Thứ Hai, 18 tháng 12, 2023

Minh chứng sinh động phản bác luận điệu chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân

 Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11) hằng năm đã trở thành nét đẹp văn hóa, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống nhân dân vì đây không chỉ là dịp gặp gỡ, giao lưu, đánh giá kết quả thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” mà còn là diễn đàn, đợt sinh hoạt chính trị dân chủ, tập hợp và phát huy sức mạnh của các tổ chức, cá nhân, đoàn kết cùng nhau xây dựng khu dân cư ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Khi đồng bào ta phấn khởi, chung vui Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thì cũng là lúc các tổ chức, cá nhân phản động lưu vong ở nước ngoài, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị giở trò xuyên tạc, chống phá nhằm phá hoại chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng, Nhà nước ta.

CẢNH GIÁC VỚI LUẬN ĐIỆU LỢI DỤNG MẠNG XÃ HỘI ĐỂ CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

 

Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tự do hoạt động; tự do kinh doanh; tự do, dân chủ bày tỏ ý kiến trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Đồng thời, những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đều bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Vậy mà, trên trang “Rfavietnam” phần tử phản động tự xưng là Nguyễn Anh Tuấn cố ý xuyên tạc vụ việc vi phạm pháp luật của Nguyễn Phương Hằng; Trần Thị Ngọc Trinh; Công ty TNHH Thành Bưởi nhằm kích động chống phá Đảng và Nhà nước ta.  Nguyễn Anh Tuấn cố ý kích động rằng, “Nguyễn Phương Hằng bị kết án 3 năm tù khiến dư luận lẫn những người trong cuộc chưa hết băn khoăn” hay “Trần Thị Ngọc Trinh bị bắt tạm giam về tội gây rối trật tự công cộng là chưa thuyết phục”; “Việc điều tra Công ty TNHH Thành Bưởi có thể được thúc đẩy bởi một âm mưu nào đó”… Sự thật đã được cơ quan chức năng thông tin cụ thể, rõ ràng, tạo được sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nhân dân. Tuy vậy, với bản chất xấu xa, Nguyễn Anh Tuấn cố tình đơm đặt, hướng lái hòng gây hoang mang trong dư luận xã hội, đánh lừa những người thiếu thông tin, kém hiểu biết hùa theo những việc làm sai trái, nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta. Chính vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên và người dân Việt Nam cần hết sức tỉnh táo và cảnh giác để không mắc mưu của kẻ xấu.

GIÁ TRỊ CỦA HIẾN PHÁP NĂM 2013 NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/11/2013 tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIII và được công bố ngày 08/12/2013. Đây là sự kiện chính trị trọng đại, không chỉ thể hiện ý Đảng hợp với lòng Dân, mà còn là sự kết tinh cao độ của ý Đảng và lòng Dân.

Trải qua 10 năm thực hiện bản Hiến Pháp 2013, chúng ta có thể nhận thấy rằng Hiến pháp năm 2013 so với các Hiến pháp trước đó là bản Hiến pháp có nhiều nội dung mới, tiến bộ, mang tính nhân văn sâu sắc, là kết tinh trí tuệ, là thành tựu lý luận, pháp lý của Đảng, Nhà nước ta. Sự ra đời của Hiến pháp năm 2013 với tư cách là đạo luật cơ bản, là xương sống của hệ thống pháp luật quốc gia, hệ thống pháp luật Việt Nam đã từng bước đổi mới và trên con đường hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và từng bước hội nhập; đời sống kinh tế – chính trị, xã hội nước ta từng bước có sự phát triển mới.

Sự ra đời của Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định và làm rõ thêm những thành tựu lý luận của Đảng, Nhà nước như: Nhà nước pháp quyền XHCN; nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nền dân chủ XHCN; vấn đề phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực Nhà nước.

Sau 10 năm toàn Đảng, toàn Dân, toàn Quân ta đưa Hiến pháp 2013 vào cuộc sống, các thế lực thù địch không ngừng tung ra các luận điệu sai trái hòng làm lung lay ý chí, suy giảm niềm tin của nhân dân ta vào bản Hiến pháp 2013. Trong đó Đào Tăng Dực đăng bài Bản chất gian ác vô hạn của Hiến Pháp 2013 của CSVN được đăng trên “Baoquocdan” là một điển hình, khi cho rằng các điều khoản trong bản hiến pháp 2013 là gian dối hay tàn ác và cho rằng “sử dụng điều 4 Hiến Pháp dành cai trị độc tôn cho Đảng CSVN, nhân dân không còn sự chọn lựa nào khác để thay thế như trong chế độ cộng hòa chân chính”. Phải khẳng định rằng, luận diệu này của Đào Tăng Dực là hết sức sai trái, xuyên tạc trắng trợn Hiến pháp năm 2013 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH – ĐỘI DỰ BỊ TIN CẬY CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

 

Đoàn viên, thanh niên là lực lượng đông đảo, đóng vai trò nòng cốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vị trí, vai trò quan trọng của Đoàn Thanh niên đã được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ghi nhận và thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam chứng minh. Trong thời kỳ cách mạng 4.0 hiện nay, các thế lực thù địch trong và ngoài nước luôn tìm mọi cách tác động vào giới trẻ để gây ra sự mơ hồ, mất phương hướng cho lực lượng thanh niên và mục đích chúng hướng đến là xóa bỏ tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Trong bài viết của Trà My với tựa đề “Sự mất phương hướng nguy hiểm trong hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản” được đăng trên “Thời báo”. Trà My trên cơ sở “dẫn chứng” sự việc diễn ra tại hội trại trên địa bàn thành phố Quảng Ninh, đồng thời lồng ghép thông tin, bình luận, ngụy biện nhằm phủ nhận vai trò của tổ chức Đoàn đối với thanh niên, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng với Đoàn thanh niên nói riêng và với đất nước nói chung. Qua đó, hòng tác động tiệu cực đối với một số bộ phận thanh niên ít rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, không đủ kiến thức và sự tỉnh táo để nhận diện âm mưu thâm độc của chúng và tạo nên sự “chuyển hóa về tư tưởng” dần dần của lớp trẻ, hòng tạo ra một thế hệ trẻ sống theo chủ nghĩa thực dụng, thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức, thích ăn chơi, vụ lợi, vị kỷ, dễ dàng bị kích động, sẵn sàng xét lại quá khứ… Đây cũng là một âm mưu thâm độc mà các thế lực thù địch đã sử dụng, tấn công vào thanh niên các nước xã hội chủ nghĩa trước kia, nhằm “phá hủy lực lượng cộng sản tiềm năng không thể coi thường ở các nước xã hội chủ nghĩa”.

Cảnh giác với luận điệu xuyên tạc quyền tự do báo chí ở Việt Nam

 

Ý Nhi – cái tên không còn xa lạ trên diễn đàn “Thoibao”, mới đây lại phát tán bài viết“Các tổ chức quốc tế kêu gọi Việt Nam chấm dứt đàn áp báo chí”. Vẫn chiêu trò “bình mới, rượu cũ” lợi dụng vấn đề “tự do báo chí” để xuyên tạc, bịa đặt, phủ nhận quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam.

Tự do báo chí là một trong những quyền cơ bản của người dân Việt Nam. Đó là quyền được thông tin, quyền được trao đổi, giao tiếp, thể hiện ý chí, nguyện vọng của mỗi cá nhân và tổ chức qua các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên quyền tự do báo chí phải được đặt trong khuôn khổ pháp luật

Với việc viện dẫn trường hợp những nhà báo, những người bị xử lý do vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp để tuyên truyền rằng “chính quyền độc đảng ở Việt Nam không dung thứ bất đồng đối với những người thực hiện quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí”. Thực chất Ý Nhi đang tìm mọi cách hướng lái dư luận theo hướng ủng hộ và cổ xúy cho  “đồng bọn” và xuyên tạc trắng trợn về quyền tự do báo chí ở Việt Nam.

Phải khẳng định rõ, ở Việt Nam không ai bị kết án, bỏ tù chỉ vì thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Những trường hợp xử lý hình sự đều là những kẻ có hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng quyền, lợi ích của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân. Thực tế trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho tự do báo chí ở Việt Nam. Đó là những sự thật không thể phủ nhận, quyền tự do báo chí cũng đã được quy định rất rõ ràng tại Điều 25, Hiến pháp năm 2013 của Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Cũng như ở mọi lĩnh vực, mọi quốc gia, tự do báo chí phải trong khuôn khổ chứ không phải là thứ tự do vô giới hạn, vô chính phủ, đứng ngoài pháp luật. Luật Báo chí 2016 quy định: “Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân” (Điều 13). Trách nhiệm của nhà báo và công dân trong thực hành tự do báo chí nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mọi tổ chức, cá nhân, góp phần xây dựng đất nước phát triển giàu mạnh (Điều 9)”[1].

Không chỉ riêng tại Việt Nam, ở tất cả các quốc gia khác trên thế giới đều có quy định tương tự. Nước Mỹ được một số người coi là “hình mẫu của tự do”, nhưng tại Điều 2385 Chương 115-Bộ luật Hình sự Mỹ đã có quy định nghiêm cấm mọi hành vi “in ấn, xuất bản, biên tập, phát thanh, truyền bá, buôn bán, phân phối hoặc trưng bày công khai bất kỳ tài liệu viết hoặc in nào có nội dung vận động, xúi giục hoặc giảng giải về trách nhiệm, sự cần thiết tham vọng hoặc tính đúng đắn của hành vi lật đổ hoặc tiêu diệt bất kỳ chính quyền cấp nào tại Mỹ bằng vũ lực hoặc bạo lực”[2].

Thứ Tư, 13 tháng 12, 2023

Phê phán Luật An ninh mạng của Việt Nam là đang tiếp tay cho cái xấu, cái ác

 

Việc Quốc hội Việt Nam ban hành Luật An ninh mạng có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở pháp lý để bảo vệ an ninh quốc gia; giữ gìn trật tự an toàn xã hội, xử phạt đối với những hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân trên không gian mạng. Ấy vậy mà các lực lượng phản động lại ra sức xuyên tạc, vu cáo rằng Luật An ninh mạng quá khắt khe, nội dung của luật là vi phạm nhân quyền… Trong bài “Chủ quyền không gian mạng đang bị người cộng sản độc quyền”, với lối suy nghĩ lệch lạc, Hoài Nguyễn cố tình vu cáo Luật An ninh mạng của Việt Nam “là quá khắt khe”, “hạn chế quyền con người”, do đó “không cần tới Luật An ninh mạng”… Đây là những luận điệu sai trái hòng cản trở quá trình thực hiện Luật, chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

“Hiến kế ngược" - chiêu trò hòng phá hoại Thủ đô Hà Nội - Bài 2: Quy chụp hiện tượng thành bản chất

“Hiến kế ngược" - chiêu trò hòng phá hoại Thủ đô Hà Nội - Bài 2: Quy chụp hiện tượng thành bản chất

 “Giả đui để điêu” chính là bản chất của những thế lực chống đối, cố tình phớt lờ sự thật. Đối với Hà Nội, những thành phần chống phá cách mạng đang áp dụng chiêu thức này để trắng trợn quy chụp: “Hệ thống chính trị Hà Nội đang cố bưng bít khi để xảy ra những sai phạm nghiêm trọng”. Mới đây nhất, lợi dụng việc Hà Nội đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng, nhất là sau vụ cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân, họ lại ra sức thêu dệt, đặt điều.

Dễ nhận rõ, từ một vụ cháy thương tâm, các thế lực chống phá đã tìm mọi thủ đoạn, chiêu trò tấn công vào tâm lý người dân hòng gây hoang mang, bức xúc trong dư luận. Họ đặt điều rằng: Hà Nội có phải thành phố đáng sống? Tại sao giữa lòng Thủ đô vẫn tồn tại những chung cư mini ổ chuột? Nguy hiểm hơn, bằng thủ đoạn xảo quyệt, các lực lượng thù địch chủ ý cắt ghép, nhào nặn những thông tin với mục đích hướng lái dư luận tư duy theo ý đồ vạch sẵn.

Việc rõ mười mươi mà người dân Thủ đô đều biết, đó là ngay sau khi vụ cháy nghiêm trọng xảy ra tại chung cư mini ở phố Khương Hạ, đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội thay mặt Ban Thường vụ Thành ủy có văn bản chỉ đạo việc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 3 tổ chức đảng liên quan. Phần việc kịp thời, nghiêm túc, trách nhiệm này nhằm làm rõ trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, xem xét, xử lý theo quy định đối với các tổ chức đảng, đảng viên có liên quan khi để xảy ra vụ việc đáng tiếc. Như vậy, luận điệu “bưng bít sai phạm” mà các thế lực chống đối rêu rao lại chính là sự thể hiện rõ nét cho thói giả đui, giả điếc của các phần tử theo chủ nghĩa xét lại.

Không riêng vụ việc này, thời gian qua, Thành ủy Hà Nội đặc biệt quan tâm, coi trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát; chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát theo tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương và thực hiện nghiêm Điều lệ Đảng đối với cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu.

Trong nửa đầu nhiệm kỳ 2020-2025, Ủy ban Kiểm tra các cấp trong Đảng bộ TP Hà Nội đã kiểm tra 3.542 lượt tổ chức đảng, 992 đảng viên; giám sát 2.212 lượt tổ chức đảng, 1.098 đảng viên. Ủy ban Kiểm tra Thành ủy và Ủy ban Kiểm tra các cấp kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 317 lượt tổ chức đảng và 758 đảng viên, kết luận 122 tổ chức đảng và 332 đảng viên có vi phạm, phải thi hành kỷ luật 17 tổ chức đảng và 236 đảng viên. Điển hình là đã kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với các tổ chức đảng cấp dưới có liên quan trong việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện phòng, chống dịch Covid-19. Công tác thi hành kỷ luật đảng viên và tổ chức đảng được cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra các cấp xem xét giải quyết kịp thời, đồng bộ, xử lý kỷ luật về Đảng đồng thời với xử lý kỷ luật về chính quyền, bảo đảm nghiêm minh. Cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra cấp ủy đã thi hành kỷ luật 28 tổ chức đảng và 2.377 đảng viên.

 

“Hiến kế ngược" - chiêu trò hòng phá hoại Thủ đô Hà Nội-Bài 3: Bánh vẽ và giấc mộng phù du (Tiếp theo và hết)

Kế bẩn chết chìm trong bánh vẽ ảo tưởng

Xoay quanh câu chuyện TP Hà Nội triển khai xây dựng đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô với những công việc đang tiến triển, trong quá trình triển khai thực hiện, mới đây, trên các trang mạng xã hội xuất hiện luận điệu quy chụp, nói xấu hệ thống chính trị, kêu gọi dừng lại việc xây dựng con đường, tránh gây lãng phí.

Đường Vành đai 4 là một trong những dự án nhận được sự đồng thuận lớn nhất của người dân. Sự ủng hộ của nhân dân được thể hiện rất cụ thể, đó là tự giác, tự nguyện, chủ động bàn giao mặt bằng cho thành phố, ngay cả khi phần đất đó liên quan đến phần mộ của người thân, dòng họ. Nhiều hộ dân tự nguyện giao đất nông nghiệp để thực hiện dự án xây dựng nghĩa trang phục vụ di dời các phần mộ nằm trên diện tích đất giải phóng mặt bằng. Anh Vũ Xuân Định ở xã Tân Dân (Sóc Sơn, Hà Nội) khẳng định: “Tôi nắm rõ thông tin về dự án đường Vành đai 4 và ủng hộ chủ trương vì sự phát triển của huyện, thành phố. Khi biết xã gặp khó khăn trong việc tìm địa điểm xây dựng nghĩa trang nhằm di dời các phần mộ, tôi cùng 10 hộ khác sẵn sàng giao diện tích đất nông nghiệp đang canh tác để phục vụ công tác này. Thời điểm ấy, chúng tôi chưa nhận một đồng tiền đền bù nào, nhưng không ai có ý kiến hay dị nghị gì. Tất cả đều đồng lòng vì việc chung”.

Không để các luận điệu xuyên tạc làm ảnh hưởng đến công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam

 

Không để các luận điệu xuyên tạc làm ảnh hưởng đến công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam

Sự nham hiểm của những luận điệu xuyên tạc

Biển là không gian chiến lược mở, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đường lối, chiến lược và tương lai phát triển của đất nước. Biển Đông là “bản lề” nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, là nơi hội tụ lợi ích chiến lược và thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực, nhất là các nước lớn. Về mặt tiềm năng phát triển, Biển Đông có nhiều lợi thế. Nơi đây đã và đang trở thành tâm điểm của sự cạnh tranh lợi ích, quyền lực và tầm ảnh hưởng của các nước lớn, được các chuyên gia quân sự ví như vùng “chảo lửa” trên bàn cờ chính trị của khu vực với nhiều diễn biến phức tạp, nhạy cảm.

Việt Nam đạt nhiều tiến bộ quan trọng trong thúc đẩy quyền cho người dân tộc thiểu số

 viet-nam-ton-trong-va-bao-dam-quyen-cua-nguoi-dan-toc-thieu-so-20231130083433.jpg -0Đây là khẳng định của do ông Y Thông, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc khi trình bày Báo cáo quốc gia định kỳ lần thứ 15 – 17 tính từ năm 2013 đến năm 2019 theo hướng dẫn của Ủy ban Công ước CERD. Ông Y Thông đang dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Kỳ họp thứ 111 của Ủy ban Công ước CERD ở Geneve (Thụy Sĩ) kéo dài 2 ngày 29 và 30/11.


Trong khuôn khổ chương trình, Ủy ban CERD đối thoại với 6 quốc gia gồm: Bolivia, Bulgari, Đức, Morroco, Nam Phi và Việt Nam. Việc đối thoại giúp cho Ủy ban hiểu rõ hơn về tình hình thực hiện trách nhiệm quyền con người của các nước thành viên CERD, từ đó có thêm thông tin, cơ sở để đưa ra khuyến nghị kết luận của ủy ban. Đây cũng là cơ hội để các nước thành viên nhận được tư vấn chuyên môn của các chuyên gia.

Báo cáo quốc gia định kỳ tiếp tục khẳng định chủ trương, đường lối nhất quán của Đảng, Chính phủ Việt Nam về các dân tộc thiểu số như đã được ghi rõ trong Điều 5, Hiến pháp năm 2013 hoàn toàn phù hợp với định nghĩa về chống phân biệt chủng tại Điều 1 Công ước CERD; đồng thời chia sẻ những thành tựu Việt Nam đã đạt được trong công tác dân tộc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2023.

Ông Y Thông cũng khẳng định cam kết của Việt Nam trong thực hiện quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên công ước qua những thành tựu Việt Nam đã đạt được trong công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế và bảo vệ giá trị phổ quát về quyền con người nói chung, và những nỗ lực của Việt Nam trong việc góp phần xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử nói riêng.

z4929819892960_85f7f418023eb9e2045ad5601fd390d2.jpg -1
Đồng bào Cơ-tu ở huyện miền núi Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.

Theo đó, từ năm 2013 đến nay, hệ thống pháp luật Việt Nam liên tục được xây dựng và hoàn thiện tương đối đồng bộ, đáp ứng về cơ bản quyền con người trong đó có việc bảo đảm các quyền và lợi ích chính đáng của đồng bào DTTS. Trong mười năm qua, Quốc hội Việt Nam đã ban hành 125 luật trong đó có 352 điều khoản luật trực tiếp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các DTTS.

“Việt Nam khẳng định lập trường kiên quyết phản đối và chống chia rẽ, kích động hận thù giữa các dân tộc, chủng tộc. Những hành vi phân biệt chủng tộc hoặc hỗ trợ các hoạt động gây chia rẽ, kỳ thị và phân biệt chủng tộc đều bị pháp luật Việt Nam nghiêm cấm, trừng trị nghiêm khắc. Trên bình diện quốc tế, Việt Nam tích cực tham gia các diễn đàn, hội nghị về quyền con người, chống phân biệt chủng tộc. Việt Nam luôn là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Việt Nam cam kết tuân thủ các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Điều này được thể hiện rõ tại Hiến pháp, Luật Điều ước quốc tế năm 2016 và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Trong công tác xây dựng pháp luật, việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Việt Nam đảm nhiệm cương vị ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021, thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023 – 2025”, ông Y Thông nhấn mạnh.

Kể từ lần rà soát trước, Việt Nam đã phê chuẩn thêm 2 công ước về quyền con người: Công ước về quyền của người khuyết tật và Công ước Chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người. Như vậy, hiện nay Việt Nam đã tham gia 7/9 CƯQT của LHQ về quyền con người.

Lật tẩy bản chất của tổ chức "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời"

 Lật tẩy bản chất của tổ chức

Cùng với công tác đấu tranh, xử lý, các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương đã tuyên truyền, giải thích để người dân hiểu được bản chất của tổ chức "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời". Đến thời điểm này, nhiều đối tượng từng là thành viên cốt cán của tổ chức và một số người từng bị lôi kéo đã từ bỏ, không tham gia vào tổ chức.

Bài 1: Khi những người trong cuộc bỏ "cuộc chơi"

Trong khoảng 4 năm (từ năm 2015-2019) những người theo dõi tổ chức "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" chắc hẳn đều biết các đối tượng cốt cán, đứng sau Đào Minh Quân là những cái tên như Quách Thế Hùng; Kelly Triệu (Triệu Thanh Hoa) và Nguyễn Đức Thắng… Song đến thời điểm này, các đối tượng này đều đã từ bỏ tổ chức. 

Vì sao nhiều đối tượng cốt cán từ bỏ “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời ”? (bài 2)

quan.jpg -0 Vẽ “dự án”, chiếm đoạt tiền của các thành viên trong tổ chức

Có lẽ không ai hiểu Đào Minh Quân bằng chính những người “đồng hội, đồng thuyền”. Song đến thời điểm này, những kẻ từng là “anh em cây khế”, số cốt cán thân cận được ông ta tự phong chức vụ, cấp bậc lại rời xa Quân. Vì sao lại có sự việc này? Tiếng nói của những người trong cuộc sẽ là lời lẽ đanh thép nhất vạch trần bản chất của Quân.

Có thể khẳng định rằng, căn nguyên của “sự ra đi” này là do lòng tham và bản chất lừa đảo của Quân đã bị các đối tượng trong nhóm phát hiện. Những người quan tâm đến Quân ở Mỹ có lẽ đều biết rằng đến thời điểm này, ông ta đã tuyên bố phá sản. Song thực chất, đây chỉ là “chiêu trò” của Quân nhằm chiếm đoạt tài sản từ các thành viên cốt cán của tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”. Tài sản của Quân không hề mất đi mà nó được chuyển sang đứng tên vợ ông ta. Việc xây dựng cái được gọi là “Tụ nghĩa đường”, nơi Quân vẫn ra rả tuyên truyền rằng đó là căn cứ hoạt động của tổ chức sau này là một minh chứng. Với lý do xây dựng “Tụ nghĩa đường”, Quân đã “bỏ túi” một khoản tiền không nhỏ.

Cụ thể, để chiếm đoạt tiền của các thành viên trong tổ chức, kẻ “tâm thần chính trị” tuyên truyền, vận động các thành viên cốt cán đóng tiền xây dựng với mục đích tái hiện lại dinh Độc Lập ở đó… Sau đó, để lấy được tiền trong túi của các thành viên cốt cán, Quân đã nghĩ ra một chiêu trò rất tinh quái, đó là ký kết hợp đồng, mua cổ phiếu và cổ tức nhằm xây dựng “Tụ nghĩa đường”. Với mánh khoé này, ông ta đã tàn nhẫn lấy đi cả những đồng lương hưu ít ỏi của các thành viên cốt cán, khiến nhiều người rơi vào cảnh nợ nần… Và rồi, sau khi chiếm đoạt được tiền của họ, Quân sử dụng để tiêu xài cá nhân.

Trần Trưng Nguyệt Ánh, một trong những đối tượng cộm cán của “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” cũng rời bỏ tổ chức từ năm 2020, sau khi nhận ra bản chất lừa đảo của Đào Minh Quân và tổ chức này. Trước đó, chồng Nguyệt Ánh là Nguyễn Huy Hoàng cũng từng tham gia tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” và được phong là chuẩn tướng. Để ủng hộ việc xây dựng “Tụ nghĩa đường”, Nguyệt Ánh tôn “tôn sùng” Đào Minh Quân đến mức dỡ cả cửa nhà mình để đưa cho ông ta. Về sau này, do những mâu thuẫn về tiền bạc, lại cay đắng vì biết bị Quân lợi dụng, Nguyệt Ánh đã đến dỡ chiếc cửa mang về nhà.

Trong sự việc này, Quân đã lợi dụng danh nghĩa của “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” để kêu gọi đóng góp và vay mượn tiền của các thành viên, trong đó có Nguyệt Ánh nhưng số tiền này, sau đó chỉ được dùng vào việc tiêu xài cá nhân. Không dừng lại ở đó, hiện nay bà Nguyệt Ánh cũng đang phải trả một khoản cước phí với số tiền không nhỏ cho Quân. Trước đó, theo đề nghị của Quân, bà ta từng đứng tên một thuê bao điện thoại để người dân trong nước liên hệ, đăng ký tham gia cái gọi là “Trưng cầu dân ý”. Ban đầu, Quân hứa sẽ trả số tiền trên nhưng sau đó thì phó mặc cho Nguyệt Ánh. Vì thế, hiện nay gia đình Nguyệt Ánh đang phải trả số tiền trên…

Hứa hẹn phong chức, phong hàm, cung cấp việc làm theo ý muốn và được trả tiền lương cao để hoạt động

Bản chất lừa đảo của Quân cũng có thể được nhìn rõ bởi chỉ nói mà không làm. Việc cụ thể nhất là hứa hẹn về nước. Khoảng vài năm trở lại đây, năm nào Quân cũng hứa sẽ hồi hương về Việt Nam để chia đất, chia tài sản cho những người tham gia “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”; tham gia “Trưng cầu dân ý”, thế nhưng cho đến thời điểm này thì tất cả chỉ là lời hứa hẹn…

thai.jpg -0
Đối tượng Lý Hồng Thái, tên khác là Nguyễn Minh Chánh.

Tiếp đó, để đánh vào lòng tin của một số người dân trong nước, đặc biệt là những gia đình từng có quá khứ từng tham gia Việt Nam cộng hoà; những người gặp khó khăn trong cuộc sống…, tin rằng “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” là một tổ chức chính danh, được công nhận, Quân đã thuê một số người Mỹ, người da màu tham dự các cuộc họp. Đối tượng giới thiệu họ là nghị sĩ, những người “có tiếng nói” ở các tiểu bang trong chính quyền Mỹ ủng hộ tổ chức. Đối tượng còn tự vẽ, viết rồi ký vào các văn bản, giả mạo rằng giới chức Mỹ có “quan tâm” và giúp đỡ tổ chức này. Trên thực chất, tất cả chỉ là “chiêu trò” của Quân để lừa bịp, lôi kéo những người nhẹ dạ, cả tin ở cả trong và ngoài nước tham gia vào tổ chức.

Nhưng “đi đêm cũng có ngày gặp ma”, sự thật này đã được “tiết lộ” bởi chính những người “quay xe” khi họ từ bỏ “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”. Một số người sau khi bí mật xác minh thì biết rằng những người được Quân giới thiệu là chính khách và nghị sĩ này thực chất chỉ là những kẻ không có nghề nghiệp ổn định, được anh ta thuê đến dự. Đó là lý do vì sao, Quân tránh không để các thành viên trong tổ chức tiếp xúc với các nghị sĩ giả này.

Với thủ đoạn này, Quân dễ dàng “qua mặt” một số người dân trong nước thiếu thông tin; khiến họ lầm tưởng rằng “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” là một tổ chức chính danh; tin tưởng vào các chương trình cấp nhà miễn phí; “Trưng cầu dân ý”… Sự thực đã và đang diễn ra đã cho thấy sự lừa đảo và bản chất của Quân. Chương trình xây, cấp nhà miễn phí được Quân và “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” triển khai từ năm 2019, đến thời điểm này đã tròn 4 năm, thế nhưng cho đến nay, vẫn chưa có một người dân nào ở trong nước được cấp nhà. Quân cứ nói rằng sắp có và chuẩn bị có nhưng thực tế là sẽ chẳng bao giờ có.

PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI – CHỦ NGHĨA CHỦ TRƯƠNG ĐÚNG ĐẮN CỦA ĐẢNG TA

 

Kinh tế thị trường là thành quả của văn minh nhân loại, được Đảng và Nhà nước Việt Nam vận dụng một cách đúng đắn, khách quan, khoa học, sáng tạo, trở thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó nhấn mạnh vị trí, vai trò của con người chính là động lực và cũng là mục tiêu cao nhất của sự phát triển. Song, các thế lực thù địch cho rằng, không có nền kinh tế nào là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa là những yếu tố đối lập nhau, loại trừ nhau; gán ghép định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường là chủ quan, duy ý chí, không có cơ sở khoa học, không thuyết phục; nếu bỏ cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa thì nền kinh tế đất nước còn phát triển nhanh hơn, hiệu quả hơn; kinh tế thị trường là của chủ nghĩa tư bản, vận động theo các quy luật của chủ nghĩa tư bản, không thể dung hòa và kết hợp với mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, với định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh tế của các quốc gia vì giữa chúng có sự mâu thuẫn, đối lập. Nếu ghép định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường thì chẳng khác nào râu ông nọ cắm cằm bà kia, ghép nước với lửa, hai củ khoai bỏ trong một rọ… Họ cho rằng, Việt Nam phải chuyển sang kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Thực tế, các thế lực thù địch đang cố tình xuyên tạc bản chất tốt đẹp của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Sự giàu trí tưởng tượng của Lê Học Lãnh Vân

 

Đại đoàn kết dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện mục đích chống phá cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch trong và ngoài nước lợi dụng vấn đề dân chủ và nhân quyền, vu cáo Việt Nam kỳ thị dân tộc, xuyên tạc, bôi nhọ đường lối chính sách đại đoàn kết của Đảng và Nhà nước ta, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc. Mới đây, với bài viết “Bao dung, thù hận và hòa bình” đăng trên trang “Boxitvn”, Lê Học Lãnh Vân đã “giàu trí tưởng tượng” đưa ra những luận điệu vu cáo Việt Nam thực hiện chính sách kỳ thị dân tộc.

Không để các luận điệu xuyên tạc làm ảnh hưởng đến công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam

 

Không để các luận điệu xuyên tạc làm ảnh hưởng đến công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam

Biển là không gian chiến lược mở, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đường lối, chiến lược và tương lai phát triển của đất nước. Biển Đông là “bản lề” nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, là nơi hội tụ lợi ích chiến lược và thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực, nhất là các nước lớn. Về mặt tiềm năng phát triển, Biển Đông có nhiều lợi thế. Nơi đây đã và đang trở thành tâm điểm của sự cạnh tranh lợi ích, quyền lực và tầm ảnh hưởng của các nước lớn, được các chuyên gia quân sự ví như vùng “chảo lửa” trên bàn cờ chính trị của khu vực với nhiều diễn biến phức tạp, nhạy cảm.

Lợi dụng tình hình phức tạp trên Biển Đông, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị khai thác triệt để, biến tấu thành nhiều bài viết, hình ảnh, video nhằm bịa đặt tình hình, bóp méo sự thật, xuyên tạc đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta trong công tác quản lý và bảo vệ chủ quyền biển, đảo; lợi dụng các trang mạng xã hội để lan truyền, tán phát thông tin, gây tâm lý hoang mang, bất ổn, chia rẽ đoàn kết trong nước và quốc tế.

Với những nội dung xuyên tạc xảo trá, họ thường lặp đi lặp lại luận điệu cũ rích rằng: “Cộng sản Việt Nam làm ngơ về vấn đề chủ quyền trên Biển Đông”; Đảng, Nhà nước Việt Nam im lặng vì đã thỏa hiệp với nước lớn, không cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình Biển Đông, không có giải pháp đủ mạnh để bảo vệ chủ quyền biển, đảo... Những thông tin xuyên tạc này ít nhiều đã tác động tiêu cực tới nhận thức, tư tưởng, tình cảm, niềm tin của một bộ phận nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ta.

Dương Hoài Linh hiểu gì về dân chủ ở Việt Nam mà phán

 

Trên trang “Viettin” Dương Hoài Linh có đăng bài “Căn bệnh sợ chính trị của người Việt”. Cho rằng chính trị là thế này, là thế kia trong cuộc sống thường ngày, xong cuối cùng cái đích đến của Dương Hoài Linh vẫn là xuyên tạc, bịa đặt về dân chủ tại nước ta. Y cho rằng “người nông dân suốt đời chân lấm tay bùn, đâu biết cuộc sống tiện nghi, đâu biết là nếu có dân chủ thực sự họ sẽ được hưởng nhiều cái sung sướng”.

Thật nực cười cho một con “ếch ngồi đáy giếng” phán về dân chủ ở nước Nam. Như chúng ta đã biết, thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bè lũ phong kiến tay sai đã khiến cho người nông dân Việt Nam bị bần cùng hóa, người dân phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”, sống trong cảnh đói khổ, lầm than, tang thương cùng cực. Cách mạng tháng Tám thành công, đã đưa nhân dân từ “vũng bùn” nô lệ, đứng dậy trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của chính mình. Sau Cách mạng tháng Tám thành công, Chính phủ lâm thời tập trung củng cố và tăng cường sức mạnh của bộ máy chính quyền từ Trung ương đến cơ sở làm cho chính quyền thực sự là của dân, do dân và vì dân; ban hành Hiến pháp đầu tiên nhằm bảo vệ quyền dân chủ của mọi công dân… Điều 6, 7, 8, 9 Hiến pháp khẳng định: “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện, chính trị, kinh tế, văn hóa; đều được bình đẳng trước pháp luật, được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tùy theo tài năng và đức hạnh của mình; đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện. Công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do cư trú, tự do đi lại trong nước và ra nước ngoài”.

Chính phủ đã nhanh chóng có những biện pháp chống “giặc đói”; tịch thu ruộng đất của Việt gian và đế quốc chia cho nông dân nghèo thiếu ruộng. Giai cấp công nhân được hưởng chế độ lao động ngày làm 8 giờ, được quyền học chính trị và quân sự. Từ một dân tộc có 90% đồng bào mù chữ, nhưng chỉ sau một năm thực hiện chiến dịch chống nạn mù chữ đã có 2,5 triệu người biết đọc, biết viết… góp phần đặt nền móng vững chắc, tạo dựng sức mạnh to lớn cho dân tộc chiến đấu và chiến thắng thù trong giặc ngoài, từng bước đưa đất nước bước qua giai đoạn “ngàn cân treo sợi tóc”. Phát huy tinh thần dân chủ, nhân dân làm chủ từ cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội khóa I đến nay, bên cạnh hình thức dân chủ đại diện, thì dân chủ trực tiếp ở nước ta ngày cũng được vận dụng một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo trên cơ sở thượng tôn pháp luật. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII tiếp tục khẳng định “Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách, nhằm phát huy mạnh mẽ dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân; đồng thời tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội, trước hết là việc thực thi tinh thần “thượng tôn pháp luật”. Ở Việt Nam dân chủ của người dân được thể hiện thực tế qua câu: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; đây chính là sự hiện thực hóa quan điểm “lấy dân làm gốc” và thực hành dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong đời sống xã hội của Đảng, Nhà nước ta. Đó không chỉ là mục tiêu, mà còn là động lực để khơi dậy sức mạnh và nguồn lực của nhân dân, là quá trình hiện thực hóa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống.

“Ông nóng vội quá rồi”!

 - Nhóm người khi nãy đến có việc gì vậy ông?

- À, toàn nhà báo đấy ông ạ!

- Họ đến phỏng vấn, viết bài về tấm gương chiến đấu gan dạ, dũng cảm của ông hồi ở chiến trường Tây Nguyên à?

- Không! Họ đến tìm hiểu thông tin viết bài phản ánh về những tiêu cực, mất dân chủ của địa phương ta.

Nghe bạn nói, ông Hoàng ngạc nhiên hỏi lại:

- Các cô cậu ấy ở báo nào vậy? Có giấy tờ giới thiệu gì không? Sao lại chọn ông để phỏng vấn?

- À, hôm trước tôi có viết một bài đăng trên Facebook cá nhân nói về những tiêu cực của địa phương, không hiểu sao các cô cậu ấy đọc được rồi xin gặp để tìm hiểu, viết bài đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng. Thấy các cô cậu ấy giới thiệu ở báo “Tiếng Dân” hay gì đó, tôi cũng không rõ lắm. Nghe giọng họ có vẻ nhiệt tình nên tôi chẳng hỏi kỹ.

Thấy bạn mình có vẻ rất "ngây ngô", ông Hoàng gắt lên:

- Ông có tuổi rồi mà suy nghĩ hồn nhiên, chủ quan thật. Cung cấp thông tin cho ai phải xác minh, biết rõ về người ta chứ! Mà những thông tin tiêu cực về tình hình địa phương ông có nắm chắc không? Phát ngôn không cẩn thận là bị xử lý theo pháp luật đấy. Giờ có Luật An ninh mạng rồi, không phải cứ nghĩ gì nói ấy, bạ cái gì cũng lên “phây” viết bừa đâu.

Bị bạn mắng, ông Tưởng không nói gì, lục điện thoại, mở “phây” đưa cho ông Hoàng xem bài mình viết. Ông Hoàng đọc chậm rồi lắc đầu:

- Ông nóng vội quá rồi! Mấy vụ việc này chỉ là tin đồn của dư luận, chưa biết thực hư thế nào. Chưa kể, nội dung này trong buổi sinh hoạt đảng bộ gần đây, lãnh đạo xã đã giải trình, báo cáo cụ thể. Ông lại nghe tin từ kẻ xấu, cố tình gây mất đoàn kết nội bộ phải không? Mình là đảng viên, cựu chiến binh, có gì chưa hiểu rõ thì cứ thẳng thắn chất vấn, trao đổi, thấy sự việc chưa đúng thì góp ý, phê bình trên tinh thần xây dựng. Đằng này chưa gì ông đã đăng lên mạng xã hội, rồi còn đồng ý trả lời nhà báo tự do mà chưa biết cụ thể danh tính, cơ quan của họ ở đâu? Ông có biết, hiện nay, một số trang tin, kênh truyền hình của các thế lực thù địch đang lợi dụng tự do dân chủ để hoạt động chống phá Nhà nước không? Không cẩn thận, ông thành người tiếp tay cho kẻ xấu đấy...

VAI TRÒ CỦA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI SINH VIÊN VIỆT NAM

 

Lý luận chính trị có vai trò quan trọng trong việc đấu tranh chống thói hư tật xấu, khắc phục chủ nghĩa cá nhân, nâng cao trình độ lý luận cho cán bộ, đảng viên; nhằm cung cấp hệ thống tri thức, lý luận khoa học và quan điểm, chủ trương, đường lối cách mạng của Đảng để xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học và mục tiêu, lý tưởng cho các lực lượng cách mạng. Song, với mưu đồ chính trị đen tối, các thế lực thù địch, phản động thường xuyên bịa đặt, xuyên tạc, vu khống, đưa ra nhiều quan điểm, luận điệu nhằm phê phán, bác bỏ, phủ nhận vai trò của chủ nghĩa xã hội và vai trò của việc học tập lý luận chính trị. Mới đây, trên trang “doithoaionline”, đối tượng Phạm Trần đã đăng tải nội dung “Sinh viên, đảng viên chán Mác – Ngán Bác”, trong đó đã bóp méo, xuyên tạc vai trò của việc học tập lý luận chính trị; cho rằng giới trẻ đã “thờ ơ với sinh hoạt đảng và không muốn học tập Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”… Bài viết trên là hoàn toàn sai trái về lý luận và thực tiễn, để có cái nhìn đúng đắn về học tập lý luận chính trị ở Việt Nam, đòi hỏi cần làm rõ sự thật và đấu tranh phản bác kịp thời.