Thứ Năm, 15 tháng 6, 2017

LINH MỤC PHAN VĂN LỢI - KẺ ĐỘI LỐT TÔN GIÁO

Trong những năm vừa qua, cùng với sự biến tướng của cái gọi là “xã hội dân sự”, các phong trào “dân chủ” và các nhà tự xưng là nhà đấu tranh cho “dân chủ” tại Việt Nam cũng được thể ăn theo để phát triển cho theo kịp với xu thế của thời đại. Không những thế mà những nhà đấu tranh cho “dân chủ” cũng biến tướng từ nhà tu hành thành người đấu tranh cho “dân chủ” và lấy tôn giáo để làm bình phong cho hoạt động của mình. Mà điển hình tại Thừa Thiên Huế là Phan Văn Lợi (một linh mục tự phong hay còn được mọi người gọi một cái tên dân dã là linh mục “phong chui”).

 Người dân xứ Huế không ai là không biết về một Phan Văn Lợi mà thành tích tụ tập, rao giảng đạo pháp của một nhà chân tu thì ít, mà hoạt động cho đấu tranh “dân chủ” (như Phan Văn Lợi tự nhận) thì quá nhiều. Dù ngoài đời hay trên không gian mạng thì điều đầu tiên người ta nghĩ về một linh mục đó là các hình ảnh của Giáo hội Công giáo, những hình ảnh mang tính giáo dục con người, truyền dạy những lời răn đầy ý nghĩa của Thiên Chúa. Nhưng đối với Phan Văn Lợi thì giường như đó là một điều xa xỉ. Để tìm được những thông tin, hình ảnh về Thiên Chúa, về Giáo hội hay các sinh hoạt tôn giáo nơi ông ta quản nhiệm thật là khó khăn. Nếu tính tỉ lệ các thông tin được ông ta đăng tải thì con số phần trăm này quá quá nhỏ. Điều này có thể không bằng một giáo dân bình thường. Thay vào đó, những hành động và việc làm của vị linh mục này tập trung vào lĩnh vực chính trị. Tất nhiên linh mục thì cũng là công dân Việt, cũng có thể góp công, góp sức vào việc xây dựng và củng cố hệ thống chính trị, thực tế đã có nhiều linh mục có đóng góp quan trong trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc cũng như trong quá trình xây dựng đất nước. Nhưng đối với Phan Văn Lợi thì hoàn toàn ngược lại. Những hành động, việc làm của ông ta là nhằm chống phá đất nước, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam.
Có thể nói ở khía cạnh này thì Phan Văn Lợi đã có một quá trình với một bản “thành tích” khá đầy đủ những hành vi vi phạm pháp luật. Nhưng càng ngày thì vị linh mục này càng cho thấy chất đạo trong mình đã hết mà thay vào đó là cái chất “phản động” hiện hữu ngày càng rõ ràng.
Phan Văn Lợi, sinh ngày 9/3/1951 tại Thừa Thiên Huế. Vào Tiểu chủng viện Hoan Thiện (Đống Đa, Huế) năm 1961. Vào Đại chủng viện Xuân Bích Huế (Kim Long, Huế) năm 1969. Hoàn tất chương trình đào tạo năm 1976, nhưng chưa được thụ phong linh mục. Tháng 5/1978, Phan Văn Lợi bị tỉnh Thừa Thiên trục xuất khỏi Đại chủng viện Xuân Bích Huế cùng với 17 tay chân khác do phá hoại khối đại đoàn kết trên địa bàn, vi phạm Nghị quyết tôn giáo 297/CP. Trở về nhà cha mẹ tại giáo xứ Phủ Cam, thành phố Huế, Lợi vẫn không tỉnh ngộ, tiếp tục âm thầm cấu kết với tổ chức phản động ở nước ngoài chống phá đất nước. Ngày 21/5/1981, Phan Văn lợi được Giám mục Nguyễn Văn Thuận (lúc đó đang bị quản thúc tại giáo xứ Giang Xá, giáo phận Sơn Tây) thụ phong linh mục trái phép. Ngày 21/9/1981, Phan Văn Lợi dàn dựng một vở kịch có nội dung phản động và biểu diễn trong một buổi họp mặt phụ huynh chủng sinh tại giáo xứ Phủ Cam. Sau khi thu thập đủ chứng cứ, đúng 1 tháng sau, ngày 21/10/1981, Phan Văn Lợi bị công an bắt cùng 4 đối tượng khác và sau đó bị kết án 4 năm tù về tội "tuyên truyền phản cách mạng". Ngay sau khi ra tù, Lợi tiếp tục bị tập trung cải tạo 3 năm vì "chịu chức không có phép nhà nước". Đến tháng 10/1988 Phan Văn lợi được tha, về ở cùng cha mẹ tại giáo xứ Phủ Cam. Thời gian này, y vẫn lén lút rao giảng cho các dòng tu, các cộng đoàn. Giữa Phan Văn Lợi và linh mục phản động Nguyễn Văn Lý có mối quan hệ khá chặt chẽ. Chính Lợi là kẻ đã cùng Lý soạn thảo và in ấn tài liệu phản động có tên "Tuyên ngôn 10 điểm về thực trạng Giáo hội Công giáo tại giáo phận Huế". Tháng 6/1998, Lợi bị công an thành phố Huế thẩm vấn về hành vi phổ biến tài liệu chính trị phản động (tạp chí Tin Nhà) và biên soạn in ấn tài liệu tôn giáo không xin phép (nguyệt san Bạn Đường). Ngày 9/10/1999, Phan Văn Lợi tiếp tục cấu kết với linh mục Nguyễn Hữu Giải soạn và gửi cái gọi là "Thỉnh nguyện thư thứ nhất lên Hội đồng Giám mục Việt Nam về các vấn đề nhân quyền tại Việt Nam". Từ giữa năm 2000, Phan văn Lợi và Nguyễn Hữu Giải tiếp tục đưa lên mạng tài liệu phản động có tên "Bản tin Tranh đấu cho tự do tôn giáo tại Giáo phận Huế", dưới bút hiệu "Nhóm phóng viên tường trình từ Huế". Bản tin này gồm các tài liệu, tin tức và bình luận xuyên tạc chính quyền đàn áp Giáo phận Huế, xuyên tạc đàn áp và cướp bóc đan viện Thiên An, dòng Chúa Cứu Thế, các giáo xứ Nguyệt Biều, An Truyền, Loan Lý, Kế Sung... Cuối năm 2000, Phan Văn Lợi tiếp tục chống phá chính quyền bằng cách sáng tác "thơ tranh đấu" với khoảng 20 bài. Đầu năm 2001, Phan Văn Lợi câu kết với Nguyễn Văn Lý biên soạn, tán phát lên mạng các tài liệu phản động như: "Lời chứng", "Lời kêu gọi", "Biên bản của Nguyễn Văn Lý"... Vì điều này, Lợi bị quản thúc tại gia đình. Thời gian này, y đã tham gia ký tên vào cái gọi là "Tuyên cáo của Hội đồng Liên tôn Đoàn kết quốc nội và hải ngoại" và tích cực tham gia trả lời phỏng vấn trên nhiều đài phát thanh, nhiều diễn đàn của các tổ chức phản động hải ngoại. Năm 2002, Lợi gửi cái gọi là "Kháng thư thứ nhất" lên chính quyền và tuyên bố khước từ đi bầu Quốc hội ngày 19/5/2002. Ngày 13/4/2004, Phan Văn Lợi tiếp tục gửi "Kháng thư thứ hai" lên chính quyền và tuyên bố khước từ đi bầu Hội đồng nhân dân ngày 25/4/2004. Kể từ năm 2005 đến nay, Phan Văn Lợi tiếp tục có nhiều hoạt động chống phá nhà nước, đi ngược lại lợi ích của dân tộc. Y đã có không ít các bài viết dưới dạng lời kêu gọi, bản tuyên bố kiểu như "Tuyên bố nhân cuộc bầu cử Quốc hội tháng 5/2016 của các tổ chức xã hội dân sự độc lập"… với những luận điệu xuyên tạc đến trơ chẽn được đăng tải trên trang cá nhân của y. Ngày 30/08/2016 Phan Văn Lợi đã thông qua các trang báo lề trái để phát tán cái gọi là Thư kêu gọi ủng hộ việc khởi kiện công ty Formosa của các Tổ Chức Xã Hội Dân Sự Độc Lập. Với mục đích hô hào, kích động người dân trong cả nước đặc biệt là những tín đồ công giáo ở giáo phận Vinh xuống đường biểu tình, đồng thời kích động những phần tử nước ngoài tích cực ủng hộ họ và ở dưới cuối lá thư là danh sách 18 tổ chức xã hội dân sự với những cái tên quen thuộc như: Nguyễn Quang A, Nguyễn Văn Lý, Phạm Xuân Yêm... Phan Văn Lợi cũng là nhân vật chủ chốt làm ra cái gọi là Tập san tự do ngôn luận, một loại tài liệu tuyên truyền chống Nhà nước tán phát trên mạng. Y cũng là nhân vật tích cực của cái gọi là Khối 8406, một tổ chức chống phá chính quyền và nhân vật tích cực cộng tác với một số trang mạng thiếu thiện chí với Nhà nước Việt Nam khác.
Mỗi khi đất nước có sự kiện chính trị nào thì Phan Văn Lợi cũng như đám dân chủ lại có những hành động để phá hoại sự kiện chính trị nhạy cảm đó. Phải nói rằng, hoạt động của Phan Văn Lợi rất theo kịp với thời đại, bất cứ tình hình ở xó, ngách, ngõ, động nào thì Y cũng đều biết và “cập nhật” rất kịp thời. Người ta nói rằng hoạt động phải gắn liền với thực tiễn, có đi nhiều, tiếp xúc nhiều mới có kinh nghiệm thực tiễn để đấu tranh. Đằng này, chỉ cần ngồi ở nhà, uốn ba tấc lưỡi và vẫn là những câu chuyện vu cáo, chửi bới chính quyền, xuyên tạc các sự kiện diễn ra trên mọi miền đất nước, rồi thêm mắm, thêm muối thành một bài “hùng biện” hùng hồn trên các diễn đàn Paltak và các đài báo nước ngoài như RFA, SBTN… trong đó Phan Văn Lợi lại là khách hàng thân thiết của Radio Chân Trời Mới - Cơ quan phát thanh của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng hay còn gọi tắt là Việt Tân và được đặt hàng để phát biểu bất cứ vấn đề gì. Việc bịa đặt chuyện không nói có là một cái nghề thường xuyên của Phan Văn Lợi, không hiểu với góc độ là một người Công giáo, ông có cảm thấy xấu hổ về sự vi phạm giáo luật của người Công giáo không?
Phan Văn Lợi là một linh mục, nhưng không chịu thực hiện tốt vai trò Linh mục của mình, chăm sóc phần hồn cho giáo dân, làm cầu nối để người tín đồ Công giáo sống đúng với lời răn dạy của Chúa, đúng với đường hướng hoạt động của giáo hội là “Sống phúc âm trong lòng dân tộc” và tuân thủ pháp luật; trái lại, Phan Văn Lợi lại là nhân tố tích cực trong các hoạt động tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước. Đã không ít lần, chính những hành động hay phát ngôn quá khích của Phan Văn Lợi đã bị dư luận xã hội lên án; trong đó, có cả ý kiến không đồng tình của những người giáo dân chân chính. Thế nhưng, Phan Văn Lợi vẫn giữ nguyên bản chất cực đoan của mình vì tự cho mình cái quyền hơn người và thường lấy danh nghĩa của Linh mục, danh nghĩa Giáo hội Công giáo để ngụy trang cho những hành động sai trái của mình. Có lẽ rằng, Phan Văn Lợi muốn đánh lừa người khác bằng một cái mác công dân yêu nước và là người quan tâm chính trị đất nước để che giấu những ý đồ đen tối của mình. Thế nhưng, điều đó quả là một sự ảo tưởng. Qua những gì y đã làm, thấy rằng, chỉ có hai cách gọi xứng đáng dành cho nhân vật này đó là: “ một linh mục dởm” hay “một công dân tồi” hoặc có lẽ là cả hai./.

Nhật Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét