Những ngày gần đây,
trên mạng xã hội, các thế lực thù địch đang ráo riết đăng tải nhiều bài viết có
tính chất xuyên tạc, bóp méo, thổi phồng sự thật về những phát ngôn của Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc. Hành động này của các thế lực thù địch, thực chất chỉ
là để thực hiện âm mưu đòi “Tam quyền phân lập”,
tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý, điều hành của Chính
phủ đối với đất nước. Đó là một chiêu trò chính trị cũ mèm, nhưng rất thâm độc
của bọn phản động, kẻ sốt sắng nhất, trong số đó là Trung Nguyễn, với bài
viết: “Thủ tướng Phúc không gạt bà con đâu” đăng trên
trang mạng Tiếng dân.
Tư tưởng phân quyền có
từ thời cổ đại ở phương Tây, với nội dung chính là: Trong bất kỳ nhà nước nào
cũng cần phải có những yếu tố bắt buộc: cơ quan làm ra luật có trách nhiệm
trông coi việc nước, các cơ quan thực thi pháp luật và các tòa án. Thuyết phân
quyền ảnh hưởng sâu sắc, làm cho những quan niệm về tổ chức nhà nước và thực
tiễn tổ chức nhà nước tư bản mang nặng tính chất cơ giới. Đến đầu thế kỷ XX,
chính người phương Tây, tiêu biểu là nhà tư tưởng nổi tiếng Edgar Morin (Pháp)
đã kịch liệt phê phán tư duy đó. Bởi nó là “tư duy manh mún, vụn mảnh”, là: một
thứ tư duy định hướng vào việc phân cách thành từng ô, chia nhỏ ra và cô lập;
cần phải khắc phục nó bằng tư duy hệ thống.
Ở Việt Nam, lịch sử đã
chứng minh: Việt Nam là dân tộc yêu chuộng hòa bình. Hòa bình là biểu tượng cao
nhất, một bản sắc truyền thống dân tộc. “Hòa” đã trở thành một nét điển hình
trong tâm lý dân tộc, bao trùm khắp nhà – làng – nước. Cộng đồng các dân tộc
Việt Nam ít có mâu thuẫn, xung đột và chia rẽ; chung sống hòa bình, đoàn kết và
thống nhất. Lịch sử truyền thống chính trị các vương triều đã in đậm: Tập quyền
và thống nhất là khuynh hướng chung của các nhà nước phong kiến Việt Nam.
Đến thời đại Hồ Chí
Minh, các bản Hiến pháp của Việt Nam (từ năm 1946 đến nay) đã kế thừa tinh hoa
hiến pháp của nhân loại và truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc để
ban hành các bản Hiến pháp quy định nhất quán về tổ chức quyền lực Nhà nước.
Đến nay, Quốc hội đã ban hành Hiến pháp năm 2013, với cách thức tổ chức quyền
lực Nhà nước theo hình thức “phân quyền” giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp,
thể hiện trong các chương: V, VI, VII, VIII. Song, nội dung “phân quyền” thì
lại khác hẳn về chất so với tam quyền phân lập của các nhà nước tư sản. Tất cả
quyền lực nhà nước thể hiện trong Hiến pháp năm 2013 đều có mẫu số chung là
nhân dân, mọi quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân, do nhân dân ủy quyền.
Các cơ quan quyền lực nhà nước do nhân dân bầu ra, lập nên, “Quốc hội là cơ
quan đại biểu cao nhất của nhân dân”, đồng thời là “cơ quan quyền lực Nhà nước
cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Quyền lực nhà nước là thống nhất. Sự
thống nhất ở chỗ mọi quyền lực đều tập trung ở nơi dân, phân công quyền hạn là
do dân. Điều 2, Hiến pháp năm 2013 hiến định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, mà
nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ
trí thức”; và “Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, tái hợp, kiểm
soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp”.
Tư duy cơ giới là nền
tảng của hiến pháp tư sản; “Tam quyền phân lập” là thủ đoạn chính trị lừa gạt
nhân dân của giai cấp tư sản; bản chất của phân quyền tư sản là thâu tóm quyền
lực vào tay giai cấp tư sản. Bản chất quyền lực nhà nước ta là thống nhất, trên
cơ sở phân công, phối hợp, kiểm soát việc thực hiện quyền hành của các cơ quan
nhà nước. Hiến pháp Việt Nam là sự kế thừa có chọn lọc những giá trị truyền
thống lập pháp, lập hiến của dân tộc, nhân loại và thời đại. Từ tinh thần, nội
dung đến các nguyên tắc lập hiến đều của người Việt Nam, do người Việt Nam định
đoạt, không chịu sự can thiệp, áp đặt bởi bất kỳ triết lý lập hiến nào từ bên
ngoài. Bởi vậy, “Tam quyền phân lập” là không phù hợp với thể chế chính trị và
lịch sử Việt Nam.
Như vậy, Cái bánh vẽ,
cái bẫy, dễ khiến ta vô tình rơi vào “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” mà Trung
Nguyễn vẽ ra là hoàn toàn phiến diện, chủ quan, phi lịch sử, một chiêu trò
chính trị cũ mèm mà thâm độc, âm mưu hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo Nhà nước của
Đảng, thiết lập chế độ đa đảng ở Việt Nam. Chúng ta cần cảnh giác, đấu tranh
lên án những chiêu trò chính trị của Trung Nguyễn và bọn phản động./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét