Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2020

NHẬN DIỆN “VIRUT PHẢN ĐỘNG” TRONG NỖ LỰC CHỐNG DỊCH COVID-19 CỦA VIỆT NAM


 Dịch Covid-19 do một chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2) gây ra, bắt đầu bùng phát từ tháng 12-2019 tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc). Hiện dịch Covid-19 đã lan ra hơn 200 quốc gia trên thế giới, với hơn 2,1 triệu người mắc, hơn 140 nghìn người tử vong.
Nước ta cũng đã ghi nhận hơn 265 người mắc Covid-19. Với mức độ nguy hiểm tác động đến mọi mặt đời sống xã hội, đe dọa sức khỏe, tính mạng con người và tốc độ lây lan nhanh của nó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chính thức công bố dịch Covid-19 là đại dịch toàn cầu.
Để đối phó với dịch bệnh, cả hệ thống chính trị cùng toàn dân, toàn quân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành tập trung thống nhất của Nhà nước đã thể hiện tinh thần “chống dịch như chống giặc”, bước đầu đạt nhiều thành quả, được WHO và nhiều nước đánh giá cao, góp phần cùng cộng đồng quốc tế ngăn chặn, kiểm soát, đẩy lùi, giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại do đại dịch Covid-19 gây ra.
Trong khi chúng ta tiến hành “chống dịch như chống giặc”, thì các thế lực thù địch cũng triệt để lợi dụng cơ hội dịch Covid-19 lây lan sang nước ta để xuyên tạc, chống phá đất nước. Nhiều tổ chức phản động lưu vong, như: Việt Tân, Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời, các đài phát thanh VOA, RFA, Chân trời mới media, Hội anh em dân chủ… cùng một số phần tử phản động trong nước cấu kết, a dua, lợi dụng tính năng lan tỏa nhanh của internet, của truyền thông xã hội như các kênh: Google, Youtube, Facerbook... đăng tải thông tin sai sự thật về dịch Covid-19, làm nhiễu loạn thông tin, gây hoang mang dư luận. Họ sẵn sàng và đã chi ra hàng nghìn USD để thực hiện các quảng cáo chính trị trên Facebook nhằm tuyên truyền, xuyên tạc bôi đen về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam, hàm chứa nhiều nội dung chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Qua theo dõi trên mạng xã hội, căn cứ vào thống kê, đánh giá của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao của Bộ Công an, có thể chỉ ra những thủ đoạn mà các thế lực thù địch đang lợi dụng dịch Covid-19 để xuyên tạc, chống phá đất nước ta trên truyền thông xã hội chủ yếu như sau:
Một là, ngụy tạo bức tranh đen tối về tình hình dịch bệnh tại Việt Nam
Các thế lực thù địch đã đăng tải trên các kênh truyền thông, nhất là truyền thông xã hội hàng trăm bài viết chứa đựng những thông tin sai sự thật do chúng ngụy tạo về thực trạng đen tối của dịch Covid-19 đang hoành hành tại Việt Nam. Họ đã đưa lên truyền thông xã hội hàng trăm nghìn tin giả, như: "số người mắc bệnh, sự lây lan tốc độ nhanh ở nhiều địa bàn lớn gấp nhiều lần con số chính thức do Chính phủ Việt Nam công bố". Đặc biệt, họ còn dựng chuyện về số người tử vong do dịch Covid-19 lên tới hàng chục người và không ngừng gia tăng. Theo thông tin trong cuộc họp báo ngày 11-3-2020 của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao (Bộ Công an), chỉ trong hai ngày sau khi bệnh nhân số 17 dương tính với Covid-19 đã có tới 80.000 thông tin về dịch Covid-19, trong đó có rất nhiều thông tin sai sự thật. Qua đây cho thấy, việc ngụy tạo ra bức tranh đen tối về dịch Covid-19 đang hoành hành tại Việt Nam, là thủ đoạn tạo tâm lý hoang mang, sợ hãi cho cộng đồng, làm xáo trộn mọi mặt của đời sống xã hội, gây nghi ngờ, tạo sự đối lập, mâu thuẫn giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước; đồng thời tạo sự hoài nghi, làm mất lòng tin của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam. Thực chất thủ đoạn này là nhằm tạo “luận cứ giả” để thực hiện âm mưu đánh phá vào vai trò lãnh đạo của Đảng, chức năng quản lý, điều hành của Nhà nước trong xử lý dịch bệnh Covid-19 và đánh phá vào một số quan điểm, chính sách của Việt Nam.
Hai là, xuyên tạc, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, chức năng quản lý, điều hành của Nhà nước ta trong xử lý dịch bệnh
Từ ngụy tạo “luận cứ giả” nêu trên, các thế lực thù địch đổ lỗi cho Nhà nước về nguyên nhân để xảy ra dịch bệnh là đã không ngăn chặn ngay từ đầu mà theo họ là “phải đóng cửa hoàn toàn với Trung Quốc”-nơi bùng phát dịch bệnh! Khi dịch bệnh lây lan sang Việt Nam, ngay lập tức họ tán phát nhiều tin giả để tạo sự hoài nghi là Nhà nước ta đã che giấu dịch bệnh, rằng “Chính phủ bưng bít thông tin, yếu kém trong xử lý dịch bệnh” nên để tình hình dịch trầm trọng như bức tranh mà họ đã ngụy tạo. Với con số chính thức mắc bệnh và địa bàn xảy ra dịch bệnh do Nhà nước công bố và cập nhật từng giờ, thì họ trắng trợn xuyên tạc rằng, con số thực tế “lớn hơn rất nhiều!”. Chúng còn dựng chuyện về một số ca tử vong không phải do dịch bệnh Covid-19: “Rất có thể là do dịch, nhưng bị nhà cầm quyền che đậy bằng việc công bố âm tính với Covid-19!”, để gây nghi ngờ và vu cáo Đảng, Nhà nước ta “khuất tất, che giấu!”.
Với những thành công trong việc hạn chế đến mức thấp nhất sự lây lan của dịch bệnh như: Thực hiện cách ly số người Việt trở về Việt Nam và người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam; khoanh vùng dập dịch ở những địa bàn như xã Sơn Lôi (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc); phố Trúc Bạch (Ba Đình, Hà Nội); khu vực ở TP Phan Thiết (Bình Thuận)…; đặc biệt là thành quả chúng ta đã chữa khỏi 16 ca nhiễm, chưa để xảy ra trường hợp tử vong nào, được WHO và nhiều nước đánh giá cao, thì họ đã trắng trợn xuyên tạc “Việt Nam tuyên bố chữa trị thành công cho 16 ca nhiễm Covid-19 chỉ là con số lừa mị để trấn an dư luận trong nước và quốc tế!”.
Ba là, lợi dụng tình hình dịch bệnh xuyên tạc một số quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta
Lợi dụng ổ dịch bùng phát ở Trung Quốc, các thế lực thù địch đưa “yêu sách” đòi Nhà nước ta phải phong tỏa biên giới với Trung Quốc! Khi dịch lan rộng ra nhiều nước ngoài Trung Quốc, Chính phủ ta đưa ra những hạn chế về xuất nhập cảnh với một số nước đang có dịch diễn biến phức tạp, trong khi vẫn mở cửa giao thương hàng hóa với Trung Quốc, thì họ xuyên tạc rằng Nhà nước ta là “lệ thuộc”. Đây là hành vi lợi dụng dịch bệnh để chống phá đường lối, chính sách về đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
Cùng với đó, các thế lực thù địch lớn tiếng vu cáo Đảng, Nhà nước ta vi phạm các quyền tự do, dân chủ, khi các cơ quan chức năng có thẩm quyền tiến hành xác minh, xử lý những người tán phát thông tin sai sự thật về dịch Covid-19 trên truyền thông xã hội. Theo Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, vừa qua, khi cơ quan này phối hợp với công an các địa phương xác minh, đấu tranh yêu cầu gỡ bỏ hơn 600 tin sai sự thật, phạt hành chính hơn 130 đối tượng theo đúng Luật An ninh mạng, thì các thế lực thù địch ngay lập tức la lối, vu cáo Nhà nước ta vi phạm dân chủ, nhân quyền, chà đạp quyền tự do ngôn luận “bịt miệng người dân, không cho dân nói sự thật”!
Từ sự phân tích trên có thể nhận định, thực chất thủ đoạn lợi dụng dịch Covid-19 chống phá đất nước, là những thủ đoạn nằm trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch đối với Việt Nam. Những thủ đoạn đó được kết hợp với các thủ đoạn khác mà họ đã và đang ráo riết tiến hành trên các lĩnh vực, trong đó tập trung vào làm làm suy yếu, dần vô hiệu hóa vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, nhất là trong bối cảnh nước ta đang đảm nhiệm trọng trách là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Chủ tịch ASEAN.
Hoahuongduong1386

Vạch mặt luận điệu cho rằng “Việt Nam muốn giữ được chủ quyền biển đảo thì phải liên minh với Mỹ”


Từ cổ chí kim, từ đông sang tây xưa nay bất cứ quôc gia nào trong lịch sử nhân loại được coi là hùng cường, khi và chỉ khi quốc gia đó tự đứng vững trên đôi chân của mình, khẳng định được sức mạnh thật sự bằng nội lực.
Ấy thế mà lâu nay trên không gian mạng vẫn thường nghe đám tàn dư và những người có tư tưởng hướng ngoại cho rằng “Việt Nam muốn bảo vệ được chủ quyền biển, đảo thì cách duy nhất là phải liên minh quân sự với Hoa Kỳ”. Bàn về vấn đề này, nhận diện rõ một số vấn đề sau:
Muốn bàn về vấn đề của người Trung Quốc, hãy ngược dòng lịch sử của chính người Trung Quốc để hiểu họ! Binh thư có câu “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Thời Tam quốc bên tàu, Lưu Chương ở Ích châu và Trương Lỗ ở Hán Trung là hàng xóm, láng giềng của nhau. Trương Lỗ có thực lực mạnh hơn thường hay mang quân xâm phạm Ích châu của Lưu Chương. Thay vì trấn an lòng dân, tập trung huấn luyện binh lực để đối phó với Trương Lỗ thì Lưu Chương lại chọn cách mời Lưu Bị mang quân từ Kinh Châu vào Xuyên Thục để giúp mình đánh Trương Lỗ, dù cho mưu sĩ khuyên can, Lưu Chương vẫn không nghe. Lưu Bị vui mừng nhận lời vì Lưu Chương trúng kế (kế của Bàng Thống và Trương Tùng, Pháp Chính là muốn Lưu Bị lấy đất Xuyên Thục để cùng với đất Kinh Châu tạo thành một thế lực đủ sức đối trọng với Tào Tháo và Tôn Quyền).
Mượn cớ Lưu Chương không cung cấp đủ lương thảo cho mình để đánh Trương Lỗ…Lưu Bị mạng binh quay lại đánh chiếm và đoạt được Ích Châu của Lưu Chương. Lưu Chương mất cả Xuyên Thục trong tay người anh em cùng dòng dõi Hán thất của mình, đau đớn tột độ, ngửa mặt lên trời mà than khóc nhưng mọi sự đã quá muộn mạng. Đó chính là chưa đuổi được beo cửa trước đã rước sói vào cửa sau. Họa mất nước đến từ quyết định sai lầm của Lưu Chương, kẻ bất trí vì đã rước giặc vào nhà. Vậy nên nếu chúng ta dựa vào Mỹ để chống Trung Quốc thì không chắc đảo có giữ được hay không nhưng chắc chắn là chúng ta sẽ phải làm chư hầu của Hoa Kỳ, có khi đất nước ta lại chẳng rơi vào tay người Mỹ đó chăng. Hàn Quốc và Nhật Bản hiện nay dù kinh tế phát triển hùng mạnh nhưng không tự bảo vệ được mình; Hàn phải trả 5 tỷ USD, Nhật trả 8 tỷ USD mỗi năm để được quân đội Mỹ bảo vệ. Một quốc gia muốn mạnh toàn diện thì về lau về dài phải làm tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc!
Chính sách “ba không” mà Việt Nam lực chọn đó là: không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia. Đây là chính sách thể hiện sự cơ trí và hợp thời thế của chúng ta. Việt Nam muốn bảo vệ độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ đồng thời giữ môi trường hòa bình, thân thiện với tất cả các nước trên thế giới. Vừa bảo vệ được chủ quyền vừa tranh thủ được sự ủng hộ của quốc tế, đó có thể xem là thượng sách để giữ nước vậy! Chúng ta không theo tàu để chống Mỹ, không theo Mỹ để chống tàu; viễn giao, cận giao vì hơn ai hết người Việt hiểu rõ và trân quý nhất giá trị của hòa bình, độc lập, chúng ta đã chịu quá nhiều mất mát, khổ đau do chiến tranh gây ra. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, muốn bảo vệ chủ quyền biển, đảo, chúng ta phải phát huy tinh thần tự lực, tự cường và phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nêu cao tính chính nghĩa, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của quốc tế, “kiên quyết, kiên trì đấu tranh”, tăng cường hợp tác quốc tế, “tạo sự đan xen lợi ích”, “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”. Và cũng cần xác định, giải quyết tranh chấp trên Biển Đông là vấn đề lâu dài, không thể nóng vội, kiên trì hợp tác tìm kiếm biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, không làm phức tạp thêm tình hình, bảo vệ lợi ích chính đáng của ta, đồng thời tôn trọng lợi ích chính đáng của các nước trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế.
Vấn đề chủ quyền biển, đảo, Việt Nam đã thể hiện sự khôn khéo khi đấu tranh bằng biện pháp ngoại giao, hòa bình trên tinh thần luật pháp quốc tế. Vận dụng linh hoạt bằng tổng hợp các giải pháp phi chiến tranh, bước đầu đem lại hiệu quả rất cao. Việc tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc thăm dò trái phép tại Bãi Tư chính của Việt Nam, tàu Hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân ta là hành động vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của chúng ta; chúng ta đã đấu tranh không ngừng nghỉ bằng ngoại giao, bằng biện pháp hòa bình. Cộng đồng quốc tế ủng hộ chúng ta; tàu Hải Dương 8 buộc phải rút khỏi Bãi Tư chính. Hiện đang tố cáo Trung Quốc tại Liên hợp quốc; đó là không dùng chiến tranh mà vẫn giữ vững được chủ quyền, không đánh mà thắng, là thượng sách, là giải pháp tối ưu. Vấn đề biển đông,đặc biệt là Hoàng Sa (mất năm 1974 trong tay ngụy Sài Gòn) và một số đảo bị mất vào tay Trung Quốc ở Trường Sa. Chúng ta nhất định phải kiên trì và hi vọng vào sự quật khởi trong tương lai khi mà quốc lực vững mạnh, thời thế thích hợp để lấy lại chứ không thể nôn nóng đòi kích động chiến tranh với Trung Quốc.
Hiện nay, sức mạnh tổng hợp của quốc gia, thế và lực của ta trên các vùng biển, đảo đã tăng lên nhiều. Hải quân nhân dân Việt Nam được Đảng, Nhà nước ưu tiên đầu tư tiến thẳng lên hiện đại, có sự trưởng thành, lớn mạnh vượt bậc, đủ sức làm nòng cốt bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Bộ đội Hải quân cùng các lực lượng thực thi pháp luật khác trên biển (cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, kiểm ngư…) không quản ngại khó khăn, gian khổ, hiểm nguy; kiên cường bám trụ nơi “đầu sóng, ngọn gió”; đêm ngày tuần tra, kiểm soát, khẳng định, bảo vệ chủ quyền, giữ bình yên biển, đảo, thực sự là điểm tựa tin cậy cho nhân dân yên tâm vươn khơi bám biển, phát triển kinh tế. Đặc biệt, mỗi khi phải đối mặt với tình huống phức tạp, căng thẳng, các lực lượng trên biển luôn nêu cao ý chí quyết tâm “còn người, còn biển, đảo”, “một tấc không đi, một li không rời”; thực hiện đúng đối sách, phương châm, tư tưởng chỉ đạo; khôn khéo, kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích quốc gia, an ninh, trật tự trên biển; không để xảy ra xung đột; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước.
Từ những luận điểm trên, có thể thấy luận điệu dựa vào Mỹ để bảo vệ chủ quyền biển, đảo và lấy lại Hoàng Sa là luận điệu của những kẻ bất trí; nó chẳng khác nào chuyện Lưu Chương mời Lưu Bị mang quân vào Xuyên, Thục để đánh Trương Lỗ như mọi người đã thấy.
X.V

Thảm kịch được báo trước của chủ nghĩa tư bản Mỹ trong khủng hoảng COVID-19


Chủ nghĩa tư bản đã luôn theo đuổi lợi nhuận với cái giá là sự đánh đổi các giá trị và nhu cầu xã hội cấp bách hơn. Nó là một hệ thống bất lực đến cùng cực. Đại dịch này đang chứng minh sự thật đó.
Các chính sách tuyệt vọng của các chính phủ hoảng loạn liên quan đến việc ném một lượng tiền khổng lồ vào các nền kinh tế để đối phó với mối đe dọa từ virus Corona. Chính quyền tiền tệ đã tạo ra tiền và cho các tập đoàn lớn và đặc biệt là các ngân hàng lớn vay với lãi suất cực thấp, giúp họ vượt qua khủng hoảng. Kho bạc của chính phủ vay một khoản tiền lớn để đưa nền kinh tế sụp đổ trở lại với những gì họ tưởng tượng là một nền kinh tế bình thường trước khi có đại dịch. Các nhà lãnh đạo tư bản chủ nghĩa đang lao vào chính sách thất bại vì những người đi theo ý thức hệ mù quáng của họ.
Vấn đề của các chính sách nhằm đưa nền kinh tế trở lại như trước khi virus tấn công là chủ nghĩa tư bản toàn cầu. Chủ nghĩa tư bản toàn cầu vào thời điểm năm 2019 là nguyên nhân chính cho sự sụp đổ của nó vào năm 2020. Vết sẹo của chủ nghĩa tư bản từ các biến cố năm 2000 và 2008-2009 chưa lành. Nhiều năm lãi suất thấp đã cho phép các tập đoàn và chính phủ giải quyết vấn đề của họ bằng cách vay vô hạn với chi phí lãi suất gần như bằng không. Tất cả tiền mới được bơm vào các nền kinh tế của các ngân hàng trung ương thực sự đã gây ra lạm phát đáng sợ, nhưng chủ yếu ở các thị trường chứng khoán có giá trị phát triển theo vòng xoắn ốc nguy hiểm, cách xa các giá trị kinh tế thực tế. Sự bất bình đẳng về thu nhập và sự giàu có của một số cá nhân đã đạt đến mức cao nhất lịch sử.
Có thể thấy, chủ nghĩa tư bản đã xây dựng các lỗ hổng cho một cuộc khủng hoảng khác, có thể bùng nổ bất cứ lúc nào khi được kích hoạt. Lần kích hoạt lần này không phải là cuộc khủng hoảng Dot.com năm 2000 hay khủng hoảng nợ năm 2008-2009, mà là một loại virus. Và tất nhiên, hệ tư tưởng tư bản chính thống chỉ lo tập trung vào việc bảo đảm sự vận hành của nền kinh tế chứ không phải vá lỗ hổng của hệ thống. Do đó, các chính sách chủ đạo trong cuộc khủng hoảng này chỉ nhằm mục đích tái lập chủ nghĩa tư bản như trước đây. Ngay cả khi họ thành công, điều đó sẽ đưa chúng ta trở lại một hệ thống tư bản có lỗ hổng tích lũy sẽ sớm sụp đổ vì một kích hoạt khác.
Khi bức màn được đại dịch CODIV-19 vén lên, có thể thấy được sự chỉ trích của xã hội đối với chủ nghĩa tư bản và các lỗ hổng mà nó đã tích lũy vì nhiều lý do.
Trước hết, virus là một phần của tự nhiên. Chúng đã nhiều lần tấn công loài người, có những lần rất nguy hiểm, từ quá khứ xa xôi cho tới gần đây. Năm 1918, Cúm Tây Ban Nha đã giết chết gần 700.000 người ở Mỹ và hàng triệu người ở các quốc gia khác. Các virus xuất hiện gần đây bao gồm SARS, MERS và Ebola. Điều quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng là mỗi xã hội phải chuẩn bị sẵn sàng các quy trình xét nghiệm, khẩu trang, máy thở, giường bệnh, nhân viên được đào tạo … để quản lý các loại virus nguy hiểm. Ở Mỹ, các đối tượng thiết yếu như vậy được sản xuất bởi các doanh nghiệp tư bản tư nhân với mục tiêu là lợi nhuận chứ không phải sức khỏe người dân. Việc sản xuất nhằm mục đích dự trữ các sản phẩm đó không mang lại lợi nhuận, điều đó không và vẫn chưa được các ông chủ tư bản thực hiện cho tới nay.
Chính phủ Mỹ cũng không sản xuất hoặc dự trữ những sản phẩm y tế đó. Các chính khách hàng đầu của Mỹ bị chi phối bởi các đặc quyền tư bản tư nhân, đó là mục tiêu chính mà họ bảo vệ và củng cố. Kết quả là cả chủ nghĩa tư bản và chính phủ Mỹ đều không thực hiện nghĩa vụ cơ bản nhất của bất kỳ hệ thống kinh tế nào: Bảo vệ, duy trì sức khỏe và an toàn công cộng. Sự phản ứng của chủ nghĩa tư bản Mỹ với đại dịch COVID-19 là sự kế tiếp của những gì đã xảy ra kể từ trước thời điểm tháng 12/2019: Quá ít và quá muộn. Nó đã thất bại. Đây là vấn đề.
Lý do thứ hai là do các phản ứng đối với sự sụp đổ kinh tế ngày hôm nay của Trump, của đảng Cộng hòa và hầu hết các thành viên đảng Dân chủ đều cẩn thận tránh mọi chỉ trích về chủ nghĩa tư bản. Tất cả bọn họ đều tranh luận về virus, đổ lỗi cho Trung Quốc, cho người nước ngoài, cho các chính trị gia khác, nhưng không bao giờ đề cập đến hệ thống bị lỗi mà họ đang phục vụ. Khi Trump và những chính khách khác ép dân chúng quay trở làm việc, mặc dù điều đó là mạo hiểm với hàng triệu sinh mạng, họ đã cố làm sống lại một chủ nghĩa tư bản đang hấp hối và ngó lơ vấn đề sức khỏe cộng đồng.
Lý do thứ ba khiến chủ nghĩa tư bản bị kết tội ở đây là các hệ thống giải pháp – thứ chỉ có thể vận hành hiệu quả khi không bị chi phối bởi tư duy lợi nhuận trên hết. Mặc dù không tạo ra lợi nhuận, việc sản xuất và dự trữ mọi nguồn lực y tế cần thiết sẽ là tiền đề cho việc khống chế được đại dịch và cứu vãn nền kinh tế. Giờ đây, những thiệt hại mà đại dịch COVID-19 gây ra đã vượt quá xa chi phí sản xuất, dự trữ các quy trình xét nghiệm và máy thở. Sự thiếu hụt về chuẩn bị y tế đang chịu rất nhiều trách nhiệm cho thảm họa ngày hôm nay.
Chủ nghĩa tư bản đã luôn theo đuổi lợi nhuận với cái giá là sự đánh đổi các giá trị và nhu cầu xã hội cấp bách hơn. Nó là một hệ thống bất lực đến cùng cực. Đại dịch này đang chứng minh sự thật đó với mọi người. Một nền kinh tế dựa trên lợi ích của người lao động, nơi các công nhân điều hành doanh nghiệp một cách dân chủ, quyết định sản xuất như thế nào và ở đâu, và làm gì với lợi nhuận ra sao, mới có thể là một nền kinh tế đặt các nhu cầu và mục tiêu của toàn xã hội (như chuẩn bị thích hợp cho đại dịch) lên trên lợi nhuận.
Người lao động chiếm đa số trong tất cả các xã hội tư bản, lợi ích của họ là lợi ích của đa số. Người sở hữu lao động luôn là thiểu số, là những người có lợi ích đặc biệt trong xã hội này. Chủ nghĩa tư bản mang lại cho thiểu số đó địa vị, lợi nhuận và quyền lực để xác định cách thức toàn bộ xã hội sống hay chết như thế nào. Đó là lý do tại sao tất cả các nhân viên bây giờ tự hỏi và lo lắng về việc công việc, thu nhập, nhà cửa và tài khoản ngân hàng của họ sẽ được duy trì bao lâu trong hệ thống này. Một thiểu số người sử dụng lao động – nhà tư bản – quyết định tất cả những nhu cầu sống còn đó và loại trừ đa số (nhân viên) ra khỏi những quyết định quan trọng, mặc dù cuộc sống của họ được định đoạt bới những quyết định này.
Tất nhiên, ưu tiên hàng đầu bây giờ là sức khỏe và an toàn của cộng đồng. Cuối cùng, người lao động trên cả nước Mỹ đã suy nghĩ về việc từ chối tuân theo các đơn đặt hàng thời dịch bệnh, điều khiến họ phải làm việc trong điều kiện nguy hiểm vì lợi ích của các ông chủ tư bản. Do đó, chủ nghĩa tư bản của Mỹ đã tự đặt một cuộc tổng đình công vào chương trình nghị sự xã hội ngày hôm nay.
Ưu tiên thứ hai là việc rút ra bài học lớn từ thất bại của chủ nghĩa tư bản khi đối mặt với đại dịch. Chúng ta không cần phải chịu đựng một sự đổ vỡ xã hội nguy hiểm và không cần thiết như vậy một lần nữa. Do đó, một cuộc đại phẫu để thay đổi toàn bộ hệ thống là điều chúng ta cần hướng đến trong giai đoạn sau đại dịch.
T.X.V

NGUYỄN TƯỜNG TUẤN - KẺ VÔ LIÊM, BẤT CHÍNH XUYÊN TẠC, BÔI XẤU ĐẠO ĐỨC, NHÂN CÁCH HỒ CHÍ MINH VÀ VAI TRÒ, UY TÍN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


Dẫu biết rằng, các thế lực thù địch, phản động chưa bao giờ từ bỏ âm mưu, thủ đoạn chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, chống phá sự nghiệp cách mạng của toàn thể nhân dân Việt Nam, nhưng mới đây Nguyễn Tường Tuấn – kẻ phản động, bất chính, vô liêm sỉ lại đăng bài “Hồ virut” trên trang các trang mạng, mưu đồ tập trung công kích Đảng Cộng sản Việt Nam và phỉ báng đạo đức, nhân cách Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chắc chắn rằng, toàn thể nhân dân Việt Nam, cũng như nhân loại tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới không ai tin giọng điệu sảo trá, vô lương, bất chính của Nguyễn Tường Tuấn. Y càng nói, càng viết lại càng lộ rõ tâm địa xấu xa của kẻ phản động hại dân, hại nước, tất sẽ bị cả dân tộc Việt Nam và nhân loại tiến bộ phỉ nhổ.
1. Đạo đức, nhân cách Hồ Chí Minh là một mẫu mực tuyệt vời về nhân cách của người cộng sản và là mẫu hình để toàn thể nhân loại tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới noi theo, chỉ những kẻ vô liêm, bất chính hoặc mắt đui, tai điếc mới không nhận thấy, mới dám phỉ báng và bôi đen.
  Tâm hồn, đạo đức, nhân cách, trí tuệ, tài năng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được nhân dân Việt Nam và nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới thừa nhận và ngợi ca. Ngợi ca Chủ tịch Hồ Chí Minh – ngợi ca đạo đức, nhân cách của Người là tâm nguyện, là trách nhiệm cao cả, là đạo lý uống nước, nhớ nguồn của mọi con dân đất Việt. Vậy mà, Nguyễn Tường Tuấn, kẻ ngoại đạo, bất lương, bất liêm, bất chính lại dám phỉ báng xuyên tạc đạo đức, nhân cách của Người.
Nhân dân Việt Nam đời đời biết ơn và ghi nhớ công lao vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người đã dẫn dắt con đường cách mạng Việt Nam, đưa nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ cho thực dân, đế quốc trở thành người chủ của đất nước. Nhân dân Việt Nam được sống trong độc lập tự do, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc như ngày hôm nay là công ơn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ai ai cũng hiểu điều đó, chỉ những kẻ tai điếc, mắt đui như Nguyền Tường Tuấn mới không nhìn thấy, không nhận ra. Chân lý “Không có gì quí hơn độc, lập tự do”, chân lý đã được lịch sử kiểm chứng và nhân dân Việt Nam là người hơn ai hết hiểu được giá trị cao quí của chân lý vĩnh hằng này. Nếu ai đó dám phỉ báng Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Hồ virut”, dám kết cho Người là “kẻ này”, “kẻ nọ” thì đích thị họ là “cẩu tặc”, là kẻ phản động, hại nước, hại dân. Nguyễn Tường Tuấn chính là kẻ như vậy, chắc chắn nhân dân Việt Nam không một ai là không căm ghét và phỉ nhổ vào những kẻ “ cẩu tặc” như Y.
Dân tộc ta đã sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã làm “rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông, đất nước ta”. Điều đó, được cả nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới và dân tộc Việt Nam thừa nhận, suy tôn, được lịch sử ghi nhận như một niềm tự hào, kiêu hãnh vô song. Hồ Chí Minh người chiến sĩ cộng sản mẫu mực, vị anh hùng giải phóng dân tộc, lãnh tụ thiên tài, thông minh xuất chúng, có trí óc sáng tạo, trọn đời cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, có tầm cao trí tuệ, có sự nhạy cảm đặc biệt về chính trị và khả năng tuyệt vời trong nắm bắt qui luật khách quan về sự vận động, phát triển của lịch sử để dẫn dắt dân tộc đi đến những vinh quang như hôm nay. Những kẻ như Nguyễn Tường Tuấn, nếu không nhờ công ơn đó, chắc gì đã được sinh ra và lớn lên trên cõi đời này, vậy nên cũng đừng “ăn cháo, đá bát”, đừng vô ơn bạc nghĩa, đừng ném đá vào lịch sử, đừng phỉ báng thần tượng Hồ Chí Minh, hãy giữ lại dù chỉ một chút lương tri, nếu không làm gì giúp được cho dân, cho nước thì hãy cứ sống yên phận là “kẻ tôi đòi”, đừng làm gì để mang tội với nhân dân, với đất nước và hậu thế sau này.
2. Vai trò, uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được lịch sử dân tộc ghi nhận và toàn thể nhân dân Việt Nam thừa nhận và suy tôn, chỉ những kẻ vô đạo, bất lương như Nguyễn Tường Tuấn mới dám xuyên tạc, nói xấu.
 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam vượt qua bao ghềnh thác để đi đến thành công như ngày nay, đó là niềm tự hào không chỉ của những người cộng sản mà của toàn thể nhân dân, dân tộc Việt Nam và nhân loại tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới. Vậy mà, nguyễn Tường Tuấn – kẻ phản động, bất liêm, bất chính lại ra sức xuyên tạc, phủ nhận, nói xấu. Y càng viết càng chứng tỏ sự ngu dốt, ấu trĩ về chính trị. Những luận điệu “Tuyển mộ; Tẩy não; Ban phát quyền lực…” mà Y vẽ ra thật sặc mùi phản động và càng cho thấy Y là kẻ đui mù, chẳng hiểu gì về thế sự của Việt Nam. Cái mà Y cố nặn ra để tuyên truyền trên mạng nếu không phải có ý đồ reo rắc sự hoài nghi, không phải để làm lung lạc ý chí, niềm tin của nhân dân Việt Nam, của những người cộng sản, cũng như mọi người dân yêu nước Việt Nam về tương lai tươi sáng của dân tộc, thì đích thị là giọng lưỡi của kẻ phản động, hại nước, hại dân, kẻ viết thuê cho bọn chống cộng, đi ngược lại mong ước, nguyện vọng của toàn thể dân tộc Việt Nam.
Nguyễn Tường Tuấn, cố tình xuyên tạc, cắt xén trích dẫn ra những sự kiện này sự kiện nọ, lời nói của người này, người khác để vu cáo, nói xấu và xuyên tạc rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam không có khả năng lãnh đạo đất nước, không có đường lối độc lập tự chủ. Sự thực thì ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn giữ vững và giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đây là một bài học kinh nghiệm vô cùng quí báu về sự thành công của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng, mỗi người dân cũng như mỗi người cộng sản Việt Nam đều thấm thía bài học này. Bởi vì, họ hiểu sâu sắc rằng nếu không có đường lối độc lập tự chủ thì Đảng ta, nhân dân ta không thể làm nên chiến công thần kì qua hai cuộc khác chiến chống thực dân Pháp về đế quốc Mỹ để thống nhất đất nước, giải phóng dân tộc. Đặc biệt, nếu Đảng ta không có đường lối độc lập tự chủ thì công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, nhất là cuộc tổng tiến công mùa xuân năm 1975 và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử khó có thể diễn ra và đem lại chiến thắng vẻ vang như vậy. Bước sang thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế và khu vực hiện nay Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn kiên trì giữ vững đường lối độc lập tự chủ mới có những thành công như ngày nay. Thành tựu của gần 35 năm đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chứng minh điều đó, sự thật hiển nhiên đó không chỉ những người cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam cảm nhận được mà bạn bè khắp năm châu cũng phải thừa nhận và ngợi ca sự tài giỏi của Đảng Cộng sản Việt Nam và thành công của cách mạng Việt Nam. Đúng như Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam - Chủ tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam long trọng phát biểu trong lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng: “Với những thành tựu to lớn đã đạt được, chúng ta có cơ sở để khẳng định rằng, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”; và “Với tất cả sự khiêm tốn của người cách mạng, chúng ta vẫn có thể nói rằng: “Đảng ta thật là vĩ đại! Nhân dân ta thật là anh hùng!”.
                                 T.X.V

VẠCH TRẦN KẺ PHẢN QUỐC XẢO TRÁ - Jackhammer Nguyễn


Gần đây, trên trang mạng xuất hiện bài viết của Jackhammer Nguyễn với tựa đề “Virus Corona và biến dị cộng sản”, đã đưa ra những lời bịa đặt xuyên tạc trắng trợn về con đường và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Bài viết đã cho thấy nhận thức lệch lạc của y với chủ đích làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Theo Jackhammer Nguyễn, hệ thống cộng sản là một “hệ thống hủy diệt”, trong khi một sự thật lịch sử không thể phủ nhận là chủ nghĩa cộng sản mới chính là tương lai của nhân loại. Từ hơn 160 năm về trước, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa luôn vấp phải sự chống đối quyết liệt của giai cấp tư sản. Điều này không đáng ngạc nhiên bởi lý tưởng về một xã hội không còn chế độ người bóc lột người sẽ động chạm đến những quyền lợi căn bản nhất của giai cấp bóc lột. Lo sợ về sự tồn tại và những ảnh hưởng tích cực của chủ nghĩa xã hội, chúng ra sức bôi nhọ, phủ nhận các thành tựu và đóng góp lớn lao của hệ thống chủ nghĩa xã hội đối với nhân loại trong thế kỷ XX.
Tuy nhiên, sự thật lịch sử là trên con đường đấu tranh gian khổ được soi sáng bởi lý tưởng cộng sản, những người cộng sản của đất nước Xô Viết và một số dân tộc khác đã tập hợp được các tầng lớp nhân dân xung quanh mình, đứng lên đánh bại chủ nghĩa phát xít, cứu nhân loại khỏi thảm họa diệt chủng. Không những vậy, công cuộc đổi mới, cải cách của các nước xã hội chủ nghĩa trong đó có Việt Nam và Trung Quốc đã và đang đạt được nhiều thành tựu ấn tượng. Ở nhiều quốc gia Mỹ Latinh, lực lượng cánh tả đang được dân chúng ủng hộ. Một số giá trị xã hội chủ nghĩa đang phục hồi ở Nga và trong các nước tư bản. Chính A.Dinôviép, một người Nga không đứng về phe cộng sản đang sống lưu vong đã khẳng định: “Những thành tựu của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới trong suốt thế kỷ XX đã thấm vào máu thịt của loài người”. Con người luôn mơ ước đến một xã hội tốt đẹp. Nhưng nếu chỉ là ước mơ dựa trên tình cảm thì không thể nào thực hiện được. Sự phát triển hàng trăm năm của chủ nghĩa tư bản không thể giải quyết được sự bất công, bất bình đẳng giữa các dân tộc và giai cấp trong xã hội. Chỉ đến khi chủ nghĩa Mác ra đời, vạch ra quy luật khách quan của sự phát triển xã hội đi tới chủ nghĩa cộng sản – một chế độ xã hội xây dựng trên cơ sở giải phóng triệt để xã hội và con người. Mặc dù chủ nghĩa xã hội trên thế giới đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức nhưng chúng ta hoàn toàn tin tưởng chủ nghĩa xã hội mới là chìa khóa duy nhất đúng cho khát vọng cháy bỏng của nhân loại về một xã hội bình đẳng, bác ái. Đó mới là tương lai của nhân loại, là sự vận động đúng với quy luật tiến hóa của lịch sử.
Jackhammer Nguyễn còn trắng trợn tuyên bố rằng “chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam là biến dị”. Thực chất, mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam có những đặc trưng phù hợp với bối cảnh và điều kiện của đất nước. Thực tiễn đã chứng minh đây là mô hình đúng đắn duy nhất tại Việt Nam vào thời điểm này. Đi lên chủ nghĩa xã hội, cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản, là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử. Con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân Việt Nam lựa chọn là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Hiện nay, có nhiều quan điểm cho rằng “quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua tư bản chủ nghĩa là sai lầm, trái quy luật”. Sự thật con đường mà Việt Nam đã lựa chọn do tính tất yếu về chính trị và kinh tế quy định. Bản chất của con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta lựa chọn là một cuộc cách mạng nhằm tạo ra một sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội để “khi kết thúc thời kỳ quá độ là xây dựng xong về cơ bản những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị và tư tưởng, văn hóa phù hợp làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh”. Thực tế đã chỉ rõ, không có mô hình chính trị xã hội nào là toàn vẹn. Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta tuy có những sai lầm, vấp váp trong nhận thức lý luận và tổ chức thực tiễn. Song, Đảng ta với bản lĩnh vững vàng của một đảng mácxít chân chính, đã dám nhìn thẳng vào sự thật, kiên quyết sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm; biến những sai lầm, vấp váp đó thành bài học để nước ta thêm vững bước trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Trước những sự thật hiển nhiên như vậy, cớ sao Jackhammer Nguyễn , kẻ tự nhận mình “quan tâm đến vận mệnh quốc gia” lại có những phát ngôn vô căn cứ, xuyên tạc sự thật như vậy? Tất cả điều đó khẳng định, y là một kẻ phản quốc thiếu cả lý trí lẫn tình cảm, kẻ không ngại ngần đưa ra những phát ngôn trơ trẽn để đạt được mưu đồ chính trị cá nhân, sẵn sàng bán nước cầu vinh.
Tóm lại Jackhammer Nguyễn đã cố tình xuyên tạc sự thật nhằm phủ nhận công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Chúng ta phải hết sức cảnh giác với luận điệu này đồng thời kiên quyết đấu tranh vạch trần và bác bỏ.
                            T.X.V



ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG GÓP Ý XÂY DỰNG DỰ THẢO CÁC VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẢNG ĐỂ CHỐNG PHÁ TA


Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang trong quá trình chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng. Đây cũng là thời điểm mà các thế lực thù địch, phản động cùng những phần tử cơ hội, bất mãn chính trị gia tăng các hoạt động tuyên truyền kích động, xuyên tạc, chống phá một cách quyết liệt. Đặc biệt, chúng triệt để lợi dụng chủ trương lấy ý kiến xây dựng dự thảo văn kiện đại hội đảng các cấp, nhất là Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng để chống phá.
Trong lãnh đạo, chỉ đạo chuẩn bị đại hội đảng các cấp, nhất là Đại hội XIII của Đảng, một trong những nội dung quan trọng được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương nhấn mạnh đó là, phải chủ động phòng ngừa, cảnh giác, ngăn chặn, đấu tranh, không để tác động, chi phối bởi những thông tin không chính thức, thông tin giả, xấu độc, bịa đặt, xuyên tạc trên internet, mạng xã hội… Đặc biệt trong việc tổ chức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân đóng góp ý kiến xây dựng dự thảo các văn kiện đại hội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhiều lần yêu cầu cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể cần nêu cao tinh thần cảnh giác, ý thức tự “đề kháng”, năng lực phản bác của nhân dân trong cuộc đấu tranh làm thất bại những âm mưu, thủ đoạn, luận điệu sai trái nhằm phá hoại đại hội đảng của các thế lực thù địch...
Sở dĩ người đứng đầu Đảng, Nhà nước ta nhấn mạnh vấn đề này bởi trên thực tế có một số phần tử cơ hội chính trị, được các thế lực thù địch, phản động hà hơi, tiếp sức, lợi dụng công việc hệ trọng này để chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Chúng cho rằng thời điểm diễn ra đại hội đảng các cấp, nhất là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII là thời cơ cần lợi dụng tối đa để chống phá. Thông qua mạng xã hội, các trang web của bọn phản động lưu vong, một số báo mạng xưa nay vốn thiếu thiện chí với Việt Nam ở hải ngoại, chúng ra sức tuyên truyền xuyên tạc, tác động nhằm "nắn dòng dư luận" tiến tới mục tiêu làm chệch hướng đường lối, chủ trương của Đảng ta theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản.
Những quan điểm sai trái, những luận điệu xuyên tạc, phản động ấy không chỉ là “lời nói gió bay” mà còn được họ soạn thảo thành những tài liệu mạo danh, nặc danh dài hàng trăm trang chứa đựng thông tin xấu độc... rồi tán phát trên một số trang mạng. Bằng những thủ đoạn rất tinh vi, các thế lực thù địch, phản động còn móc nối, lôi kéo và dùng chính những phần tử thoái hóa, biến chất ngay trong nội bộ ta lợi dụng việc đóng góp vào dự thảo các văn kiện đại hội đảng để xuyên tạc sự thật, công kích, chống phá ta, dưới nhiều hình thức như: “Thư ngỏ”, “thư trao đổi”; “thư góp ý”… Nội dung mà chúng tập trung là xuyên tạc tình hình đất nước; làm lu mờ những thành quả cách mạng, thổi phồng những tồn tại, hạn chế trong phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh... của đất nước, rồi quy kết đổ lỗi nguyên nhân của những hạn chế ấy là do thể chế chính trị, sự yếu kém trong thực hiện vai trò lãnh đạo, từ đó làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào Đảng ta; xuyên tạc, bịa đặt những thông tin liên quan đến công tác nhân sự đại hội;... Chúng cho rằng đại hội lần này là thời cơ để Việt Nam đổi mới thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Chúng lập luận rằng nếu Việt Nam vẫn chỉ có độc nhất một đảng lãnh đạo thì không thể nói tới một nền dân chủ chân chính... Nhìn vào những bản góp ý được chuẩn bị công phu, lập luận không kém phần logic với những câu từ được trau chuốt bóng bẩy ấy, nếu ai đó non kém về nhận thức chính trị, sẽ rất dễ lầm tưởng và cho đấy là sự góp ý trách nhiệm, tâm huyết. Nhưng thực chất đó là những luận điệu hết sức sai trái và cực kỳ nguy hiểm.
Mục tiêu của những giọng điệu ấy vẫn không gì khác là hòng đánh lừa dư luận, lôi kéo những người thiếu bản lĩnh, nhẹ dạ, cả tin theo ý đồ chính trị của chúng, sâu xa hơn là phủ nhận tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lật đổ chế độ XHCN mà nhân dân ta đang dày công xây dựng. Cách thức thể hiện những nội dung ấy cũng không có gì mới, có chăng chỉ là sự thay đổi cách diễn đạt bằng những “xảo ngữ”, ngôn từ hoa mỹ, bóng bẩy nhằm tăng thêm độ tinh vi, thâm hiểm trong mưu đồ chống phá để dễ bề đánh lừa dư luận... Nhưng mọi âm mưu, thủ đoạn thâm độc ấy đã và đang bị vô hiệu hóa, bởi cùng với phát huy dân chủ, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn kiên định những vấn đề có tính nguyên tắc, luôn tỉnh táo, đề cao cảnh giác, không mơ hồ, ảo tưởng trước mọi chiêu trò chống phá.
Do đó, Chúng ta cần phải:
Một là, Cần khẳng định rằng mở rộng dân chủ, phát huy trí tuệ, tâm huyết, sự sáng tạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên, các tầng lớp nhân dân góp ý xây dựng dự thảo các văn kiện của Đảng, là chủ trương đúng đắn và là việc làm cụ thể khẳng định bản chất của chế độ ta. Phát huy dân chủ, huy động sức sáng tạo của toàn Đảng, toàn dân cũng là bài học kinh nghiệm quý báu rút ra từ thực tiễn quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: "Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến"; "thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn". Phát huy dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với tinh thần ấy, Đảng ta xác định tổ chức lấy ý kiến xây dựng dự thảo văn kiện đại hội đảng các cấp, đặc biệt là Đại hội XIII của Đảng là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; là công việc rất hệ trọng, mang tính quyết định đến tương lai phát triển của đất nước.
Bởi vậy, trong Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30-5-2019 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, yêu cầu rõ: “Công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng phải thực hiện phương châm kế thừa, ổn định, đổi mới, sáng tạo và phát triển; phát huy dân chủ đi đối với giữ vững nguyên tắc, siết chặt kỷ luật, kỷ cương...”. Tại các kỳ họp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương và nhiều cuộc làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng luôn nhấn mạnh: "Việc lấy ý kiến đóng góp tại đại hội đảng bộ các cấp và của các tầng lớp nhân dân là hết sức quan trọng, thể hiện ý Đảng, lòng dân, có giá trị thực tiễn phong phú, sinh động để Trung ương nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện dự thảo các văn kiện...". Vì vậy, việc lấy ý kiến của các cấp ủy, tổ chức đảng và nhân dân phải vừa sâu, vừa rộng; các ý kiến phải đóng góp thiết thực, nâng cao chất lượng các dự thảo văn kiện, thể hiện rõ sự tâm huyết, trách nhiệm với Đảng, với đất nước. Tổ chức tốt việc xin ý kiến nhân dân vào các dự thảo văn kiện của Đảng cũng là biện pháp thiết thực nhằm ngăn chặn những âm mưu, thủ đoạn lợi dụng công việc ý nghĩa này để chống phá.
Hai là, Thực tế đòi hỏi các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan chức năng cần phải quan tâm tạo điều kiện thuận lợi nhất để cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân nghiên cứu; thể hiện quan điểm, thái độ, chính kiến của mình đối với từng nội dung trong dự thảo các văn kiện. Mặt khác, tổ chức đảng, từng cơ quan, đơn vị, địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền cung cấp cho người dân đầy đủ thông tin cần thiết, định hướng để người dân hiểu đúng mục đích, ý nghĩa của công việc hệ trọng này. Cần coi việc giúp cán bộ, đảng viên và người dân hiểu đúng, nhận thức đầy đủ về dự thảo các văn kiện là phương cách tốt nhất để nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động phát hiện, đấu tranh kịp thời với mọi tư tưởng, quan điểm sai trái.
Ba là, Đối với mỗi cán bộ, đảng viên và từng người dân, khi tiếp cận với những thông tin, tài liệu tán phát trên mạng cần phải tỉnh táo nhận diện đâu là thông tin tốt, đâu là thông tin xấu, đâu là thông tin có cơ sở, đâu là thông tin xuyên tạc, bịa đặt; tránh bị cuốn theo những giọng điệu mỹ miều, xảo trá của các thế lực thù địch và những phần tử cơ hội mà dẫn tới tư tưởng hoài nghi, hoang mang, dao động, suy giảm niềm tin với Đảng và chế độ.
Bốn là, Cùng với tổ chức chặt chẽ việc đóng góp ý kiến, cần tổ chức tốt việc tổng hợp, tiếp thu ý kiến của đại hội đảng bộ các cấp để hoàn thiện, nâng cao chất lượng các dự thảo văn kiện, trình Trung ương xem xét thông qua, sau đó xin ý kiến nhân dân trước khi trình Đại hội XIII của Đảng. Trong tổng hợp và ghi nhận những ý kiến đóng góp của các cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, các cơ quan chức năng cần có sự nhìn nhận, đánh giá, phân tích kỹ lưỡng, thận trọng, tuyệt đối không để kẻ xấu lợi dụng công việc ý nghĩa này để thực hiện những mục đích cá nhân, kích động chia rẽ nội bộ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân; chống phá Đảng, nhà nước và nhân dân ta.
Năm là, Bằng các biện pháp nghiệp vụ, nhất là những biện pháp kỹ thuật công nghệ, các lực lượng chức năng cần chủ động phát hiện những nội dung xấu độc trên mạng xã hội, những trang mạng tán phát thông tin, tài liệu xấu độc, mạo danh, nặc danh, lợi dụng việc góp ý xây dựng dự thảo các văn kiện đại hội đảng để xuyên tạc, công kích, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, từ đó tổ chức đấu tranh ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với những tổ chức, cá nhân liên quan theo pháp luật.
L.D.T


Trong khi cả nước chung sức, đồng lòng đẩy lùi đại dịch Covid-19, lại có người đi ngược


Đại dịch Covid-19 hiện đang trở nên phức tạp và lan rộng trên thế giới, nhiều nước và vùng lãnh thổ oằn mình giữa đại dịch. Việt Nam đã và đang tập trung mọi nguồn lực để từng bước ngăn chặn và đẩy lùi dịch Covid-19, bảo vệ sức khỏe Nhân dân. Nhưng thật đáng tiếc lại có những người đang đi ngược lại dòng chảy chung của dân tộc.
Trước những thảm họa kinh hoàng trên thế giới do dịch Covid-19 gây ra, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, từ 0h00 ngày 01/4/2020, Chính phủ đã chính thức áp dụng biện pháp cách ly xã hội, thông qua Chỉ thị 16/CT-TTg, ngày 31/3/2020. Đây là một biện pháp hoàn toàn không mong muốn, nhưng vô cùng cần thiết, cấp bách, thậm chí có tính quyết định thành công của việc ngăn chặn lây lan dịch Covid-19. Đó là hành động thể hiện sự quyết tâm, nhất quán trong công tác phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam theo tinh thần Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Bởi, hơn lúc nào hết, Việt Nam đang trong giai đoạn vàng của cuộc chiến chống dịch bệnh Covid-19. Nhiều quốc gia vì không hành động quyết liệt, khẩn trương và kịp thời đã bỏ lỡ giai đoạn vàng quý giá đó và phải trả giá bằng cả tính mạng con người và của cải một cách đáng tiếc. Chính vì vậy, Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã nhận được sự hưởng ứng, đồng tâm, hiệp lực của toàn xã hội trên mặt trận này. Người người, nhà nhà đều đồng lòng quyết tâm với Chính phủ. Những câu nói đơn giản như “Hãy ở yên khi Tổ quốc cần”, “Ai nơi nào, ở yên chỗ đó”, “ở nhà là yêu nước”,… đang được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, có sức lan tỏa mạnh mẽ, đề cao ý thức người dân hạn chế ra ngoài, để chặt đứt đường lây của Covid-19 trong thời điểm hiện tại.
Không chỉ riêng Việt Nam, nhiều nước cũng thực hiện biện pháp phong toả, cách ly để chống đại dịch Covid-19. Thế nhưng, dưới cái mác nhà “dân chủ”, một số người Việt và cả những người không có thiện chí với Việt Nam, ra sức tìm mọi cách xuyên tạc, tung tin bịa đặt, tin giả hòng gây mất niềm tin của Nhân dân vào Đảng, Nhà nước ta. Họ cho rằng, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ như thế là: ngăn sông, cấm chợ, vi phạm quyền tự do của người dân, v.v. Từ đó, họ kích động, cổ suý cho lối sống ích kỷ, vụ lợi, vô trách nhiệm,… hòng gây bất ổn xã hội để đi đến phủ nhận những kết quả mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam đã đạt được trong phòng, chống đại dịch Covid-19, nhằm phục vụ những âm mưu đen tối của họ.
Đi tìm sự thực trong ý kiến của các nhà “dân chủ”
Thử hỏi các nhà “dân chủ”, các vị đang sống ở nước sở tại (Mỹ, châu Âu), nơi mà các vị ca ngợi là thiên đường của dân chủ, tự do thì công tác phòng, chống đại dịch Covid-19 để bảo đảm quyền sống của con người ra sao? Chắc các vị đã nắm được hậu quả thảm khốc do đại dịch Covid-19 gây ra của các nước: Mỹ, Ý, Tây Ban Nha,… hiện nay. Ở những nước này có nền y tế hiện đại, tiềm lực kinh tế mạnh, thì tại sao đại dịch Covid-19 lại đang từng giờ, hằng ngày cướp đi bao nhiêu sinh mạng. Đó là câu hỏi đang chờ câu hỏi của các vị. Tại Việt Nam, đất nước sát gần với tâm dịch Vũ Hán, Trung Quốc số người mắc Covid-19 đến những ngày đầu tháng 4 là hơn 200 người, gần 100 người đã được điều trị khỏi, chưa có người tử vong. Đó phải chăng là sự quan tâm, chăm lo của Nhà nước đối với quyền của người dân, đặc biệt là quyền được sống. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên bố: Việt Nam sẵn sàng hy sinh về kinh tế để bảo vệ tính mạng của người dân. Việc phong toả, cách ly xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc và khu phố Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội,… để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 thành công là một minh chứng sống động nhất trong xử lý dịch của Chính phủ Việt Nam. Vậy cớ gì, các vị cứ cố tình không thấy sự thực, mà lại ra sức xuyên tạc thực tiễn sinh động trong công tác phòng, chống đại dịch Covid-19, bảo đảm quyền sống cho người dân Việt Nam.
Việc Việt Nam xử lý những cá nhân vi phạm pháp luật, như: đưa tin giả để bán hàng, câu like trên mạng xã hội, không tuân thủ, thậm chí là chống đối các quy định về phòng, chống dịch của Bộ Y tế,... là hoàn toàn đúng với pháp luật Việt Nam được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015. Điều đó không riêng gì Việt Nam thực hiện, mà hàng loạt quốc gia cũng thực hiện như vậy. Cũng với những vi phạm trên, ở Cộng hòa liên bang Nga còn phạt tù với thời gian tối đa lên tới 07 năm. Thế thì tại sao các vị nói Việt Nam vi phạm “nhân quyền”?
Ở Việt Nam, thực tiễn thời gian qua cho thấy, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Chính phủ và sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự chung tay của toàn xã hội với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, tất cả vì sức khỏe, tính mạng của nhân dân. Vì vậy, tới ngày 05/4/2020, Việt Nam là một trong 5 quốc gia mới có hơn 200 bệnh nhân nhiễm Covid-19, trong đó đã có 90 bệnh nhân khỏi bệnh (có cả người nước ngoài) và chưa có trường hợp nào tử vong. Với kết quả phòng, chống, kiểm soát dịch như vậy, nếu ai là người Việt có lương tâm, biết suy nghĩ, có tình người thì đã hết sức vui mừng cho dân tộc, đất nước mình; phải có tinh thần khích lệ và biết ơn những ai đã giúp cho đất nước này vượt qua khó khăn, nguy hiểm, biết tự hào về cách thức, nỗ lực, quyết tâm chính trị cao của dân tộc trong phòng, chống đại dịch Covid-19. Ngược lại, dưới cái mác “dân chủ”, họ ra sức xuyên tạc, phá hoại thành quả trong công tác phòng, chống dịch của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta. Họ đích thực là những người vô lương tâm, ích kỷ, chỉ muốn “mọi người vì mình”, mà chẳng bao giờ vì Tổ quốc Việt Nam, nơi sinh ra mình.
Trong thời điểm hiện nay khi diễn biến dịch Covid-19 đang ngày càng phức tạp, nguy cơ dịch lan rộng vẫn còn hiện hữu, bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của các ngành, các cấp thì mỗi công dân cần nâng cao ý thức, trách nhiệm xã hội để góp phần bảo vệ bản thân, cộng đồng và đẩy lùi dịch bệnh. Trước hết, mỗi công dân dù ở bất cứ cương vị nào cần hết sức tin tưởng vào các quyết sách, biện pháp của Chính phủ, không để các thế lực thù địch kích động, lợi dụng để tung tin bịa đặt, gây hoang mang trong xã hội, gây chia rẽ khối đoàn kết thống nhất giữa Nhân dân với Đảng. Cần phải tỉnh táo khi tiếp nhận thông tin từ mạng xã hội, không chia sẻ, đăng lại hay cổ súy cho những quan điểm, bài viết, hình ảnh giả tạo trên mạng xã hội hoặc những trang phản động.
Phải mạnh mẽ lên án, phê phán thói ích kỷ, vô trách nhiệm trong phòng, chống đại dịch Covid-19
Trước những hành động kịp thời và trên hết là vì sức khỏe người dân, vì sự bình an cho đất nước của Đảng và Nhà nước, khắp nơi trên cả nước, người dân đã phát huy cao độ tính tự giác, đề cao trách nhiệm trong phòng, chống dịch. Nhiều người đã đăng tải bài viết, sáng tác ca khúc kêu gọi bạn bè, người thân hạn chế việc đi lại và chỉ ra ngoài nếu thật sự cần thiết để phòng chống Covid-19. Song, thật buồn và đáng lên án những suy nghĩ và hành động của một số người, vì sự ích kỷ, kiêu ngạo cá nhân mà làm cho cả cộng đồng phải gồng mình, căng sức trước diễn biến hết sức phức tạp, khó lường của đại dịch. Đặc biệt, từ khi Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị 15 và 16 nhằm tăng cường các biện pháp phòng, chống, ngăn ngừa, tiến tới đẩy lùi dịch Covid-19, thì lại xuất hiện một số cá nhân không chấp hành, ngang nhiên vi phạm các quy định về cách ly xã hội. Mặc dù Chỉ thị nêu rõ: cấm tụ tập đông người nơi công cộng, như: quán bar, vũ trường, karaoke, massage, nhưng họ lại lén lút mở cửa hoạt động, vô tư đi tắm biển ở bãi biển Bình Thuận (ngày 30/3/2020); thậm chí một số đối tượng còn hung hãn chống đối khi lực lượng chức năng nhắc nhở, chấn chỉnh sai phạm về phòng, chống dịch của bản thân, v.v. Những hành vi nói trên không chỉ thể hiện sự thiếu ý thức mà còn coi thường pháp luật và sinh mạng cộng đồng, đi ngược lại các giải pháp phòng, chống, đẩy lùi đại dịch đang có hiệu quả của chúng ta cho nên cần phải lên án và xử lý thật nghiêm minh để làm gương cho người khác.
Câu chuyện về sự khai báo gian dối, vòng vo không trung thực của các bệnh nhân số 34 ở Bình Thuận, bệnh nhân số 17 ở Hà Nội và bệnh nhân số 178 ở Thái Nguyên thời gian qua đã gây họa cho chính mình, người thân của mình; đồng thời, gây khó khăn cho cơ quan chức năng và hệ thống phòng dịch, làm ảnh hưởng chung tới công tác phòng dịch của nhiều địa phương cũng như của cả nước, để lại hệ lụy thật khôn lường. Dưới góc độ đạo đức, những người ích kỷ như những trường hợp nêu trên, hẳn trong suy nghĩ của họ không bao giờ có cách sống “mình vì mọi người” mà trong họ chỉ muốn “mọi người vì mình”. Họ chẳng bao giờ cảm thông, sẻ chia những gian lao, hiểm nguy của những người trên tuyến đầu chống đại dịch, mong đem lại sự sống, sự bình yên của con người và cộng đồng, trong đó có chính họ. Hậu quả của sự ích kỷ, thiếu trách nhiệm đối với cộng đồng, chắc chắn tới đây họ sẽ bị pháp luật xử lý theo quy định; song, trước hết, là sự day dứt lương tâm và phán xét của xã hội dành cho mình. Đó là bài học đắt giá, là gương để mọi người soi vào, tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp với trào lưu chung của xã hội. Trong hoàn cảnh này, sự ích kỷ và kiêu ngạo còn nguy hiểm hơn cả Covid-19. Hãy chung sức, đồng lòng cùng nhau chống dịch chứ không nên vì cái “tôi” ích kỷ mà chống đối, không tuân thủ sự khuyến cáo, hướng dẫn phòng, chống dịch của Bộ Y tế và những quy định của Chính phủ, của địa phương. Cần gạt bỏ sự ích kỷ, kiêu ngạo, hãy “mình vì mọi người”, tự ý thức bản thân làm cái gì đó cho xã hội, trước hết là tự giác thực hiện cách ly xã hội để bảo vệ chính bản thân mình, bảo vệ những người mà chúng ta yêu thương, bảo vệ toàn thể cộng đồng xã hội, để sớm thắng “giặc Covid-19”.
“Bao giờ mới hết dịch?”, “Bao giờ cuộc sống mới trở về bình thường?”. Câu hỏi này, lời giải đáp chính là hành động của chúng ta ngày hôm nay. Nếu mọi người còn chủ quan, lơ là, không tuân thủ triệt để yêu cầu của Chính phủ và khuyến cáo của Bộ Y tế thì có thể chính họ sẽ bị nhiễm bệnh và trở thành nguồn lây không mong muốn. Và cuộc chiến này sẽ còn kéo dài, tốn công sức, tiền của và sức khỏe của cộng đồng. Vì vậy, điều cần thiết nhất lúc này là mọi người cần bình tĩnh, thực hiện theo khuyến cáo của Chính phủ và ngành Y tế. Việc phải cách ly, hạn chế ra khỏi nhà, giảm tiếp xúc, giao tiếp là điều không ai muốn nhưng nay là biện pháp cấp thiết, quyết định đến việc thành bại của cuộc chiến chống dịch bệnh này. Việc chống “giặc Covid-19” thời điểm này với nguyên tắc “gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh” theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ là cách tốt nhất để chúng ta chặn được đà lây lan của dịch.
Hiện nay, cuộc chiến chống dịch Covid-19 của Việt Nam vẫn đang trong vòng kiểm soát với sự quyết tâm cao độ, cùng sự nỗ lực không ngưng nghỉ của cả hệ thống chính trị. Song, sự nỗ lực của cơ quan chuyên môn và chính quyền các cấp có thể “đổ sông đổ bể”, nếu một vài công dân thiếu ý thức trách nhiệm trong phòng, chống dịch. Việc nâng cao ý thức công dân và thể hiện trách nhiệm xã hội của mỗi người trong lúc này là thể hiện tinh thần yêu nước, sức mạnh đoàn kết dân tộc và quyết tâm của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam chiến thắng dịch bệnh. Niềm tin, ý thức và trách nhiệm công dân sẽ góp phần chiến thắng dịch Covid-19, và chắc chắn chúng ta sẽ chiến thắng với tinh thần kỷ luật, kỷ cương, đoàn kết, sát cánh cùng nhau vì sức khỏe cộng đồng và sự bình yên của đất nước.
                                                                                   Nguồn: http://tapchiqptd.vn/

Thành tựu giáo dục của Việt Nam bác bỏ mọi xuyên tạc


Đã thành thông lệ, sắp đến kỳ Đại hội Đảng, các thế lực thù địch lại ra sức chống phá cách mạng nước ta trên mọi lĩnh vực, trong đó có phủ nhận thành tựu giáo dục, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, đấu tranh bác bỏ luận điệu xuyên tạc của chúng về vấn đề này là việc làm cấp thiết.
Với mưu đồ xuyên tạc tình hình đất nước, chế độ, một số người có cái nhìn thiếu khách quan, toàn diện, nhất là họ lợi dụng những yếu kém, khuyết điểm của ngành Giáo dục trong thời gian gần đây để xuyên tạc, phủ nhận thành tựu to lớn của nền giáo dục nước ta. Từ đó, đưa ra những luận điệu: “nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục dối trá từ trên xuống dưới”, “công cuộc cải cách giáo dục đã hoàn toàn thất bại”, v.v. Đây là những luận điệu sai trái nhằm xuyên tạc, phủ nhận thành tựu của nền giáo dục nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhìn lại nền giáo dục trước năm 1945, dưới chế độ thực dân, phong kiến, 95% dân số nước ta rơi vào tình cảnh mù chữ, đại đa số con em gia đình nông dân, nhân dân lao động không được đến trường. Trung bình mỗi tỉnh chỉ có từ 02 đến 04 trường tiểu học, mỗi trường có từ 100 đến vài trăm học sinh. Bậc Trung học chỉ có ở một số đô thị lớn, như: Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Mỗi trường cũng chỉ có khoảng 100 đến 200 học sinh. Đến năm 1945, toàn Đông Dương chỉ có Viện Đại học Đông Dương, gồm 10 trường Cao đẳng thành viên, với 1.575 sinh viên so với tổng số dân Việt Nam lúc đó là 23 triệu người.
Từ thực trạng nêu trên, ngay sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”1, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo; coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Trong từng thời kỳ cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nền giáo dục của Việt Nam có sự cải cách, đổi mới và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới.
Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 03/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến vấn đề “diệt giặc dốt”, là một trong sáu nhiệm vụ cấp bách của nước nhà lúc bấy giờ. Người đã ký sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ. Tiếp đến, tháng 10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi chống nạn thất học. Chỉ sau một năm phát động phong trào “diệt giặc dốt”, cả nước đã có 2,5 triệu người thoát nạn mù chữ và đến năm 1948 đã có 06 triệu người thoát nạn mù chữ.
Từ giữa thế kỷ XX đến nay, Việt Nam đã tiến hành nhiều cuộc cải cách giáo dục. Năm 1950, trong hoàn cảnh nước nhà còn muôn vàn khó khăn, nhưng cuộc cải cách giáo dục lần đầu tiên nhằm mục tiêu xây dựng một nền giáo dục của dân, do dân và vì dân. Đến năm 1956, cải cách giáo dục lần thứ hai hướng tới đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những công dân tốt, có đức, có tài. Năm 1981, cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba toàn diện hơn, đồng bộ hơn nhằm tạo bước chuyển biến mới về hệ thống giáo dục, nội dung và phương pháp dạy học. Đến những năm cuối của thế kỷ XX, nước ta đã có hơn 93,7% dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ, 85% tỉnh, thành phố và 90% quận, huyện đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đang tiến tới phổ cập trung học cơ sở, giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số đã có những chuyển biến tích cực.
Hiện nay, chúng ta đang tích cực tiến hành một “cuộc cách mạng” về giáo dục với việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), bảo đảm cho giáo dục Việt Nam phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Theo lộ trình, bắt đầu từ năm học 2020 - 2021, ngành Giáo dục chính thức triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc tiểu học.
Một trong những thành tựu trong gần 35 năm đổi mới được cộng đồng quốc tế ghi nhận là nền giáo dục Việt Nam có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Chúng ta đã hoàn thành mục tiêu đưa trẻ em đúng độ tuổi được đến trường, cơ bản hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Đến nay, Việt Nam đã có 700 trường đại học, học viện và trường cao đẳng với gần 73.000 giảng viên, hơn 16.500 tiến sĩ, 500 chương trình đào tạo, phối hợp với nhiều trường đại học trên thế giới và nhiều chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao, cử nhân tài năng, chương trình tiên tiến theo chuẩn quốc tế.
Theo báo cáo được Ngân hàng Thế giới công bố ngày 15/3/2018, có 07 trong số 10 hệ thống giáo dục hàng đầu thế giới đang nằm ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương. Trong đó, sự phát triển thực sự ấn tượng thuộc về hệ thống giáo dục của Việt Nam và Trung Quốc. Tháng 6/2018, tổ chức Quacquarelli Symonds  (QS) - Vương quốc Anh - đã công bố kết quả xếp hạng trường tốt nhất thế giới năm 20192. Theo đó, lần đầu tiên Việt Nam có trường Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh trong top 1.000 trường đại học hàng đầu thế giới.
Bước sang thiên niên kỷ mới, Việt Nam cũng trở thành một trong những điểm sáng trên bản đồ giáo dục thế giới khi đăng cai và tổ chức thành công nhiều kỳ thi quốc tế, như: Olympic Toán học quốc tế 2007, Olympic Vật lý quốc tế 2008, Olympic Sinh học quốc tế 2016. Đặc biệt, thành tích của các đội tuyển học sinh Việt Nam tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế cũng rất nổi bật. Trong 3 năm gần đây, 2017 đến 2019 đội tuyển Olympic quốc tế các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học của Việt Nam đều đạt thứ hạng cao.
Đối với nhà giáo, từ lâu dân tộc Việt Nam đã có truyền thống tôn sư trọng đạo, mọi người, mọi nhà luôn trân trọng những người làm nghề dạy học. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chính sách hợp lý, để bảo đảm cho đội ngũ nhà giáo yên tâm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục nước nhà phát triển. Hầu hết các thầy, cô giáo đều yêu nghề, yêu người, không ngừng rèn luyện, phấn đấu hoàn thành tốt sứ mệnh cao cả của mình, xứng đáng với lòng tin yêu, kính trọng của toàn xã hội.
Những kết quả đã đạt được là minh chứng sinh động về thành tựu to lớn của nền giáo dục Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mặc dù trong thời gian qua, với nhiều nguyên nhân khác nhau, nền giáo dục nước ta còn tồn tại một số hạn chế, bất cập, song không vì thế mà xuyên tạc, phủ định nền giáo dục Việt Nam.
Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nói chung và ngành Giáo dục nói riêng đã và đang nỗ lực loại bỏ những tiêu cực, khắc phục những hạn chế, bất cập nhằm tiếp tục phát triển nền giáo dục nước ta ngang tầm khu vực và thế giới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ nâng cao dân trí, bồi dưỡng, phát triển nhân tài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
__________________
1 - Hồ Chí Minh - Toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, H. 2011, tr 7.
2 - Bảng xếp hạng đại học thế giới Quacquarelli Symonds (QS World University Rankings) là bảng xếp hạng thường niên về thứ hạng các trường đại học trên thế giới của tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS). Bảng xếp hạng đại học thế giới QS được đánh giá là một trong những bảng xếp hạng có uy tín và ảnh hưởng hàng đầu thế giới.
                                                                          Nguồn: http://tapchiqptd.vn/

Nhận diện để chống xuyên tạc, phủ nhận tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh dưới góc nhìn văn học


Xuyên tạc, phủ nhận tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh luôn là mục tiêu chống phá của các thế lực thù địch. Vì vậy, để thực hiện điều đó, chúng sử dụng nhiều hình thức, biện pháp; trong đó, dùng văn học, nghệ thuật là một thủ đoạn nguy hiểm. Vì thế, nhận diện để chống mưu đồ của các thế lực thù địch dưới góc nhìn văn học là việc làm vừa cấp thiết, vừa lâu dài.
Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho hoạt động sáng tạo của các thế hệ văn nghệ sĩ, ở mọi loại hình nghệ thuật. Chỉ tính riêng văn học, mảng văn thơ viết về Bác đã hình thành một dòng chảy lớn, với các tác giả Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Hoàng Trung Thông, Minh Huệ, Viễn Phương, Trần Đăng Khoa,… trong thơ; Sơn Tùng, Hồ Phương, Hoàng Quảng Uyên, Nguyễn Thế Quang,… trong văn xuôi; Đặng Thai Mai, Hoàng Xuân Nhị, Hà Minh Đức, Phong Lê, Phan Ngọc, Lê Xuân Đức, Đoàn Trọng Huy, Nguyễn Thanh Tú,… trong nghiên cứu, phê bình. Những năm gần đây, tiếp nối mạch cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Búp sen xanh (1981) và các tác phẩm khác viết về Bác của Sơn Tùng, một số tiểu thuyết, như: Cha và con (2007) của Hồ Phương viết về thời niên thiếu của Bác; Khúc hát những dòng sông (2013) của Nguyễn Thế Quang khắc họa những năm cuối đời của bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu Bác Hồ; bộ ba tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó (2010), Giải phóng (2013) và Trông vời cố quốc (2017) của Hoàng Quảng Uyên tái hiện cuộc đời của Bác từ lúc ra đi tìm đường cứu nước cho đến những ngày Cách mạng Tháng Tám và cuộc kháng chiến kéo dài chín năm đã làm sáng tỏ thêm chân dung vĩ đại Hồ Chí Minh. Đồng thời cho thấy, lòng kính yêu sâu sắc, niềm ngưỡng mộ không bao giờ vơi cạn của các nhà văn Việt Nam đối với Bác. Việc nghiên cứu, tìm hiểu, ca ngợi, tôn vinh cuộc đời và sự nghiệp của Bác vừa là niềm say mê tự nguyện, vừa là bổn phận thiêng liêng của không ít người cầm bút xưa nay.
Hình tượng Hồ Chí Minh đã trở thành một đề tài có sức hấp dẫn lớn, giữ vị trí đặc biệt trong văn học Việt Nam hiện đại. Trên thực tế, không chỉ các nhà thơ Việt Nam, mà còn có không ít nhà thơ trên thế giới viết về Người, như Madeleine Riffaud (Pháp), Ewan MacColl (Anh), Ernst Schumacher (Đức), Pavel Antokolsky (Nga), Georgi Veselinov (Bulgaria), Lisandro Otero (Cuba), Rene Depestre (Haiti), v.v. Nhà thơ Cuba Felix Pita Rodriguez khẳng định, bằng nhan đề một bài thơ của mình, Hồ Chí Minh - tên Người là cả một niềm thơ.
Những thập niên gần đây, một trong những mũi nhọn chống phá hàng đầu để thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch là tập trung xuyên tạc, phủ nhận hình tượng Hồ Chí Minh. Chúng cho rằng, sở dĩ chế độ cộng sản ở Việt Nam còn tồn tại được đến ngày nay là nhờ nương tựa vào cái bóng của “huyền thoại Hồ Chí Minh”; do đó, muốn chế độ ở Việt Nam sụp đổ thì một trong những vấn đề quan trọng nhất là phải xóa bỏ được “thần tượng” này. Từ hải ngoại, chúng lan truyền các thông tin, luận điệu xuyên tạc, phủ nhận tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Một số đối tượng là nhà nghiên cứu, nhà báo, nhà văn ở trong nước và nước ngoài có quan điểm sai trái, lệch lạc cũng có những ấn phẩm mang hình thức văn học phụ họa, tiếp tay rất tích cực.
Các ấn phẩm, tài liệu mang yếu tố xuyên tạc, phủ nhận tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh - xuất hiện trong khoảng 30 năm qua - về mặt thể loại tồn tại cả ở hình thức hư cấu (truyện ngắn, tiểu thuyết) và phi hư cấu (hồi ký, nghiên cứu, phê bình). Có thể kể đến: Lê Hữu Mục với Hồ Chí Minh không phải là tác giả “Ngục trung nhật ký” (nghiên cứu, 1990), Trần Huy Quang với Linh nghiệm (truyện ngắn, 1992), Bùi Tín với Mặt thật (hồi ký, 1994), Vũ Thư Hiên với Đêm giữa ban ngày (hồi ký, 1997), Minh Võ với Hồ Chí Minh - nhận định tổng hợp (nghiên cứu, 2003), Dương Thu Hương với Đỉnh cao chói lọi (tiểu thuyết, 2009), v.v. Năm 2009, bộ phim tài liệu Sự thật về Hồ Chí Minh (được chủ trương bởi “Phong trào quốc dân đòi trả tên Sài Gòn”) ra đời tại cộng đồng người Việt ở Mỹ cũng là một sản phẩm “tiêu biểu” của chiến dịch “xóa thần tượng Hồ Chí Minh”. Nhìn chung, các ấn phẩm, tài liệu trên đều ít nhiều chứa đựng thông tin sai lạc về Hồ Chí Minh, được thể hiện trên các nội dung chủ yếu sau:
Trước hếtxuyên tạc về đời tư. Nhiều năm qua, đời tư của Hồ Chí Minh là khía cạnh các thế lực thù địch tập trung nhiều nhất sự xuyên tạc, bôi nhọ. Một số ấn phẩm văn học, tài liệu nghiên cứu ở hải ngoại cho rằng, Hồ Chí Minh không phải đã hy sinh cuộc đời riêng để tận hiến cho dân tộc mà từng có vợ, con và nhiều người tình. Qua đó, họ kết tội Hồ Chí Minh vô đạo đức vì không dám thừa nhận và nhẫn tâm bỏ mặc vợ con mình. Đó là những câu chuyện về quan hệ đời tư của Hồ Chí Minh được họ đề cập trong các hồi ký, bài báo, tiểu thuyết, tài liệu nghiên cứu. Một điểm chung là tất cả các thông tin này đều không có căn cứ rõ ràng, không đưa ra được bằng chứng thuyết phục nào để khẳng định đó là sự thật. Những lời kể chỉ là được “nghe nói lại” từ lời người khác; cả người nghe và người nói đều không phải nhân chứng, không phải người trong cuộc.
Thứ haixuyên tạc về nhân cách. Lâu nay các thế lực thù địch luôn xuyên tạc nhân cách cao đẹp của Hồ Chí Minh, tạo dựng lên một chân dung Hồ Chí Minh khác hẳn với con người thực. Chúng bịa đặt ra những câu chuyện trong đó Hồ Chí Minh được miêu tả như một con người tầm thường, bản năng và sống xa hoa hưởng lạc chứ không hề giản dị thanh bạch như “cộng sản tuyên truyền”. Những luận điệu trên chủ yếu được đưa ra từ những ấn phẩm xuất bản ở hải ngoại của một số kẻ chống cộng điên cuồng, như: Hoàng Quốc Kỳ, Nguyễn Thuyên, Việt Thường,… và được Minh Võ tập hợp, giới thiệu khái quát trong cuốn sách Hồ Chí Minh - nhận định tổng hợp, kèm theo những bình luận, nhận định hết sức cực đoan của chính Minh Võ. Ngoài ra, những chi tiết mang tính dung tục nhằm hạ thấp nhân cách Hồ Chí Minh còn xuất hiện dày đặc trong tiểu thuyết của Dương Thu Hương như một sự phụ họa ráo riết cho những ngụy ngôn của thế lực thù địch. Cũng như sự xuyên tạc về đời tư, những thông tin xuyên tạc về nhân cách trên đều không có bằng chứng cụ thể; nhiều thông tin trong đó chỉ mang tính vụn vặt, tiểu tiết, hẹp hòi, không đáng dùng làm căn cứ đánh giá con người Hồ Chí Minh với tầm vóc một vĩ nhân, một nhân vật quốc tế.
Thứ baphủ nhận quyền tác giả và xuyên tạc về tác phẩm. Trong cuốn sách Hồ Chí Minh không phải là tác giả “Ngục trung nhật ký”, Lê Hữu Mục (nguyên giáo sư Đại học Văn khoa Sài Gòn) “chứng minh” người viết cuốn Ngục trung nhật ký là “già Lý” (một người Hán đã ở trong tù cùng với Nguyễn Ái Quốc tại Hồng Kông), Hồ Chí Minh lấy tập thơ đó làm của mình. Những lý lẽ của Lê Hữu Mục mang tính chủ quan, áp đặt, suy diễn. Vì thế, năm 1993 đã bị học giả Phan Ngọc phản bác bằng những lập luận sắc sảo trong bài viết Câu chuyện tác giả “Ngục trung nhật ký”, và cuối năm 2019, lại bị bài viết của Phan Khả Minh (cùng tên với bài của Phan Ngọc) in trên Tạp chí Hồn Việt vạch trần thêm nhiều chỗ sai trái.
Thứ tư, phủ nhận tư tưởng yêu nước, dân tộc của Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - Người vừa là người yêu nước vừa là người cộng sản, vừa hy sinh vì dân tộc Việt Nam vừa nêu cao tinh thần quốc tế vô sản. Cả cuộc đời và sự nghiệp của Người đã nói lên điều đó. Nghị quyết về việc kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hồ Chí Minh của Đại hội đồng UNESCO tại Paris năm 1987 cũng khẳng định: “Chủ tịch Hồ Chí Minh, một biểu tượng xuất sắc về sự tự khẳng định dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”1. Nhưng, chối bỏ sự thật lịch sử, các thế lực thù địch đã cố tình phủ nhận điều này. Chúng cho rằng, Hồ Chí Minh không hề yêu nước thương dân mà suốt đời chỉ tôn thờ chủ nghĩa cộng sản quốc tế, làm tay sai cho Trung Quốc, Liên Xô, từ đó kết tội Hồ Chí Minh “bán nước”. Đây là quan điểm xuyên suốt của Minh Võ trong cuốn Hồ Chí Minh - nhận định tổng hợp; ông ta tán dương những tiếng nói cùng quan điểm (Tưởng Vĩnh Kính, Nguyễn Thuyên) và bài xích những quan điểm không đồng thuận với mình (Jean Lacouture, David Halberstam). Bên cạnh đó, Minh Võ còn đưa ra những nhận định phi lý, bất chấp thực tế khách quan.
Thứ nămphủ nhận sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc và xây dựng nền móng chế độ mới của Hồ Chí Minh. Công lao trời biển của lãnh tụ Hồ Chí Minh đối với đất nước ta không chỉ là giành độc lập, tự do cho dân tộc, chấm dứt gần một trăm năm chế độ thuộc địa thực dân và hàng nghìn năm chế độ quân chủ phong kiến mà còn thiết lập nên nền móng cơ bản của một chế độ mới, xây dựng nền cộng hòa dân chủ với những bước đi từ không đến có ở hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề. Đó là sự thật không thể phủ nhận. Vậy mà, trong Đỉnh cao chói lọi (cuốn tiểu thuyết có nhân vật chính là “Chủ tịch nước” - một hình ảnh mô phỏng và xuyên tạc về Chủ tịch Hồ Chí Minh), Dương Thu Hương đã triệt để phủ nhận chế độ hiện tại ở Việt Nam, coi đó là một xã hội hạ đẳng, thụt lùi và quy tất cả trách nhiệm vào Hồ Chí Minh - người khai sinh chế độ. Phủ nhận công lao của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp kiến quốc, Dương Thu Hương phủ nhận cả thành quả của Cách mạng Tháng Tám và hai cuộc kháng chiến do Đảng ta và Hồ Chí Minh lãnh đạo. Cái nhìn đen tối của nhà văn này không chỉ cho thấy sự cực đoan, phiến diện trong tư duy và nhận thức, mà còn bộc lộ cả sự bạc bẽo, vô ơn. Tương tự, truyện ngắn Linh nghiệm của Trần Huy Quang lại mô phỏng thời khắc người thanh niên Nguyễn Ái Quốc gặp chủ nghĩa Lênin với giọng điệu châm biếm, giễu nhại. Bằng lối viết ẩn dụ, truyện ngắn này phụ họa cho luận điệu của Nguyễn Thuyên - Minh Võ, rằng Hồ Chí Minh đã “chạy theo một chủ nghĩa ngoại lai để đem tai họa về cho dân tộc”2; đồng thời, xuyên tạc nhân cách lãnh tụ khi ám chỉ Hồ Chí Minh đã lợi dụng quần chúng nhân dân để đạt được mục đích của đời mình.
Như trên đã trình bày, nhiều năm qua, các tác phẩm văn học về đề tài Hồ Chí Minh chủ yếu là ca ngợi, tôn vinh hình tượng và di sản của Bác. Có rất ít bài viết trực tiếp đấu tranh phản bác những luận điệu xuyên tạc về Người. Trong khi đó, các thế lực thù địch có chủ trương, mục đích rõ ràng và ngày càng trắng trợn hơn trong chiến dịch “xóa thần tượng”, sử dụng nhiều trang mạng xã hội để chống phá quyết liệt. Bởi vậy, nhận diện đúng để đẩy mạnh đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc, phủ nhận tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh (trong văn học nói riêng, trong lĩnh vực tư tưởng - văn hóa nói chung) lúc này là cấp thiết. Song hiện nay, nhiều người cầm bút có tâm lý tránh né, ngại đấu tranh, ngại va chạm; nhiều tờ báo cũng e ngại việc tạo diễn đàn tranh luận những vấn đề chính trị. Không ít các văn nghệ sĩ chỉ có thiên hướng sáng tác về những vấn đề muôn thuở của con người, không muốn đi vào lĩnh vực chính sự. Giới trẻ (trong đó có các cây bút trẻ) một số ít quan tâm đến chính trị, thiếu hiểu biết về lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới và cuộc đời của các lãnh tụ. Một số người muốn phản biện, đấu tranh lại ít có điều kiện tìm kiếm, tiếp cận các ấn phẩm, tài liệu của “phía bên kia” và thiếu trình độ ngoại ngữ để đọc những công trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh viết bằng các ngôn ngữ khác.
Để đẩy mạnh đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc, phủ nhận tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, cần nắm vững tư tưởng Hồ Chí Minh một cách hệ thống, toàn diện và hiểu biết sâu về cuộc đời cách mạng của Người. Đồng thời, cần nắm vững hệ thống văn bản, quan điểm của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo Trung ương về văn hóa, văn học nghệ thuật. Cùng với đó, phải có những hiểu biết về văn hóa, văn học, sử học và tri thức về các ngành khoa học xã hội nhân văn khác; kết hợp hài hòa giữa “chống” và “xây”, giữa đấu tranh trực diện và đấu tranh gián tiếp trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng. Trong lĩnh vực văn học, việc tuyên truyền, giáo dục về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh cho cán bộ và nhân dân cũng cần tiếp tục được tiến hành với hai hình thức: nghiên cứu và quảng bá sâu rộng các tác phẩm của Hồ Chí Minh; thúc đẩy hoạt động sáng tác về Hồ Chí Minh, làm sáng rõ tư tưởng và tấm gương đạo đức của Người qua tác phẩm của các văn nghệ sĩ. Bảo vệ tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là bảo vệ chân lý và sự thật, do đó, đây là công việc vừa cấp thiết vừa lâu dài.
_________________   
1 - Về Nghị quyết của UNESCO vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 02-12-2019, dangcongsan.vn.
2 - Minh Võ – Hồ Chí Minh - nhận định tổng hợp, Tủ sách Tiếng Quê Hương, Virginia, Hoa Kỳ, 2006, Tập 1, tr. 237.
                                                                                   Nguồn: http://tapchiqptd.vn/