Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2017

Nội dung lý thuyết “trọng cung” ở Mỹ?

Trả lời:
Trường phái “Trọng cung” ra đời ở Mỹ vào năm 1980 với các địa biểu là Arth Laffer, Jede Winniski, Norman Ture, Paul Caig Roberto. Sự ra đời, phát triển của trường phái này nhằm đáp ứng yêu cầu tìm kiếm con đường tăng trưởng và duy trì năng suất lao động ở mức cao.

Nội dung chủ yếu trong lý thuyết trọng cung ở Mỹ là đề cao vai trò của sản xuất. Nó đối lập với lý thuyết trọng cầu (đề cao vai trò tiêu dùng) của trường phái Keynes
- Trường phái trọng cung cho rằng, để nền kinh tế ổn định nhịp độ tăng trưởng, cần phải kinh thích sản xuất - tăng cung. Dựa trên cơ sở lý thuyết của J.B. Say về cung đẻ ra cầu, cung mới sẽ tạo ra cầu mới, nền kinh tế sẽ không có khủng hoảng, A. Laffer cho rằng, để kích thích tăng cung, nhà nước cần có chính sách kinh tế tạo điều kiện là cho các doanh nhân tăng đầu tư, áp dụng khoa học, kỹ thuật, tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm mới. Đến lượt nó, cung mới sẽ tạo ra cầu mới,  kích thích tiêu dùng, làm sức cầu tăng lên. Muốn mở rộng đầu tư, cần phải tiết kiệm, tiết kiệm trong hiện tại thì tương lai có nhiều thu nhập.
Để tăng cung, cần cắt giảm thuế. A. Laffer phát hiện ra mối quan hệ giữa thu nhập từ thuế của nhà nước với thuế suất. Nếu ký hiệu t là thuế suất tính theo %, Y là thu nhập gồm tiền lương, lợi nhuận, địa tô... và T là tổng thu nhập từ thuế (sản lượng thuế) tính theo số tiền, thì T = t + Y
Nếu t = 0% thì T = 0; nếu t = 100% thì T = 0, vì khi đó các chủ doanh nghiệp không có lợi nên họ đóng cửa kinh doanh, người lao động cũng không đi làm nên không có thu nhập.
Nếu t > 0 thì T > 0, nếu tăng t thì T sẽ tăng lên và đạt cực đại (Tmax) ở điểm t = 50%. Khi đó, qui mô sản xuất đạt lớn nhất, nguồn thu ngân sách nhà nước từ thuế là lớn nhất.

Nếu t > 50%, các chủ doanh nghiệp không muốn sản xuất, người dân không muốn đi làm hoặc hoạt động kinh tế ngầm, nguồn thu của ngân sách nhà nước sẽ bị giảm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét