Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2022

MỌI HOẠT ĐÔNG TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM ĐỀU BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT

 

Ngày 03/6/2022 cổng thông tin điện tử của Chính phủ Việt Nam đăng tải thông tin của Bộ Nội vụ tiến hành lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Nghị định trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. Đây là dự thảo Nghị định, thay thế Nghị định số 162/2017 NĐ/CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Lợi dụng vấn đề trên một số trang mạng, báo đài đưa tin xuyên tạc quan điểm, chủ trương của Đảng, nhà nước ta. Trên trang Rfavietnam.com. Trên Đài RFA đưa tin với nội dung “Chính quyền Việt Nam tăng cường kiểm soát tôn giáo với nghị định mới’’ trong đó cho rằng, trong dự thảo của Nghị định còn có rất nhiều nội dung mơ hồ…,

Có thể khẳng định rằng đây là những luận điệu sai trái chống đối Việt Nam, với mục đích xuyên tạc, bịa đặt nhằm ngăn cản chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước việt Nam.

Việc đề xuất ban hành Nghị định là hết sức cần thiết bởi vì: Bộ Nội vụ cho biết, qua kết quả sơ kết triển khai thi hành Nghị định số 162/2017/NĐ-CP cũng bộc lộ một số vướng mắc cần được tháo gỡ để phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay. Cụ thể, một số quy định tại Luật chưa có biện pháp chi tiết dẫn tới quá trình thực hiện còn chưa thống nhất khi áp dụng, như điều kiện đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam; thay đổi người đại diện, thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam…. Hơn nữa một số hình thức hoạt động tôn giáo mới xuất hiện, như sinh hoạt tôn giáo, tổ chức các hoạt động tôn giáo bằng hình thức trực tuyến đã phát sinh nhưng chưa có quy định điều chỉnh và biện pháp để quản lý cho phù hợp, do vậy viêc xây dựng và hoàn thiện Nghị định là hết sức cần thiết.

Ở Việt Nam, các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, không một tôn giáo nào hoạt động đúng pháp luật mà bị ngăn cấm. Mọi người dân Việt Nam hoàn toàn tự nguyện, tự do lựa chọn theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào, không bị ép buộc, cấm đoán. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân luôn được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và đảm bảo bằng hiến pháp và pháp luật. Việt Nam ngày càng có thêm nhiều tổ chức tôn giáo được công nhận và hoạt động, số lượng các tín đồ tôn giáo tăng nhanh, các cơ sở thờ tự được mở mang, tạo điều kiện cho sinh hoạt tôn giáo.

Đi đôi với tôn trọng, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, pháp luật của Việt Nam cũng nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng tôn giáo phá hoại độc lập và đoàn kết dân tộc, chống phá, ngăn cản các tín đồ thực hiện nghĩa vụ công dân; đấu tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của quốc gia, dân tộc và nhân dân. Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến các hoạt động tôn giáo và ban hành những chủ trương, chính sách nhằm tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động đúng tôn chỉ mục đích và Hiến pháp, pháp luật. Quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân, bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật.

Vì vậy, chúng ta cần đề cao cảnh giác, nhận diện, vạch trần, đ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét