Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ công tác xóa đói, giảm nghèo, chăm lo đời sống nhân dân, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội. Nhà nước đã ban hành 153 văn bản liên quan, tập trung vào 6 nhóm chính sách chủ yếu: tín dụng ưu đãi; giáo dục - đào tạo; y tế; nhà ở; đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động; hỗ trợ sinh kế; trợ giúp pháp lý nhằm đạt hiểu quả cao nhất trong công tác này.
Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, bằng những chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp với nhiều chương trình dự án, đặc biệt là thực hiện Chương trình 135, Nghị quyết 30a của Chính phủ về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trong cả nước, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong công tác xóa đói, giảm nghèo: hai lần liên tiếp được Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc (FAO) vinh danh (vào năm 2013, năm 2015) và đánh giá là một trong những nước đạt được thành tích nổi bật trong việc giảm số người bị đói từ 46,9% (32,16 triệu người) giai đoạn 1990-1992 xuống còn 9% (8,01 triệu người) trong giai đoạn 2010-2012 và tính đến cuối 2015 tỉ lệ đói nghèo ở Việt Nam giảm còn 5%. Thực tế, Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người dưới 100USD vào năm 1990 đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình chỉ trong vòng 25 năm, với thu nhập đầu người đạt 2.109 USD năm 2015. Đó là thành quả thật đáng tự hào của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân với những nỗ lực chính trị và quyết tâm rất cao trong việc đẩy lùi vấn nạn nghèo đói và được cả Thế giới thừa nhận. Đáng lẽ, những “trí thức thực tâm” kia phải hân hoan, vui sướng, đồng cảm và chia sẻ với những thành tựu của Đất nước, của người dân. Ngược lại, những kẻ giả danh này lại tỏ thái độ ghen tức và điên cuồng chống phá, xuyên tạc, kích động nhân dân. Bởi cái mà chúng muốn không phải là một Việt Nam Xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mà là một Đất nước  lâm vào cảnh bấn loạn, rối ren, chúng sinh chịu cảnh lầm than cơ cực, nồi da nấu thịt như đang xảy ra ở nhiều quốc da, dân tộc trên thế giới để chúng dễ bề thao túng.

Thực chất những “cao kế giảm nghèo” của những “trí thức thực tâm” trên đưa ra không ngoài mục đích hạ bệ vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam; thực hiện đa nguyên, đa đảng; hướng tới xóa bỏ hoàn toàn thành quả cách mạng trên con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã dày công vun đắp. Vì vậy, chúng ta cần cảnh tỉnh, kiên quyết đấu tranh và loại bỏ. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét