Bài viết “Vì đâu dân trí thấp?” đăng trên “Baotiengdan”, Nguyễn Đình Cống xuyên tạc rằng: Ở Việt Nam, dưới thể chế hiện tại, không phải chỉ dân trí chính trị thấp mà “quan trí” càng thấp!…; Dân trí thấp thì làm sao quan trí cao được, vì dân ấy sinh ra quan ấy.… y cho rằng, dân trí bị làm cho lệch lạc bằng nền giáo dục phụ họa chính quyền, xa rời tính nhân bản, khai phóng, bằng việc tuyên truyền một chiều, bằng ngăn cấm tự do ngôn luận, đàn áp các xu hướng khác biệt, ngăn cấm các phản biện và hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự… Luận điệu của Nguyễn Đình Cống càng khẳng định “Y” là kẻ thoái hóa, bất mãn, đồng hành với các thế lực thù địch, phản động, phản bội lại đất nước. Thủ đoạn này đã cho thấy dã tâm nham hiểm của Nguyễn Đình Cống nên cần được vạch trần và đấu tranh, ngăn chặn.
Lịch sử cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi “dốt cũng là một thứ giặc”. Người nhấn mạnh: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, “nạn dốt – Là một trong những tội ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta”. Vì thế, cuộc đấu tranh chống lại ách áp bức thực dân giành tự do, độc lập cho dân tộc, giành lại quyền làm người và bảo vệ những giá trị của con người bao gồm cả cuộc đấu tranh chống lại sự áp bức về trí tuệ, giành lại quyền được học hành, nâng cao trình độ nhận thức của người dân. Khi dân trí được nâng cao sẽ tạo tiền đề, mở lối cho những tư tưởng cách mạng thấm nhuần vào quần chúng, gây dựng nền móng vững chắc để lực lượng cách mạng và chính quyền non trẻ vượt qua những thử thách cam go và giành nhiều thắng lợi.
Thực tiễn qua 37 năm đổi mới, nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Ngoài ra, chứng minh cho sự phát triển của giáo dục Việt Nam, tháng 7/2023, tờ Thời báo kinh tế – The Economist của Anh có bài viết đánh giá cao hệ thống giáo dục Việt Nam, đề cao giá trị của giáo dục trong nước và đáng giá cao năng lực giáo viên. Bài báo chỉ ra rằng chất lượng giáo dục của Việt Nam ngày càng tốt đẹp hơn, “Học sinh Việt Nam được học một trong những hệ thống giáo dục tốt trên thế giới” và dẫn chứng các thành tích xuất sắc của học sinh Việt Nam trong các cuộc thi quốc tế. Năm 2022, 38 lượt học sinh dự thi Olympic quốc tế đều giành huy chương, đưa Việt Nam năm thứ 2 liên tiếp lọt vào nhóm 10 quốc gia và vùng lãnh thổ có thành tích tốt nhất tại các kỳ thi này. Năm 2023, cả 6 thành viên đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Toán học quốc tế tại Nhật Bản từ ngày 2 đến 12/7 đã mang về cho Tổ quốc 6 tấm huy chương, gồm hai huy chương vàng, hai huy chương bạc và hai huy chương đồng. Với thành tích này, Việt Nam xếp thứ 6 toàn đoàn trên tổng số 112 quốc gia và vùng lãnh thổ có đội tuyển tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế năm nay. Đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Hóa học Quốc tế (IChO) năm 2023 gồm 4 học sinh dự thi, kết quả, 4/4 học sinh đoạt huy chương, gồm 3 huy chương Vàng và 1 huy chương Bạc, trong đó có 2 học sinh nằm trong tốp 10 điểm cao nhất…
Việc xem xét dân trí của một quốc gia thường dựa trên nhiều chỉ số, bao gồm giáo dục, trình độ học vấn, sản xuất tri thức, độ phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội. Bức tranh trên cho thấy, dân trí và quan trí của ta ngày càng cao, thể hiện rõ ở thực tế sự thay đổi phát triển toàn diện bền vững đất nước mà không kẻ nào có thể xuyên tạc được./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét