Trên Facebook,
gần đây có bài viết tựa đề: “Chúng tôi muốn khẳng định:“viết và đọc sách là
quyền không thể bị cưỡng đọat” của Phạm Đoan Trang (PĐT)
PĐT cho rằng- hiện nay Nhà
nước VN đang dùng một phương thức là cô lập, chặt hết chân tay để vô hiệu hóa ở
môi trường được coi là tự do…đối với những kẻ lợi dụng tự do ngôn luận để chống
phá chế độ. PĐT đã cung cấp thông tin-Hai tổ chức Theo Dõi Nhân quyền (HRW) và
Ân Xá Quốc Tế (AI) đã đồng loạt ra thông cáo (trong tháng 11/2019) phản đối
công an VN bắt, hành hung cả “độc giả” và người giao sách (sách cấm)! của “Nhà
xuất bản” Tự do ảo (!) trên mạng.
PĐT là ai? Câu trả lời còn
tùy theo nhân thức, quan điểm của mỗi người. Tuy nhiên đối với đại bộ phận
người dân thì PĐT là kẻ chống phá chế độ, được các thế lực nước ngoài thường
xuyên “chăm sóc”, bảo vệ. Sáng kiến quan trọng nhất là Tổ chức phóng viên không
biên giới –RSF trao giải thưởng “ tự do báo chí, 2019” cho cô ta. Còn PĐT, thì
sáng kiến lớn của ả là đã lập ra cái gọi là tổ chức “ Nhà xuất bản tự do” (
trên mạng).
Trả lời vì sao bị công an
“hỏi thăm”, PĐT nói - NXB này là một tổ chức độc lập, không làm việc riêng cho
cá nhân nào, đảng phái hay tổ chức chính trị nào... NXB Tự Do ngay từ ngày đầu
thành lập (14-2-2019) đã bị đàn áp rất nhiều. Facebook của họ bị đánh sập, các
hoạt động thường ngày như mua bán, phát hành đã bị ngăn cản, rượt đuổi. Đến
tháng 7, thì tất cả các tài khoản ngân hàng của NXB tự do đều bị khóa. Những
người đi giao sách bị săn đuổi, gài bẫy. Đến tháng 10, nhiều người giao sách ở
Sài gòn và miền Trung bị bắt. … Thật ra, không có ai mà không sợ hãi cả. Thâm
tâm mọi người vẫn tin rằng đọc sách không thể là tội. Thế giới văn minh không
coi việc đọc sách là có tội cả.
PĐT còn nói rằng họ chỉ muốn
tấn công cá nhân tôi, muốn dẹp bỏ NXB Tự Do, một hình thái của một tổ chức xã
hội dân sự độc lập (XHDS) mới phát sinh!
Bây giờ Hoàng Sơn xin có vài
commet - Thường thì những kẻ chống phá chế độ dùng nhiều phương thức khác nhau
để xuyên tạc chính sách, pháp luật trên internet, mạng xã hội, chúng viện cớ là
“theo quy định của Hiến pháp và Luật”…nhưng PĐT đã có “sáng kiến” phản biệt
bằng lập luận – đó là “quyền không ai có thể cưỡng chế” được. Vấn đề là ở chỗ-
PĐT và những kẻ cùng hội, cùng thuyền đã nói và viết như thế nào, nội dung ra
sao!
Ai cũng biết hoạt động của
con người không chỉ bằng chân tay mà còn bằng lời nói và bằng chữ viết- Tất cả
họat động của con người đều do trí não chỉ đạo song hoạt động bằng lời nói và
chữ viết có đặc điểm là tư tưởng lan toả rộng rãi hơn hoạt động chân tay.
Không nhà nước nào cấm nói và
viết (nói chung),… tất cả các nhà nước đều cấm nói và viết những điều làm tổn
hại đến chế độ xã hội. Thiết tưởng đây là điều sơ đẳng ai cũng biết, thế nhưng
PĐT đã làm trò biến chân lý sơ đẳng thành một chủ đề trên mạng. Đây thật sự là
một điều xấu hổ đối với kẻ có đôi ba chữ nghĩa mà đã vội nghĩ rằng mình một
triết gia!
Liên quan đến quyền nói và
viết, Luật Báo chí, 2016 quy định Các hành vi sau (Điều 9):
Đăng, phát thông tin chống
Nhà nước CHXHCNVN có nội dung: Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa
Nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai
dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc VN; Phá hoại việc
thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế; Kích động chiến tranh nhằm chống lại độc
lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước CHXHCNVN.; Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận
thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc.
Đưa thông tin sai sự thật,
xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm
của cá nhân; quy kết tội danh khi chưa có bản án của Tòa án.
Điều 8- quy định về Quyền và
nghĩa vụ của công dân trong việc tiếp cận thông tin: Công dân có quyền:
a) Được cung cấp thông tin
đầy đủ, chính xác, kịp thời;
b) Khiếu nại, khởi kiện, tố
cáo hành vi vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin.
Công dân có nghĩa vụ:
a) Tuân thủ quy định của pháp
luật về tiếp cận thông tin;
b) Không làm sai lệch nội
dung thông tin đã được cung cấp;
c) Không xâm phạm quyền và
lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác khi thực hiện quyền
tiếp cận thông tin.
Cái gọi là “Nhà xuất bản Tư
do” của PĐT thực chất là một hình thức của tổ chức XHDS bất hợp pháp, hoạt động
chống phá chế độ…
Nhân đây xin được khẳng định
lại: “nói viết và đọc sách” chỉ là quyền “không bị cưỡng đoạt” nếu người đó nói
và viết không trái với các quy định của Hiến pháp và pháp Luật và ngược lại họ
sẽ bị các cơ quan chức năng “săn đuổi, gài bẫy, bắt”, “hỏi thăm” ./.
Nguồn: Hương Sen Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét