Ý Nhi – cái tên không còn xa lạ trên diễn đàn “Thoibao”, mới đây lại phát tán bài viết“Các tổ chức quốc tế kêu gọi Việt Nam chấm dứt đàn áp báo chí”. Vẫn chiêu trò “bình mới, rượu cũ” lợi dụng vấn đề “tự do báo chí” để xuyên tạc, bịa đặt, phủ nhận quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam.
Tự do báo chí là một trong những quyền cơ bản của người dân Việt Nam. Đó là quyền được thông tin, quyền được trao đổi, giao tiếp, thể hiện ý chí, nguyện vọng của mỗi cá nhân và tổ chức qua các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên quyền tự do báo chí phải được đặt trong khuôn khổ pháp luật
Với việc viện dẫn trường hợp những nhà báo, những người bị xử lý do vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp để tuyên truyền rằng “chính quyền độc đảng ở Việt Nam không dung thứ bất đồng đối với những người thực hiện quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí”. Thực chất Ý Nhi đang tìm mọi cách hướng lái dư luận theo hướng ủng hộ và cổ xúy cho “đồng bọn” và xuyên tạc trắng trợn về quyền tự do báo chí ở Việt Nam.
Phải khẳng định rõ, ở Việt Nam không ai bị kết án, bỏ tù chỉ vì thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Những trường hợp xử lý hình sự đều là những kẻ có hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng quyền, lợi ích của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân. Thực tế trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho tự do báo chí ở Việt Nam. Đó là những sự thật không thể phủ nhận, quyền tự do báo chí cũng đã được quy định rất rõ ràng tại Điều 25, Hiến pháp năm 2013 của Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Cũng như ở mọi lĩnh vực, mọi quốc gia, tự do báo chí phải trong khuôn khổ chứ không phải là thứ tự do vô giới hạn, vô chính phủ, đứng ngoài pháp luật. Luật Báo chí 2016 quy định: “Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân” (Điều 13). Trách nhiệm của nhà báo và công dân trong thực hành tự do báo chí nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mọi tổ chức, cá nhân, góp phần xây dựng đất nước phát triển giàu mạnh (Điều 9)”[1].
Không chỉ riêng tại Việt Nam, ở tất cả các quốc gia khác trên thế giới đều có quy định tương tự. Nước Mỹ được một số người coi là “hình mẫu của tự do”, nhưng tại Điều 2385 Chương 115-Bộ luật Hình sự Mỹ đã có quy định nghiêm cấm mọi hành vi “in ấn, xuất bản, biên tập, phát thanh, truyền bá, buôn bán, phân phối hoặc trưng bày công khai bất kỳ tài liệu viết hoặc in nào có nội dung vận động, xúi giục hoặc giảng giải về trách nhiệm, sự cần thiết tham vọng hoặc tính đúng đắn của hành vi lật đổ hoặc tiêu diệt bất kỳ chính quyền cấp nào tại Mỹ bằng vũ lực hoặc bạo lực”[2].
Do đó, đằng sau những luận điệu xuyên tạc Việt Nam không có tự do báo chí là ý đồ sâu xa cố tình phê phán thể chế chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hệ thống chính trị trong đời sống xã hội ở Việt Nam. Thực tế cho thấy, suốt 78 năm qua, kể từ ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để người dân có thể được thụ hưởng. Số liệu thống kê đến cuối năm 2022 cho thấy, Việt Nam có 127 cơ quan báo, 670 cơ quan tạp chí (trong đó có 327 tạp chí lý luận chính trị, khoa học và 72 tạp chí văn học nghệ thuật); 72 cơ quan đài phát thanh, truyền hình. Số người đang làm việc trong lĩnh vực báo chí là 41.000 người, với 19.356 người đã3 được cấp thẻ nhà báo[3].
Cùng với các cơ quan báo chí trong nước, nhiều hãng truyền thông, thông tấn quốc tế đã có mặt tại Việt Nam, như: CNN, Reuters, AP, AFP, Kyodo; Hãng thông tấn Asia, Nhật báo kinh tế Aju (Hàn Quốc) và Rossiya Segodnya (Nga), v.v. Các nhà báo quốc tế được Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để tác nghiệp. Nhiều nhà báo Việt Nam được Nhà nước tạo điều kiện đi học tập, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, tác nghiệp báo chí tại nhiều quốc gia trên thế giới. Với lực lượng làm báo hùng hậu như trên, đời sống báo chí ở Việt Nam diễn ra hết sức nhộn nhịp, phản ánh mọi mặt của đời sống xã hội. Sự phát triển nhanh chóng của hệ thống báo chí là một minh chứng cụ thể cho quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của người dân ở Việt Nam luôn được bảo đảm. Như vậy, với cơ sở chính trị, pháp lý đã khẳng định và thực tiễn đã chứng minh quyền tự do báo chí ở Việt Nam luôn được tôn trọng, bảo đảm. Điều này đã bác bỏ, phủ nhận những luận điệu xuyên tạc, sai trái của của Ý Nhi. Quyền tự do báo chí của người dân Việt Nam luôn luôn được bảo đảm. Đó là sự thật không thể xuyên tạc./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét