Thứ Tư, 23 tháng 12, 2020

XUYÊN TẠC CÔNG TÁC NHÂN SỰ CỦA ĐẢNG

           Trước thềm Đại hội XIII của Đảng, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động đẩy mạnh các hoạt động chống phá, tuyên truyền, tung tin sai trái, bịa đặt. Gần đây, một kẻ mang tên Thu Hà đã giật tít trên mạng nhằm thu hút sự chú ý của nhiều người với bài viết “Chuyện thái tử đảng và những “hạt giống đỏ” của Đại hội XIII” với rất nhiều nội dung xuyên tạc về công tác nhân sự của Đảng để chống phá. Kẻ này viện dẫn như sau: “Đảng cộng sản Việt Nam công khai cụ thể hoá việc “con vua thì được làm vua” của chế độ phong kiến, theo cách ma mãnh hơn, thông qua cái gọi là “Quy hoạch cán bộ cấp chiến lược” nhằm đưa con cháu nguyên lão, khai quốc công thần, Uỷ viên Bộ chính trị, Uỷ viên Trung ương đã về hưu hoặc đương chức, vào những vị trí lãnh đạo tỉnh, thành, ban, bộ, ngành, chuẩn bị cho họ con đường tiến thân, leo lên vị trí cao hơn ở các kỳ đại hội đảng”. Điều đó đã cho thấy Thu Hà cố tình quy chụp, đưa thông tin thiếu khách quan nhằm đánh lạc hướng dư luận với chủ đích cá nhân cơ hội rất rõ ràng. Nhân đây tôi cũng xin chia sẻ đôi điều.

Trên thực tê, chuyện “Cha truyền con nối” không phải là chuyện lạ trên thế giới. Mỹ là nước có rất nhiều gia đình chính trị. Nổi tiếng nhất trong số đó là dòng họ Roosevelt, A dam, Harrison, kennedy, Clintown và Bust. Gia đình 4 dòng họ Roosevelt, A dam, Harrison và Bust đều có hai đời làm tổng thống. Như vậy, trong 45 tổng thống nước Mỹ có đến 8 người từ 4 gia đình đó. Argentina, một quốc gia ở Nam Mỹ, có cả chồng lẫn vợ là tổng thống là Néstor Kirchner và Cristina Kirchner. Ở châu Âu, hiện tượng gia đình chính trị không phổ biến như ở Mỹ. Tuy vậy không phải là không có. Chuyên này ở châu Á thì tương đối nhiều. Thủ tướng Nhật bản Shinzo Abe là con trai cựu Ngoại trưởng Shintaro Abe và là cháu ngoại của Thủ tướng Nobusuke Kishi. Thân phụ của cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye là Tổng thống Park Chung-hee. Thủ tướng Malaysia, Najib Razak có cha là Thủ tướng Abdul Razak. Thân mẫu của cựu Tổng thống Philippines, Benigno Aquino III là Tổng thống Corazon Aquino. Cha của Thủ tướng Lý Hiển Long là Thủ tướng, rồi Bộ trưởng cao cấp và Bộ trưởng Cố vấn Lý Quang Diệu của Singapore. Rồi mấy đời Chủ tịch Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên từ Cha, ông ròi đời con đấy thôi…

Ở Việt Nam chúng ta không có truyền thống như vậy, nhưng cũng có những cặp cha -con đều làm lãnh đạo. Trường hợp hy hữu và đầu tiên có lẽ là Giáo sư Đặng Xuân Kỳ, trở thành ủy viên dự khuyết BCH Trung Đảng khóa VI khi ở tuổi 56 và chính thức khóa VII khi đã sang tuổi 60. Ông Kỳ nguyên là Phó Viện trưởng Viện Triết học, từng được huy động tham gia nhóm nghiên cứu đắc lực giúp cha mình là Tổng Bí thư Trường Chinh, hình thành lên nền tảng lý luận của công cuộc đổi mới đất nước Đại hội VI của Đảng. Ông Đặng Xuân Kỳ sau này cũng từng là một trong ba người được Tổng Bí thư Đỗ Mười đưa vào dự kiến kế tục ông ở cương vị cao nhất của Đảng. Thế nhưng ông Kỳ đã cảm ơn và từ chối chỉ vì đơn giản một điều, tự thấy mình tuổi đã cao, quỹ thời gian không còn nhiều nữa…

Cha con ông Đoàn Trọng Tuyển – Đoàn Mạnh Giao đều từng làm Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ. Người con của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là ông Nguyễn Chí Vịnh – Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhiều năm qua. Cha con ông Nguyễn Cơ Thạch (tên khai sinh là Phạm Văn Cương) và Phạm Bình Minh đều là những Bộ trưởng ngoại giao lẫy lừng, đóng góp to lớn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Gần đây là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng, con trai cố Bộ trưởng Bộ Công an Lê Minh Hương, ông vừa được bổ nhiệm Chánh Văn phòng Trung ương Đảng. Ông Phạm Bình Minh và ông Lê Minh Hưng được người dân Việt Nam rất kỳ vọng và được báo chí quốc tế đánh giá cao và coi là những ngôi sao sáng với đầy đủ nghĩa của nền chính trị Việt Nam trong thời gian tới.

Nêu mấy cặp cha con đáng kính trên để nói rằng nhiều thế hệ cha con đã chiến đấu, học tập và đóng góp công sức cho đất nước, họ xứng đáng được kính trọng và cũng để một lần nữa khẳng định rằng Đảng và nhân dân luôn có con mắt tinh đời trong việc lựa chọn người tài đức cho dân tộc.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gần đây đã khẳng định “chúng ta đang chọn người tài, chứ không chọn người nhà”. Và nhất là Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Kiên quyết không để lọt những người tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, phe cánh, lợi ích nhóm, mị dân, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà nhiều đất…; bản thân và vợ chồng con cái có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính”. Công tác nhân sự của Đảng được thực hiện theo quy trình với những quy định hết sức chặt chẽ, đảm bảo những cán bộ có đủ điều kiện tiêu chuẩn, có đủ tín nhiệm, có năng lực, trình độ và trải qua thực tiễn mới được xem xét và lựa chọn, việc quyết định cán bộ nào sẽ làm lãnh đạo còn phụ thuộc vào uy tín của họ đối với nhân dân, không có chuyện “con vua thì được làm vua” theo giọng điệu mỉa mai, kích động của Thu Hà trong bài viết.

Câu chuyện của mấy “cậu bé chơi chim” ở Quảng Nam, “cậu bé tại chức cờ vua” ở Bắc Ninh để nói về con cái các nhà lãnh đạo đáng kính của Đảng, Nhà nước, thì Thu Hà và mấy kẻ chuyên rình mò chộp giựt hãy cứ yên tâm, trong mấy năm qua, các “thái tử” kiểu này đều đã được trả về nơi xuất phát, trước sau sẽ bị pháp luật trừng trị. Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng người có đức có tài, bất kể là ai, chỉ cần không tư lợi, luôn hết lòng vì dân vì nước, có chung mục đích chăm lo bảo vệ nhân dân, giữ gìn toàn vẹn chủ quyền quốc gia, xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, đưa dân tộc Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu. Những kẻ như Thu Hà và những đối tượng chuyên chống phá phản dân, hại nước hãy dừng lại chiêu trò giật tit câu view xuyên tạc bẩn thỉu, tung tin sai sự thật hòng gây rối xã hội nhất định sẽ bị dư luận tẩy chay.

                                                                                      PQH

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét