Năm nào cũng vậy, cứ vào đầu năm là một số tổ chức nước ngoài
không có thiện cảm với Việt Nam lại đưa ra những báo cáo, bài viết đánh giá một
cách lệch lạc tình hình của Việt Nam, đặc biệt là vấn đề nhân quyền. Mặc dù
những lời lẽ đó chẳng có gì là mới mẻ cả.
Đơn cử như một tổ chức tư nhân tên là Tổ chức theo dõi nhân
quyền (HRW), không có một vị trí nào trong liên hợp quốc hay trong bất kỳ một
tổ chức do quốc tế thành lập mà tự cho mình cái quyền đi đánh giá nhân quyền
của các nước khác lại thường xuyên đưa ra các báo cáo, đánh giá sai trái về
tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Thật là ngược đời.
Mới đây, trong bản “Phúc trình toàn cầu 2019” được công bố ngày
17-1-2019, chúng nói rằng, tình hình nhân quyền tại Việt Nam “xuống cấp nghiêm
trọng” và đưa ra cáo buộc, Việt Nam “xâm phạm các quyền dân sự và chính trị cơ
bản như quyền tự do biểu đạt, quyền tự do báo chí và tiếp cận thông tin, quyền
tự do lập hội và nhóm họp, quyền tự do thực hành tôn giáo”...
Chúng vu cáo Việt Nam “bỏ tù nặng hơn những người bất đồng chính
kiến” và việc ban hành Luật An ninh mạng là “hà khắc để bóp nghẹt thêm quyền tự
do ngôn luận”, rồi tự tưởng tượng ra viễn cảnh “những người dám đặt câu hỏi về
các dự án, chính sách của chính phủ hoặc tìm cách bảo vệ đất đai và tài nguyên
địa phương thì sẽ bị theo dõi, tước quyền đi lại, quản thúc tại gia, giam giữ
tùy tiện và bị thẩm vấn”.
Để viện dẫn cho “nhà bất đồng chính kiến”, phúc trình đưa ra 12
đối tượng vốn là bị cáo trong các phiên tòa hình sự, bị tòa án xét xử năm 2018
về các tội danh “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, “Hoạt động nhằm
lật đổ chính quyền nhân dân”...
Đồng thời, chúng lên án các quốc gia đang hợp tác với Việt Nam
như Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ,… kêu gọi chính phủ các nước gây sức ép với
Việt Nam, mượn nhân quyền để ngăn cản việc mở rộng đầu tư, hợp tác của Việt
Nam. Đáng xấu hổ hơn khi chúng lên tiếng đòi Hội đồng châu Âu hoãn phê duyệt
Hiệp định thương mại tự do châu Âu - Việt Nam (EVFTA) “cho đến khi chính phủ
Việt Nam thực hiện các bước cụ thể để cải thiện hồ sơ nhân quyền”. Thậm chí,
Giám đốc Vận động Chính sách châu Á John Sifton còn lên tiếng hăm dọa: “Vội vã
thông qua thỏa thuận thương mại tự do với Việt Nam sẽ là một sai lầm nghiêm
trọng”.
Cái kết đắng cho chúng là Ủy ban Châu Âu lại càng xúc tiến nhanh
hơn việc ký kết các hiệp định thương mại tự do với Việt Nam.
Có thể thấy rằng việc đảm bảo Nhân quyền ở Việt Nam từ trước đến
nay đó là một nguyên tắc trong tất cả các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước Việt Nam. Những thành tựu trong việc đảm bảo Nhân quyền ở Việt Nam là
không thể bóp méo và đã các cá nhân và tổ chức quốc tế ghi nhận.
Xin được viện dẫn chính từ đánh giá, báo cáo của những tổ chức
quốc tế có uy tín. “Việt Nam đang có nhiều tiến bộ về phát triển con người và
giảm nghèo đa chiều, dù vẫn còn những thách thức trong việc giảm bớt chênh lệch
giữa các vùng, miền và nhóm dân cư, thu hẹp khoảng cách giới, cũng như giải
quyết các vấn đề môi trường liên quan đến phát thải carbon dioxide và đa dạng
sinh học” - đây là thông điệp được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP)
đưa ra hồi tháng 10-2018.
Bà Caitlin Wiesen, Giám đốc quốc gia của UNDP tại Việt Nam chia
sẻ: “Việt Nam có thể tự hào về tiến bộ đạt được trong giảm nghèo đa chiều, giúp
6 triệu người thoát nghèo trong 4 năm, từ năm 2012 đến năm 2016, theo chuẩn
nghèo đa chiều quốc gia”. “Với chỉ số phát triển con người tăng 1,41% từ năm
1990, Việt Nam chỉ còn 4 bậc để vào nhóm các nước có mức phát triển con người
cao. Nếu tăng cường nỗ lực giảm chênh lệch giữa các vùng, miền và nhóm dân cư,
chúng tôi tin rằng Việt Nam sẽ sớm vào nhóm các nước có mức phát triển con
người cao”. Bà Caitlin Wiesen cũng đã đánh giá cao việc Việt Nam có một cơ chế
rõ ràng và nhất quán trong việc triển khai các khuyến nghị theo cơ chế rà soát
định kỳ phổ quát (UPR), hay việc Việt Nam phê chuẩn các công ước của LHQ về
quyền con người, trong đó có Công ước của LHQ về quyền của người khuyết tật năm
2014.
Cố vấn chính sách về pháp quyền của UNDP tại Việt Nam Scott
Ciment cho rằng, Việt Nam đã tham gia 7 trên 9 điều ước quốc tế về quyền con
người cơ bản, đó là một dấu mốc quan trọng. Gần đây là những điều chỉnh trong
Bộ luật Hình sự, Luật Dân sự và nhiều luật khác cũng là những bước tiến lớn
trong việc đảm bảo nhân quyền. “Tôi cho rằng Việt Nam đã đạt được nhiều thành
tựu đáng tự hào trong lĩnh vực nhân quyền. Các hoạt động hợp tác quốc tế về
quyền con người cũng được Việt Nam đẩy mạnh... Điều này cho thấy Việt Nam luôn
cầu thị, nghiêm túc trong việc thực hiện và đảm bảo quyền con người cho công
dân nước mình” – cố vấn Scott Ciment khẳng định.
Cựu trợ lý Ngoại trưởng Mỹ chuyên trách về dân chủ, nhân quyền
và lao động Tom Malinowski cũng từng nhấn mạnh, Việt Nam đã có nhiều bước tiến
trong thực hiện nhân quyền, nhất là việc Chính phủ đã thông qua hai công ước
quốc tế quan trọng là công ước chống tra tấn và công ước về quyền của người
khuyết tật. Ông Tom Malinowski khẳng định, thực tiễn đó sẽ là điều kiện thuận
lợi cho Việt Nam hội nhập quốc tế sâu hơn.
Những đánh giá đó như là một cái tát đau đớn vào những kẻ đang
ảo tưởng rằng có thể lấy vấn đề nhân quyền ra để kêu gọi cộng đồng quốc tế
chống lại Việt Nam, cổ súy cho những kẻ làm tiền bằng ăn vạ và nói láo.
Thật đáng thương cho những con thú đang lạc lõng giữa sự phát
triển của đất nước chỉ để ôm khư khư cái bình cũ, rượu cũ rồi nhận lại sự khinh
bỉ của người đời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét