Thứ Ba, 29 tháng 12, 2020

“VÔ CHÍNH TRỊ” VÀ SỰ “VÔ LÝ” CỦA MẤY ANH GIẢ CẦY

 

Từ một tỉ phú trở thành tổng thống, kể từ khi nhậm chức đến nay, ông Donald Trump được biết đến như một chính trị gia thường xuyên xuất hiện với những phát biểu và tuyên bố gây bất ngờ trong chính giới. Không ít người đã tỏ ra hoài nghi đối với các quyết sách của ông Trump và dĩ nhiên, nhiều người đã cho Trump là một kẻ theo chủ nghĩa dân túy, tôn thờ chủ nghĩa triết chung… Tuy nhiên, ông Trump có lịch sử tham gia các đảng phái chính trị khá phức tạp. Ngay cả Đảng Cộng hòa, đảng chính trị đã tạo hậu thuẫn cho ông Trump trở thành tổng thống thứ 45 của Hoa kỳ, thì ông Trump cũng có tới 3 lần rời rồi lại ra nhập đảng này. Bản thân ông Trump đã để ngỏ ý định tranh cử tổng thống vào các năm 1988, 2004, 2012 và đều không thực hiện. Cho đến sau cuộc bỏ phiếu sơ bộ của Đảng Cộng hòa vào tháng 5/2016, Trump đã giành chiến thắng để trở thành ứng cử viên đại diện cho Đảng Cộng hòa ra tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ với ứng viên của Đảng Dân chủ là bà Hillary Clinton. Năm 2020, một lần nữa ông Trump lại tiếp tục đại diện cho Đảng Cộng hòa ra tranh cử tổng thống với ứng viên của Đảng dân chủ là Joe Biden. Nói như vậy để thấy rằng, Donald Trump chưa bao giờ là một người “vô chính trị”, có chăng là cách nói, cách làm của Trump có sự khác biệt so với những người tiền nhiệm của Ông mà thôi.

Tuy nhiên, tranh luận rằng Trump có “vô chính trị” hay không? lại không phải là cái cần bàn tới ở đây, bởi thực tế đã trả lời rõ ràng rằng không có một vị Tổng thống nào của nước Mỹ lại đứng ngoài chính trị và không có bất kể một liên quan nào tới các đảng phải chính trị của nước này, mà cụ thể ở đây là Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ. Chỉ những kẻ quá mơ hồ về chính trị mới có thể nghĩ ra cái gọi là “vô chính trị” như Phạm Đình Trọng đã trình bày. Có lẽ cũng chính bởi cái nhìn ấu trĩ đó về chính trị, Đình Trọng đã hồ đồ cho rằng “Đảng chính trị nào cũng ra đời từ đòi hỏi của cuộc sống, vì lợi ích của nhân dân”. Một người bình thường, có chút hiểu biết cũng đều hiểu rằng bản chất giai cấp của mọi đảng phái chính trị luôn quyết định tới nội dung chính trị của đảng chính trị đó, không thể có đảng chính trị chung chung, không đại diện cho bất kỳ giai tầng nào trong xã hội.

Và như vậy, những lập luận trong bài viết của Phạm Đình Trọng, cố chứng minh cho cái gọi là “vô chính trị” của ông Trump để dẫn dắt, quy chụp: Đảng cộng sản Việt Nam “vô chính trị” và “Với Đảng Cộng sản Việt Nam, làm gì có nhân dân, chỉ có đảng mà thôi”…, ngay từ đầu đã hoàn toàn phi lý.

Phải khẳng định rõ ràng rằng Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam – giai cấp mà lịch sử hình thành, phát triển của nó luôn gắn liền với quá trình đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc. Chính bởi sự thống nhất về lợi ích giữa giai cấp công nhân Việt Nam và toàn thể nhân dân lao động, mà Đảng Cộng sản Việt Nam, từ đảng của một giai cấp, đã trở thành lực lượng đại diện cho ý chí và nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam. Hiếm có đảng chính trị nào lại được nhân dân gọi là “Đảng ta” như Đảng Cộng sản Việt Nam. Chỉ bấy nhiêu cũng đủ chứng minh cho sự “chính danh” của Đảng, mà không một lực lượng chính trị nào có thể thay thế được.

Cho nên, những lập luận hàm hồ về chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam mà Phạm Đình Trọng nêu trong bài viết kể trên là hoàn toàn vô lý, phản khoa học, thể hiện cái nhìn lệch lạc về Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như công cuộc đổi mới của đất nước ta hiện nay. Mục đích của Đình Trọng và bè lũ của y không gì khác là tạo ra sự hoài nghi, sự mơ hồ trong nhận thức của quần chúng nhân dân, để từ đó, chúng dễ bề thực hiện các âm mưu, thủ đoạn chống phá đất nước ta mà thôi./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét