Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2022

THỦ ĐOẠN VÀ MỤC ĐÍCH CỦA RFA QUA BÌNH LUẬN BỆNH “SỢ TRÁCH NHIỆM” Ở VIỆT NAM-TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI XEM VÀ NGHE

 

Mọi báo đài chân chính đều hướng đến độc giả: người xem – nghe; coi họ là trung tâm của việc đưa tin; việc đưa tin phải có trách nhiệm và chịu trách nhiệm trước người xem – nghe về những thông tin và bình luận của mình. Đó là một đài có trách nhiệm, một đài chân chính, trung thực trong thực hiện việc truyền thông của mình. Tuy nhiên, để nhà đài thành công hơn nữa, trách nhiệm của người xem – nghe như thế nào là yếu tố quyết định đối với sự tồn vong của nhà đài. Chính vì vậy, người xem – nghe cũng cần phải có trách nhiệm và thái độ đúng mực sau đây:

  1. Biết lựa chọn những đài chính thống

Nói về thế nào là “đài chính thống” thì còn là chuyện tranh cãi nhiều trong người xem – nghe và giữa các đài, cũng như các chính phủ trên thế giới hiện nay. Tùy theo lập trường, quan điểm của người xem – nghe, của nhà đài và chính phủ các nước trên thế giới mà xác định “chính thống” hay “không chính thông”, mà theo đó những người thường hay “kiếm cớ”, “kiếm chuyện” hay quy thành những vấn đề chính trị như: “báo chí tự do” hay là “sự tự do của báo chí”; “đài độc lập”, “nhà báo độc lập”, “nhà báo tự do”…

Việc kiểm duyệt báo chí là vấn đề tất yếu của mọi chế độ nhà nước, có nguồn gốc lịch sử từ chính các chế độ tiền tư bản, tư bản ở phương Tây cho đến nay. Có điều là sự kiểm duyệt đó có lợi nhiều hơn hay có hại nhiều hơn cho trật tự xã hội nước đó và an ninh, ổn định trên thế giới để xem xét thông tin nhà nước đưa ra qua “lăng kính” của các báo đài mà phán xét đài đó là chính thống hay không chính thống. Nếu sự ổn định và phát triển xã hội tốt hơn, tích cực hơn so với cùng một tin tức và thời điểm đưa ra thì vẫn được người xem – nghe coi là “chính thống”; và ngược lại.

Thực tế trong thế giới truyền thông hiện nay, người xem – nghe thường xác định “đài chính thống” là những đài do nhà nước tổ chức, tài trợ, quản lý, phát đi những tin tức, sự kiện chính xác từ nhà nước; đài có tôn chỉ, mục đích “chịu trách nhiệm” về những tin tức cung cấp, lan truyền trên báo chí của mình. Còn đối với các đài như kiểu RFA đã ra tuyên bố “không chịu trách nhiệm về những thông tin của mình”, rồi “chua rằng”: “đó là quan điểm của người viết”… thì thường được coi là đài không chính thống – một đài vì mục đích “tự do của báo chí”: muốn nói, viết gì thì mặc đài và nhà báo, chứ không vì “tự do của mọi người”… nên không đáng tin cậy; và không nên phí thời giờ để xem – nghe.

  1. Có kỹ năng xem và nghe

Kỹ năng xem – nghe là vấn đề quan trọng nhất của thính giả, độc giả hiện nay. Nếu thiếu hiểu biết về vấn đề này thì họ sẽ bị chính những đài như kiểu RFA lừa bịp, với tin giả của họ, rồi đồng tình, phát tán cổ vũ theo. Theo đó, họ sẽ vô tình hoặc cố ý trở thành cánh tay “kéo dài” phát tán những tin tức sai lệch, thậm chí vi phạm pháp luật về thông tin, đưa tin mà không biết.

Những kỹ năng cần thiết của người xem – nghe là cần phải biết phân định giữa tin thật và tin giả; cần có sự thẩm định bằng nguồn tin khác, nhất là tin chính thống, công khai mang tính “phổ thông” của nguồn tin đã được báo giới đăng tải; cần cảnh giác với những tin tức đưa theo lối một chiều, rõ tên người và nguồn dẫn chính xác khi người và nội dung dẫn đồng thuận với chính sách, luật pháp Việt Nam, còn che dấu người đối lập, người bất đồng chính kiến, người chuyên nghề chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam hiện nay… như kiểu RFA đưa tin. Đặc biệt là cần chú ý và cảnh giác với những lời bình luận, cố ý thêm vào của tác giả, đài báo, nhất là những kê kích về tư tưởng, những xúi bẩy về chính trị, những kích động về hành động quá khích của các báo đài như RFA. Đây là những kỹ năng tối thiểu, cần có của người xem – nghe để tránh cho mình những nhận thức sai lệch, những quan điểm nhầm lẫn, những hành động sai, không đúng chuẩn mực xã hội, phong tục, tập quán của người Việt Nam, nhất là những quy định của pháp luật do Nhà nước đề ra.

  1. Biết ủng hộ đài có tin tức chính xác, lên án và tẩy chay đài “bịp bợm” như kiểu RFA

Người xem – nghe thông minh là người không chỉ biết lựa chọn đài để nghe, không để rối trí trong một thế giới thông tin tràn ngập toàn cầu hiện nay; người có kỹ năng nghe, mà còn là người có thái độ chính trị đúng đắn, nhận thức, quan điểm phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước ta hiện nay. Khi chưa có được nhận thức chính trị cần thiết thì điều quan trọng nhất của người xem – nghe là nên bình tĩnh lấy những thành tựu của đất nước, sự thành công của người Việt Nam trong công cuộc đổi mới mà so sánh với các nước trên thế giới để làm điểm tựa cho những tư duy, nhận thức về thời sự, chính trị của mình.

Người xem – nghe thông minh còn là người biết đồng tình với những tư tưởng, quan điểm chính thống của Đảng và Nhà nước ta; biết lên án những hiện tượng tiêu cực nảy sinh trong hệ thống chính trị và trong xã hội, nhưng cũng phải biết “điểm dừng”, chê trách đúng mực, có luận cứ, luận điểm, dẫn chứng đúng đắn, vững chắc, với phương pháp phê phán đúng đắn và khoa học; không vội vàng tán đồng, tán dương những “phê bình”, “bình luận” của người khác, mà có chính kiến đúng đắn, cách tiếp cận khoa học của riêng mình.

Với những báo đài như kiểu RFA đưa tin, bình luận hiện nay về Việt Nam, nhất là đối với những việc tiêu cực trong xã hội, nảy sinh từ chính trị nhà nước, thì cần hết sức cảnh giác đề phòng. Nếu họ có thái độ thù địch, sai trái, phủ định nhằm tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ và thành quả của nhân dân ta thì cần kiên quyết đấu tranh. Con đường thông minh nhất là comment, bình luận phản bác lại bằng những bình luận ngắn gọn, thông minh, sắc sảo. Còn cách tuyệt đối chính xác để không cần quan tâm, bận tâm đến RFA đó là “cấm cửa”, “tẩy chay”, không nghe, tin theo đài RFA, một đài đã lộ rõ bản chất chống phá nền chính trị ở Việt Nam hiện nay. Nó chẳng những không thừa nhận thành quả chiến đấu hy sinh bảo vệ nền độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam mà còn phủ nhận sạch  trơn mọi thành tựu xây dựng đất nước, cũng như con đường đi lên của dân tộc Việt Nam ta./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét