Thứ Hai, 18 tháng 11, 2019

Phản bác ý kiến cho rằng Đảng ta đã phủ nhận vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước.


Theo Nghị quyết số 10-NQ/TW của Hội nghị lần thứ năm BCHTW Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân (KTTN) trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, trong đó đề ra mục tiêu phấn đấu tăng tỉ trọng đóng góp của khu vực KTTN vào GDP để đến đến năm 2030 sẽ chiếm khoảng 60 – 65%. Từ đó họ suy diễn sự đóng góp vào GDP lớn như vậy thì có nghĩa là Đảng ta đã phủ nhận vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước (KTNN).
Vấn đề vai trò của các thành phần kinh tế được Đảng ta xác định rất rõ.
Chúng ta xác định thời kỳ quá độ lên CNXH sẽ là thời gian rất dài và trong thời kỳ này, chúng ta phải xây dựng nền KTTT giải phóng LLSX và từng bước nâng tầm QHSX cho phù hợp.
Để giải phóng sức sản xuất xã hội như vậy thì chúng ta xây dựng nền kinh tế có các thành phần kinh tế phát triển bình đẳng trước pháp luật. Trong đó có KTTN, KTNN, có kinh tế đầu tư nước ngoài…
Chúng ta khuyến khích mọi thành phần, mọi gia đình, mọi tổ chức trong xã hội tham gia phát triển kinh tế. Trong đó, vai trò dẫn dắt, vai trò chủ đạo là KTNN. Hiện nay người ta đang dựa vào một số doanh nghiệp nhà nước (DNNN) làm ăn không hiệu quả để chỉ trích kinh tế nhà nước. Đó là thủ đoạn đánh đồng DNNN với KTNN.
Thực ra DNNN chỉ là một bộ phận, mà không phải bộ phận chủ yếu của KTNN. KTNN hiện bao gồm các bộ phận cấu thành như: Các DNNN 100% vốn Nhà nước hoặc đã chuyển đổi hình thức theo Luật DN và phần vốn, tài sản Nhà nước trong các DN khác đang hoạt động theo Luật DN; toàn bộ hệ thống tài chính, tiền tệ và các quỹ và tài sản quốc gia khác (tài chính và phi tài chính) thuộc sở hữu toàn dân như rừng, biển, tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, vùng trời, dưới đại dương thuộc chủ quyền của quốc gia thậm chí những cấu thành của chúng không thể tính toán hết bằng tiền…
Toàn bộ những yếu tố cấu thành KTNN tạo thành động lực cực kỳ mạnh, là công cụ để Nhà nước điều tiết nền kinh tế.
Lịch sử nhân loại đã chứng minh, cho đến ngày nay, các nền kinh tế thành công đều phát triển không thể bằng cách tự điều tiết mà cần có sự can thiệp và hỗ trợ từ phía nhà nước. Nhà nước với vai trò ban hành thể chế phát triển; nhà nước với tư cách một chủ thể tiêu dùng và đầu tư lớn; nhà nước sử dụng các công cụ kinh tế, trong đó có DNNN để tác động, dẫn dắt nền kinh tế… đi đúng đường lối và chiến lược phát triển KT-XH của đảng cầm quyền đề ra
Người ta cố tình nhầm lẫn, lấy ví dụ từ một số DNNN có vấn đề để cho rằng KTNN không giữ vai trò chủ đạo được. Trong khi nhiều DNNN phát triển tốt thì họ không đề cập. Ví dụ, đóng thuế cho nhà nước, Tập đoàn Viettel dẫn đầu cả nước ba năm liên tục.
Vai trò KTNN là dẫn dắt nền kinh tế, điều tiết được bước đi của nền kinh tế. KTNN mà không đủ mạnh thì nền kinh tế sẽ ách tắc. Và nếu nó thể hiện được vai trò chủ đạo, thì nền kinh tế sẽ phát triển. Thông qua đó, KTTN sẽ đóng vai trò càng ngày càng quan trọng. Đó là động lực để phát triển bởi thành phần kinh tế này là của toàn thể nhân dân cùng tham gia đóng góp. Cho nên chúng ta mới nói nền KTTT định hướng XHCN có quan hệ rất đặc biệt là giữa kinh tế với chính trị, giữa kinh tế với các vấn đề xã hội.
Quan hệ giữa KTNN với KTTN hiện nay là mối quan hệ hết sức tốt đẹp. KTNN hỗ trợ thì KTTN mới phát triển được như thế.
Cho nên, KTTN đang phấn đấu để đến đến năm 2030 sẽ chiếm khoảng 60 – 65% GDP, thậm chí tỷ lệ này sẽ còn cao hơn nữa trong tương lai thì cũng không vì thế mà phủ nhận vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét