Lợi dụng tình hình bất
ổn ở Hồng Kông, thời gian qua, thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, bất
mãn, phản động mượn cớ, liên hệ để suy diễn xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân
quyền Việt Nam.
Cũng trong những ngày
vừa qua, các phần tử phản động hải ngoại lưu vong của “phong trào giới trẻ thế
giới vì nhân quyền” thông báo, kêu gọi giới trẻ tham gia Đại hội lần thứ 2 vào
tháng 4-2020 tại Nhật Bản. Các đối tượng cầm đầu của tổ chức này âm mưu tập
trung đầu tư, tạo điều kiện cho giới trẻ Việt Nam, đặc biệt là ở trong nước “thấu
hiểu các nguyên tắc dân chủ, nhân quyền, tự do”, qua đó hướng dẫn cái gọi là
“vượt thoát các ngục tù tư tưởng” do Đảng Cộng sản Việt Nam uốn nắn từ tuổi thơ
qua hệ thống giáo dục “thui chột, một chiều”, tạo ý thức thế hệ trẻ về tình
trạng dân chủ, nhân quyền Việt Nam. Theo thông báo, trong đại hội này có sự
tham gia, hướng dẫn phương thức hành động của các diễn giả là những cá nhân
đứng đầu phong trào biểu tình ở Hồng Kông để truyền bá kinh nghiệm, cách thức
tổ chức biểu tình. Từ đó, họ thảo luận, tìm ra cách thức hành động, liên kết
thành lập mạng lưới liên minh các đối tượng hoạt động trong nước và quốc tế núp
bóng vấn đề “dân chủ, nhân quyền” để chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Những đối tượng “lựa
gió bẻ măng”, lợi dụng vấn đề Hồng Kông để suy diễn, xuyên tạc tình hình Việt
Nam đều là những phần tử có bề dày thành tích bất hảo chống đối trong nước,
phối hợp với các phần tử phản động lưu vong, các hội đoàn chống cộng, trong đó
có nhiều đối tượng có những hoạt động mà họ cho là “yêu nước”, thực chất là các
phần tử, từng bị xử lý tội “hoạt động chống phá chính quyền nhân dân” theo pháp
luật Việt Nam và nhiều đối tượng là phần tử của các tổ chức phản động, tổ chức
khủng bố Việt Tân.
Thủ đoạn diễn biến,
chống phá nhà nước Việt Nam
Về vấn đề dân chủ,
Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; mọi đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của
nhân dân; cán bộ, công chức phải hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao,
tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân... Có cơ chế cụ thể để nhân dân
thực hiện trên thực tế quyền làm chủ trực tiếp. Phát huy dân chủ, đề cao trách
nhiệm công dân, kỷ luật, kỷ cương xã hội; phê phán và nghiêm trị những hành vi
vi phạm quyền làm chủ của nhân dân... Cụ thể hóa tư tưởng tiến bộ này cũng như
những giá trị phổ quát về dân chủ, nhân quyền trên thế giới, vấn đề dân chủ,
quyền con người được thể chế hóa, nội địa hóa trong hệ thống pháp luật hiện
hành và thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội Việt Nam. Ngay trong văn bản
có giá trị pháp lý cao nhất là Hiến pháp quy định: “Ở nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn
hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp
luật. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của
luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự,
an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” (Điều 14 – Hiến pháp
2013).
Trong quá trình xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng, Nhà nước đã nhận thức ngày càng sâu sắc hơn tầm
quan trọng và vai trò của xây dựng và phát huy dân chủ XHCN, khẳng định dân chủ
là bản chất của chế độ, thể chế chính trị ở Việt Nam, dân chủ vừa là mục tiêu,
vừa là động lực của công cuộc đổi mới. Đánh giá thực tiễn tình hình nhân quyền
ở Việt Nam, ngay tại Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ
phổ quát (UPR) chu kỳ III vừa qua, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng
thuận, quyết định thông qua kết quả Báo cáo UPR chu kỳ III của Việt Nam. Đại
diện các nước và nhiều tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ đã hoan nghênh nỗ
lực bảo đảm quyền con người ở Việt Nam; ghi nhận những thành tựu của Việt Nam
trong cải cách tư pháp, hoàn thiện pháp luật về quyền con người, nỗ lực không
ngừng nâng cao đời sống cho người dân, bảo đảm an ninh xã hội, quyền của các
nhóm dễ bị tổn thương.
Cơ sở pháp lý và thực
tiễn sinh động đó là minh chứng phản bác luận điệu quy kết Việt Nam không có
dân chủ, nhân quyền của các thế lực thù địch, phản động. Họ cố tình suy diễn
vấn đề Hồng Kông để xuyên tạc, hòng tạo ra nhận thức sai lệch thực tiễn vấn đề
dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Thủ đoạn của họ là làm suy giảm niềm tin của
nhân dân với Đảng, Nhà nước; kích động, lôi kéo, tập hợp lực lượng, tổ chức
biểu tình trái pháp luật gây mất ổn định chính trị, an ninh, trật tự an toàn xã
hội, chống phá cách mạng Việt Nam, thúc đẩy “xã hội dân sự”, dân chủ đa nguyên
chính trị, đa đảng đối lập theo kiểu phương Tây, tiến tới lật đổ Đảng Cộng sản
Việt Nam. Đây là thủ đoạn nguy hiểm cần nhận diện, kiên quyết đấu tranh làm
thất bại âm mưu diễn biến hòa bình, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội, tạo môi trường hòa bình, ổn định, phát triển của đất nước.
Nguồn: cand.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét