Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2018

Không kẻ thù nào có thể xuyên tạc được tư tưởng của C.Mác



Trong thời gian qua các thế lực thù địch, phản động lại gia tăng những hành động xuyên tạc, bôi nhọ tư tưởng, học thuyết của C.Mác. Một trong những hành động lạc điệu đó, là các bài viết của Lê Công Định, Nguyễn Ngọc Già đăng tải trên mạng Danlambao.

Lê Công Định, Nguyễn Ngọc Già đã xuyên tạc bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác khi cho rằng mô hình xã hội chủ nghĩa mà Mác chỉ ra là sai lầm. Thực chất, đây là một luận điệu xuyên tạc chủ nghĩa Mác tuy không mới nhưng hết sức nguy hiểm.Sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đến nay vẫn luôn được các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, công kích và phủ định chủ nghĩa Mác. Những luận điệu công kích, phủ nhận chủ nghĩa Mác, cho đó là học thuyết “viển vông”, “không tưởng”, cùng những luận điệu cho rằng chủ nghĩa xã hội đã “cáo chung”, rằng chủ nghĩa xã hội là “quái thai của lịch sử”… luôn được các thế lực thù địch ra sức tuyên truyền dày đặc trên mạng Internet. Phải nhắc lại để Lê Công Định, Nguyễn Ngọc Già và đồng bọn Y thấy rằng, không thể vì sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu mà cho rằng học thuyết Mác đã cáo chung, cũng không thể vì những sai lầm, giáo điều, máy móc trong vận dụng và tổ chức thực hiện của một số Đảng Cộng sản mà nói bừa rằng học thuyết của Mác là “quái thai lịch sử”. Thực tế, sự sụp đổ mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu tuyệt nhiên không phải do chủ nghĩa Mác – Lênin lạc hậu, lỗi thời, mà đó là do sự hiểu sai, vận dụng sai, làm sai phủ nhận những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác trong quá trình cải tổ, cải cách cùng với sự thúc đẩy của “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Thực tiễn thế giới đương đại vẫn chứng minh, lý luận về chủ nghĩa xã hội của C.Mác vẫn giữ nguyên giá trị, tiếp tục soi sáng cho nhân loại trên hành trình đi đến tương lai tươi sáng mà không gì có thể thay thế được. Lê Công Định, Nguyễn Ngọc Già và đồng bọn của Y cần thấy rằng, những người cộng sản chân chính luôn coi chủ nghĩa xã hội khoa học của C.Mác không phải là một khuôn mẫu có sẵn, không hề coi lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin đã “xong xuôi hẳn” và “bất khả xâm phạm”, mà những người Mácxít cần phải vận dụng sáng tạo và phát triển nó phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn. Đó mới là giá trị và sức sống trường tồn của chủ nghĩa Mác!
Nguyễn Ngọc Già càng lộ rõ sự thiếu hiểu biết khi cho rằng: “trong những tác phẩm chính của C.Mác, người ta không nhìn thấy “thuộc tính vận động” của sự vật và hiện tượng – Một thuộc tính triết học, buộc phải có cho bất kỳ nghiên cứu nào. Đó là sai lầm lớn nhất của Mác”.
Nếu những ai đã từng đọc các tác phẩm của C.Mác như Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen, Bản thảo kinh tế – triết học, Gia đình thần thánh, Luận cương về Phoiơbắc, Hệ tư tưởng Đức, Sự khốn cùng của triết học, Tuyên ngôn Đảng Cộng, Bộ Tư bản đều phải thừa nhận rằng: các tác phẩm đó đều thấm đẫm và chứa đựng rất nhiều tư tưởng triết học vô giá, trong đó có chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Để đánh giá công lao của C.Mác, Ph.Ăngghen cho rằng, C.Mác có rất nhiều phát hiện quan trọng đã ghi tên mình vào lịch sử khoa học, trong đó có hai phát kiến vĩ đại, đó là: Thứ nhất, “Mác đã thực hiện một cuộc cách mạng trong toàn bộ quan niệm về lịch sử thế giới”; thứ hai, C.Mác đã “giải thích một cách triệt để quan hệ giữa tư bản và lao động” để đi đến học thuyết về giá trị thặng dư. Và nhờ hai phát kiến vĩ đại đó, chủ nghĩa xã hội khoa học từ học thuyết không tưởng trở thành khoa học. Qua các tác phẩm của mình, C.Mác không chỉ nhìn thấy vận động của vật chất mà Ông còn phát hiện và chỉ ra sự vận động và phát triển của lịch sử thông qua sự thay đổi của các hình thái kinh tế xã hội. Nguyễn Ngọc Già nói C.Mác không nhìn thấy “thuộc tính vận động” của sự vật và hiện tượng là không hiểu triết học Mác, là nói càn. Triết học Mác là một khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất của sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy; bản chất của triết học Mác là chủ nghĩa duy vật biện chứng triệt để: duy vật biện chứng trong tự nhiên; duy vật biện chứng trong xã hội và duy vật biện chứng trong tư duy. Đó, là điều khác biệt căn bản nhất giữa triết học Mác với các trường phái triết học khác trong lịch sử và đương thời mà những người như Nguyễn Ngọc Già không thể hiểu hay cố tình không hiểu?
Ra đời cách đây gần 200 năm nhưng những tư tưởng của C.Mác vẫn luôn sáng tỏ và luôn được nhân loại trân trọng, đón nhận. Trung thành, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác vào thực tiễn, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước là lời khẳng định của những người cộng sản Việt Nam trước mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch như Lê Công Định, Nguyễn Ngọc Già./.
Nguồn: https://nhanvanviet.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét