Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2018

CHIẾN LƯỢC CÔNG TÁC CÁN BỘ CỦA HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 7 LÀ KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC



Ngày 12/5/2018, sau 6 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Lợi dụng sự kiện trọng đại này, các thế lực thù địch đã liên tục đăng tải nhiều bài viết trên các trang mạng xã hội, có tính chất xuyên tạc, bóp méo, thổi phồng sự thật về chiến lược công tác cán bộ của Đảng nhằm làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với đội ngũ cán bộ, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với đất nước. Đó là một chiêu trò chính trị cũ mèm, thâm độc của bọn phản động, mà kẻ sốt sắng nhất là Trần Văn, với bài viết: “Cán bộ cấp chiến lược, cho ai và để làm gì?” đăng trên Blog Đài tiếng nói Hoa Kỳ.

Trần Văn cho rằng: “Việc thông qua đề án xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược mà Hội nghị Trung ương 7 thông qua, chỉ nhằm củng cố lợi ích nhóm trong Đảng mà thôi!”. Đây là lời lẽ bịa đặt, xuyên tạc sự thật không thể chấp nhận được, cần phải đấu tranh bác bỏ.
Thực tế, các phiên thảo luận ở Hội nghị cho thấy, không hề có chuyện mất dân chủ, thiếu công khai, minh bạch hoặc có lợi ích nhóm xoay quanh vấn đề cán bộ. Tại Hội nghị, đã có gần 50 ý kiến trình bày trực tiếp tại hội trường; hàng trăm ý kiến thảo luận ở tổ; và gần như đại biểu nào cũng có tham luận gửi về Đoàn Chủ tịch Hội nghị để tham gia góp ý bổ sung, hoàn thiện các văn kiện. Tinh thần nói thẳng, nói đúng, nói thật luôn xuyên suốt và bao trùm trong các ý kiến. Thậm chí với những vấn đề mới và khó, các đại biểu tranh luận rất gay gắt, mạnh mẽ, bảo vệ quan điểm, chính kiến khác nhau trên cơ sở dân chủ, tôn trọng chân lý khoa học và thực tiễn khách quan.Tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm càng được thể hiện rõ nét ở việc, Trung ương cho ý kiến vào Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2017. Các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng đã không dĩ hòa, vi quý hoặc né tránh, mà thẳng thắn “điểm mặt, chỉ việc” những hạn chế trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, để tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiếp thu, rút kinh nghiệm, nhằm nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ được giao. Trên cơ sở những đóng góp đó, tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã cầu thị lắng nghe, tự phê bình sâu sắc. Trung ương còn thống nhất ban hành các giải pháp “rất mạnh tay” trong quản lý, rèn luyện và kỷ luật cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược. Trong 8 nhóm giải pháp lớn của công tác cán bộ được Hội nghị xác định đều có điểm chung và rất hay ở chỗ: Đã đặt lợi ích của nhân dân, của tập thể lên trên lợi ích cá nhân của cán bộ; đặt ra yêu cầu cao, đòi hỏi cán bộ phải biết hy sinh vì lợi ích chung của toàn dân.
Bởi thế, sau bài phát biểu bế mạc Hội nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (sáng 12/5/2018), dư luận xã hội đã bày tỏ sự phấn khởi và đồng thuận cao  trước chủ trương phải “nhốt” quyền lực vào lồng cơ chế, pháp luật. Người dân cho rằng, Trung ương quyết liệt như vậy là rất đúng đắn và đáng trân quý; nó thể hiện ý chí quyết tâm cao của những người đứng đầu đất nước trước “tệ nội xâm”. Theo đó, tập thể Trung ương Đảng gồm phần lớn cán bộ chủ chốt, chủ trì ở các cơ quan, đơn vị Trung ương và địa phương đã quyết định thống nhất cao với chủ trương nhằm tự khống chế, kèm cặp, ràng buộc quyền lực của mình. Cũng có ý kiến trái chiều cho rằng: Tại sao không để quyền lực được tự do, tự tại?. Tại sao phải chống “chạy chức, chạy quyền”?. Song, tất cả các ý kiến nêu ra trái chiều, có tính phản biện đề được Hội nghị thảo luận và đi đến quyết nghị thống nhất là nhất thiết phải có cơ chế kiểm soát quyền lực để tránh tình trạng lạm quyền, độc quyền làm tha hóa cán bộ. Đồng thời, phải kiên quyết khắc phục tệ chạy chức, chạy quyền. Điều đó cho thấy, chắc chắn những quyết định của Trung ương lần này là vì lợi ích chung, vì “ích nước, lợi nhà”. Đó là bằng chứng thuyết phục về tinh thần trách nhiệm vì dân, vì nước mà gạt bỏ mưu cầu cá nhân của đội ngũ cán bộ có chức, có quyền.
Cũng với quyết tâm chống “chạy chức, chạy quyền”, “lợi ích nhóm”, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, Trung ương đã thông qua chủ trương bố trí, bổ nhiệm bí thư cấp ủy cấp tỉnh, huyện không phải là người địa phương. Việc này sẽ được thực hiện ngay, sau thành công hội nghị và phấn đấu hoàn thành trong năm 2025. Trước quyết định này, toàn dân đã bày tỏ sự hoan nghênh, đánh giá cao, bởi lẽ ai cũng hiểu, đây là giải pháp khả thi giúp khắc phục, đẩy lùi ngay thực trạng kéo bè kéo cánh, cục bộ địa phương, nâng đỡ, bổ nhiệm người thân, người nhà… Đó là chủ trương có lợi cho tổ chức và nhân dân.
Như vậy, tinh thần thẳng thắn, quyết liệt, dân chủ, công khai tại Hội nghị Trung ương 7, đã phản bác lại những luận điệu bịa đặt, xuyên tạc của các thế lực thù địch, rằng: Hội nghị Trung ương cũng chỉ là củng cố “lợi ích nhóm”, là tìm cách mị dân, đề ra những quyết sách có lợi cho bộ phận tầng trên của hệ thống cầm quyền….
NVH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét