Một trong những phương
thức đầu tư góp phần làm thay đổi diện mạo hệ thống hạ tầng giao thông ở nước
ta những năm qua là sự ra đời của mô hình đầu tư BOT (xây dựng-kinh
doanh-chuyển giao) trên các tuyến đường giao thông huyết mạch, quan trọng của
quốc gia. Tuy nhiên, thời gian gần đây, lợi dụng một vài bất cập xảy ra, các
đối tượng quá khích, cực đoan, cơ hội đã có nhiều âm mưu, hành động xuyên tạc,
kích động gây rối.
Chống “BOT bẩn” hay
“trò bẩn” chống phá chính quyền?
Sau khi Cơ quan Cảnh
sát điều tra Công an huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh ra quyết định khởi tố bị can
Hà Văn Nam để điều tra hành vi “Gây rối trật tự công cộng” tại trạm thu phí BOT
Phả Lại, trên mạng xã hội đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh video nhằm kêu gọi
“ủng hộ những người dấn thân trong cuộc đấu tranh chống các “BOT bẩn”(!). Nhân
cơ hội này, một số tờ báo điện tử nước ngoài thiếu thiện chí với Việt Nam lại
bình luận ác ý, xuyên tạc bản chất vấn đề. Không chỉ rêu rao rằng, ông Nam đã bị
“vu oan” và còn phong cho đối tượng này là “người hùng diệt BOT bẩn”. Nhiều bài
viết còn tung ra những thông tin mang tính kích động, như: “Vụ bắt bớ này có
nhiều uẩn khúc”, “dù người hùng bị bắt nhưng vẫn “được nhiều người ủng hộ vì
chống BOT bẩn”(!), thậm chí có đối tượng còn ra lời “hiệu triệu” cư dân mạng
“cùng nhau góp gió thành bão, cùng nhau chia sẻ một status, một ảnh avatar,
băng rôn, khẩu hiệu, bài viết, chữ ký… dù nhỏ lúc này nhưng cũng góp phần đòi
tự do cho người hùng chống BOT bẩn”; đồng thời “yêu cầu chính quyền Việt Nam
trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện, vì ông ấy là một tù nhân lương
tâm”(!)
“Tiền hô hậu ủng” cho
một số đối tượng có tư tưởng bất mãn, cực đoan, trang mạng của một tổ chức
khủng bố hải ngoại đã mở cái gọi là “cuộc thăm dò dư luận” cho rằng, trong số
cả ngàn ý kiến về hành động phản đối BOT của những tài xế, có gần 90% ý kiến đã
bênh vực những tài xế phản đối “BOT bẩn”(!). Từ đó, chúng quy chụp vụ bắt giữ
“người hùng chống BOT bẩn” là hành động tấn công, đàn áp tài xế nhằm bảo vệ các
nhóm lợi ích, “cố tình hình sự hóa một vụ việc dân sự”; “có những hành động thô
bạo để ngăn cản quyền giám sát chính đáng của người dân”(!)… Gắn vấn đề BOT với
vấn đề chính trị, có đối tượng lâng láo cho rằng, cần phải hủy bỏ các dự án BOT
vì nó gắn liền với chế độ “độc đảng toàn trị”, "nó chỉ làm lợi cho quan
chức, nhưng lại gây phương hại đến lợi ích của nhân dân"(!). Đây thực chất
là một "chiêu trò bẩn” của các phần từ cơ hội, bất mãn trong nước cấu kết
với các thế lực thù địch bên ngoài nhằm xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước
Việt Nam, do đó chúng ta phải cảnh giác, kiên quyết phê phán, bác bỏ.
Chiêu trò lợi dụng vấn
đề BOT để xuyên tạc, kích động
Phải khẳng định rằng,
cơ quan điều tra có đủ bằng chứng để khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt giam
Hà Văn Nam, vì đối tượng này đã nhiều lần vi phạm tội danh “Gây rối trật tự
công cộng” được quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015. Đây là việc làm
bình thường, cần thiết của cơ quan thực thi pháp luật nhằm góp phần giữ gìn kỷ
cương phép nước, giáo dục mọi công dân phải có trách nhiệm, nghĩa vụ thượng tôn
pháp luật.
Một chủ trương đúng,
góp phần “ba tăng”, “ba giảm”
Giao thông được ví như
“mạch máu của nền kinh tế”. Vì thế đầu tư phát triển hạ tầng giao thông là một
trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của
Đảng, Nhà nước. Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16-1-2012 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XI đã xác định: “Huy động mạnh mẽ mọi nguồn lực của xã hội, bảo
đảm lợi ích hợp lý để thu hút các nhà đầu tư, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài
vào phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội… Phát triển kết cấu hạ tầng là sự
nghiệp chung, vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của toàn xã hội, mọi người dân
đều có trách nhiệm tham gia đóng góp;... bảo đảm lợi ích hài hòa giữa Nhà nước,
người dân và nhà đầu tư”. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng cũng xác định, xây
dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ là một trong ba khâu đột phá chiến lược.
Quán triệt quan điểm
của Đảng và sự chỉ đạo của Chính phủ, những năm qua, Bộ Giao thông vận tải
(GTVT) đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các địa phương triển khai
đồng bộ các giải pháp, đẩy mạnh tái cơ cấu đầu tư công, huy động tối đa mọi
nguồn lực để tạo đột phá trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Từ năm
2011 đến nay đã huy động được 68 dự án BOT đường bộ, với tổng mức đầu tư
207.987 tỷ đồng, đã hoàn thành đưa vào khai thác 58 dự án. Các dự án có 88 trạm
BOT thu phí. Phần lớn các dự án đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao
thông từ nguồn vốn ngoài ngân sách đã phát huy hiệu quả, góp phần “ba tăng”
(tăng vận chuyển, lưu thông hàng hóa; tăng kích cầu sản xuất trong nước; tăng
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế) và “ba giảm” (giảm áp lực nợ công; giảm ùn
tắc, tai nạn giao thông; giảm thiểu ô nhiễm môi trường).
Theo tính toán của các đơn vị tư vấn độc lập, nhiều dự án BOT đường bộ sau khi đưa vào khai thác đã tiết kiệm đáng kể chi phí vận hành khai thác, tiết kiệm thời gian vận chuyển hàng hóa, nhất là giảm thời gian đi lại của hành khách so với khi công trình chưa được đầu tư nâng cấp, mở rộng. Ví như đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai, cao tốc TP Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây giảm khoảng 50% thời gian đi lại; Quốc lộ 1 đoạn Hà Nội-Vinh giảm khoảng 30% thời gian đi lại; Quốc lộ 14 đoạn Pleiku-Cầu 110 (tỉnh Gia Lai) giảm khoảng 35% thời gian đi lại; Quốc lộ 14 đoạn qua Đắk Nông giảm khoảng 30% thời gian đi lại...
Vì thế, chủ trương đầu tư xây dựng các dự án BOT đường bộ là đúng đắn, cần thiết, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta trong tình hình hiện nay. Không riêng ở Việt Nam, hàng chục quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều nước ASEAN, nhiều nước phát triển như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada hay nhiều nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ… vẫn duy trì mô hình đầu tư này.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về BOT, bảo đảm lợi ích tối đa cho người dân
Theo tính toán của các đơn vị tư vấn độc lập, nhiều dự án BOT đường bộ sau khi đưa vào khai thác đã tiết kiệm đáng kể chi phí vận hành khai thác, tiết kiệm thời gian vận chuyển hàng hóa, nhất là giảm thời gian đi lại của hành khách so với khi công trình chưa được đầu tư nâng cấp, mở rộng. Ví như đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai, cao tốc TP Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây giảm khoảng 50% thời gian đi lại; Quốc lộ 1 đoạn Hà Nội-Vinh giảm khoảng 30% thời gian đi lại; Quốc lộ 14 đoạn Pleiku-Cầu 110 (tỉnh Gia Lai) giảm khoảng 35% thời gian đi lại; Quốc lộ 14 đoạn qua Đắk Nông giảm khoảng 30% thời gian đi lại...
Vì thế, chủ trương đầu tư xây dựng các dự án BOT đường bộ là đúng đắn, cần thiết, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta trong tình hình hiện nay. Không riêng ở Việt Nam, hàng chục quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều nước ASEAN, nhiều nước phát triển như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada hay nhiều nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ… vẫn duy trì mô hình đầu tư này.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về BOT, bảo đảm lợi ích tối đa cho người dân
Qua giám sát, phản ảnh
của người dân, doanh nghiệp, cơ quan chức năng và dư luận báo chí, ngành GTVT
đã thấy rõ một số bất cập, như: Một số trạm thu phí BOT đặt vị trí chưa phù
hợp, giá thu phí thời gian đầu khá cao nên gây thắc mắc cho người dân và doanh
nghiệp vận tải. Trước tình hình đó, ngành đã phối hợp với các nhà đầu tư tính
toán, điều chỉnh theo hướng giảm giá thu phí trên nhiều tuyến đường BOT; thực
hiện công bằng đối với người dân địa phương và doanh nghiệp vận tải sử dụng
đường BOT; lắp đặt đồng loạt hệ thống thu phí tự động không dừng đối với tất cả
các dự án BOT trên Quốc lộ 1 và Đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên…
Đến nay, Bộ GTVT đã xử
lý những bất cập về giá sử dụng đường bộ tại các trạm, gồm: Trạm Quốc lộ 6 Xuân
Mai-Hòa Bình, trạm Quốc lộ 32 (Phú Thọ), trạm cầu Hạc Trì (Phú Thọ), trạm Quốc
lộ 3 (Thái Nguyên), trạm Bến Thủy (Nghệ An), trạm Cầu Rác (Hà Tĩnh), trạm
Km1064, Quốc lộ 1 (Quảng Ngãi)… Mới đây, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT)
đã lập kế hoạch kiểm tra, giám sát công tác thu phí của 11 trạm thu phí đường
bộ BOT trên cả nước, qua đó góp phần bảo đảm công khai, minh bạch trong việc
thu phí. Những việc làm này cũng không ngoài mục đích phát huy hiệu quả hơn nữa
các dự án BOT đường bộ, đồng thời bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền, lợi ích
chính đáng của nhân dân và doanh nghiệp vận tải.
Thực tế cho thấy, đưa
vào khai thác, vận hành các dự án đầu tư BOT đường bộ thời gian qua tuy còn một
số bất cập, hạn chế nhất định, nhưng không thể phủ nhận những hiệu quả mà mô
hình này đã góp phần khơi thông “huyết mạch” cho nền kinh tế quốc dân phát
triển. Do đó, khi nhìn nhận, đánh giá về mô hình đầu tư này nói chung, các trạm
thu phí BOT đường bộ nói riêng, cần phải khách quan, toàn diện, thấu đáo, tránh
nhìn hiện tượng đơn lẻ rồi quy về bản chất, dễ gây nhiễu loạn thông tin và tạo
cơ hội cho các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, chống phá.
Trong
bối cảnh nguồn lực ngân sách Nhà nước hạn chế và nguồn vốn ODA đang thu hẹp
dần, việc huy động nguồn lực thông qua hình thức BOT là hướng đi đúng đắn và
giải pháp hữu hiệu để phát triển hệ thống giao thông hiện đại, đồng bộ. Với
phương châm bảo đảm lợi ích hài hòa giữa Nhà nước, người dân và nhà đầu tư,
chúng ta đang chủ động khắc phục một số bất cập của một số dự án BOT; đồng thời
tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về thực hiện các dự án BOT để khai thác
hiệu quả hơn nữa mô hình đầu tư này, góp phần phục vụ đắc lực công cuộc phát
triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia. Vì vậy, mọi người
dân và các doanh nghiệp vận tải khi tham gia giao thông trên các dự án BOT
đường bộ cần hiểu đúng quyền lợi, nghĩa vụ của mình, có thái độ, hành vi đúng
mực, tuân thủ luật pháp, tránh bị các phần tử quá khích, cơ hội, bất mãn cấu
kết với các thế lực thù địch kích động, lôi kéo tụ tập đông người tại các trạm
thu phí BOT gây cản trở giao thông, mất trật tự an ninh, an toàn xã hội.
TXV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét