QĐND Online - Việc xây dựng, ban hành Luật An ninh
mạng, với các quy định cụ thể sẽ góp phần phòng ngừa, ứng phó với các nguy cơ
đe dọa an ninh mạng. Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh
như vậy khi thay mặt Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật An ninh mạng
tại phiên họp thẩm tra sơ bộ dự án Luật An ninh mạng do Ủy ban Quốc phòng và An
ninh của Quốc hội tổ chức, sáng 1-9.
Phiên
họp được tiến hành với sự điều hành của Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh
Võ Trọng Việt. Phó chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ dự và phát biểu chỉ đạo.
Theo
ý kiến của Chính phủ, một trong những nguy cơ đe dọa an ninh mạng hiện nay là
thông qua không gian mạng. Các thế lực chống phá thực hiện âm mưu “diễn biến
hòa bình”, phá hoại tư tưởng, chuyển hóa chế độ chính trị nước ta. Trong bối
cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học công nghệ, âm mưu này được triển khai dưới nhiều phương thức khác
nhau. Không gian mạng trở thành môi trường lý tưởng cho âm mưu “diễn biến hòa
bình”, phá hoại tư tưởng, chuyển hóa chế độ chính trị nước ta, thông qua các
hoạt động thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; liên lạc, móc nối, chỉ đạo
và thành lập tổ chức hoạt động chống phá; sử dụng không gian mạng để kích động
biểu tình, gây rối an ninh, chuyển hóa chế độ chính trị ở nước ta.
Một
nguy cơ khác là khả năng phải đối mặt với các cuộc tấn công mạng trên quy mô
lớn, trình độ cao. Hoạt động tấn công mạng có thể diễn ra tự phát, đơn lẻ; theo
các chiến dịch tấn công mạng có kế hoạch, có đầu tư về nguồn lực để kiểm soát,
khống chế và thu thập thông tin, tổ chức các đợt tấn công phá hoại nhằm khủng
bố, đe dọa và tán phát các thông điệp khi cần thiết; tấn công mạng phá hủy cơ
sở hạ tầng trọng yếu quốc gia; triển khai đồng loạt các kịch bản tấn công mạng
với quy mô và cường độ cao nhất nhằm hủy diệt một phần hoặc toàn bộ hệ thống
thông tin quan trọng quốc gia. Cùng với đó, nguy cơ mất kiểm soát về an ninh,
an toàn thông tin mạng cũng là vấn đề đáng chú ý.
Chính
phủ cho rằng, việc xây dựng Luật An ninh mạng là cần thiết nhằm hoàn thiện cơ
sở pháp lý ổn định về an ninh mạng; phát huy các nguồn lực của đất nước để bảo
đảm an ninh mạng; bảo vệ chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng, xây dựng
môi trường không gian mạng lành mạnh; triển khai công tác an ninh mạng trên
phạm vi toàn quốc; bảo đảm hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực an
ninh mạng; nâng cao năng lực tự chủ về an ninh mạng, hoàn thiện chính sách
nghiên cứu, phát triển chiến lược, chia sẻ thông tin về an ninh mạng; mở rộng
hợp tác quốc tế về an ninh mạng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình
đẳng, cùng có lợi, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt
Nam tham gia ký kết.
Cho
ý kiến về dự án luật, đa số ý kiến của Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh
của Quốc hội tán thành với sự cần thiết ban hành Luật An ninh mạng. Những ý
kiến này cho rằng, công nghệ thông tin và viễn thông trên thế giới đã có bước
phát triển mới, thúc đẩy thế giới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã
tác động mạnh mẽ, toàn diện đến các lĩnh vực của đời sống xã hội trong xu thế
kết nối toàn cầu. Không gian mạng là môi trường dễ bị các loại đối tượng tấn
công hoặc sử dụng để thực hiện các hành vi phá hoại, trục lợi hoặc xâm phạm, đe
dọa xâm phạm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, tài sản của
Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân. Việc ban hành luật này không chỉ xây dựng
cơ sở pháp lý cần thiết cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, mà còn thể hiện
trách nhiệm của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết quốc tế đã ký kết
hoặc tham gia.
Các
ý kiến phát biểu tại phiên họp đã tập trung phân tích, thảo luận về tính thống nhất,
đồng bộ của dự luật trong hệ thống pháp luật; phạm vi điều chỉnh; khái niệm và
giải thích từ ngữ; hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; các biện
pháp bảo vệ an ninh mạng; thẩm quyền của các cơ quan trong bảo vệ an ninh mạng…
Phát
biểu chỉ đạo tại phiên họp, Phó chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đánh giá cao việc
Ban soạn thảo đã tích cực nghiên cứu, chuẩn bị dự án luật, hồ sơ tương đối đầy
đủ; hoan nghênh Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã tích cực, chủ động
để chuẩn bị cho việc thẩm tra sơ bộ dự án luật.
Phó
chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là dự án rất khó, liên quan đến môi trường
mạng, nhiều nội dung mới phức tạp, nên cần nghiên cứu kỹ. Nhiều quy định trong
dự thảo luật liên quan đến Hiến pháp và nhiều luật, pháp lệnh khác. Do đó, cần
rà soát kỹ, bảo đảm chặt chẽ, thống nhất, không trùng lặp với các luật khác.
“Điều
quan trọng nhất trong dự án luật này là phải phân định được sự khác nhau trong
nội hàm giữa an ninh mạng và an toàn thông tin mạng. Nếu không làm được điều
này sẽ là sự bất cập lớn của dự án luật”, Phó chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nói.
Phó
chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nêu ý kiến, dự thảo luật cần phân định thẩm quyền,
trách nhiệm của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong công tác bảo vệ an ninh mạng.
Điều 31 dự thảo luật có quy định trách nhiệm của Bộ Quốc phòng chủ trì phòng,
chống chiến tranh mạng; chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các bộ, ngành liên
quan áp dụng biện pháp tương xứng, phù hợp. “Tôi đề nghị cần làm rõ thêm quy
định về nội dung này”, Phó chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ yêu cầu.
Phó
chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu kỹ lưỡng các ý kiến
phát biểu tại phiên họp để tiếp thu, giải trình; Thường trực Ủy ban Quốc phòng
và An ninh hoàn chỉnh báo cáo thẩm tra sơ bộ để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc
hội tại phiên họp sắp tới.
Nguồn:
WWW.qdnd.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét