Lợi
dụng tôn giáo chống phá Việt Nam là âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực
thù địch. Một trong những âm mưu, thủ đoạn quen thuộc của chúng là tuyên
truyền, xuyên tạc, kích động nói xấu chính quyền, gây mâu thuẫn, mất niềm tin
giữa đồng bào tôn giáo với chính quyền địa phương. Mới đây, ngày 25/12/2017,
trên trang mạng RFA có bài viết: Căng thẳng tôn giáo năm 2017 – “lỗi do chính
quyền”, với các nội dung:
–
Các cuộc biểu tình của giáo dân khu vực miền Trung nổi dậy phản đối nhà máy
Formosa Hà Tĩnh xả thải gây ô nhiễm môi trường, nhiều giáo dân bị đánh đập,
hành hung đến trọng thương, các linh mục dẫn đầu đoàn biểu tình bị truyền thông
trong nước lên án.
–
Phản đối quy định rằng các tôn giáo phải đăng ký với Nhà nước, được Nhà nước
cho phép mới được hoạt động của Luật tín ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18/11/2016, có hiệu lực từ
ngày 1/1/2018.
–
Vu cáo chính quyền dung túng, tiếp tay cho “Hội Cờ Đỏ” gây sự, hành hung giáo
dân.
Đây
là những luận điệu xuyên tạc trắng trợn nhằm vu cáo chính quyền các cấp, bởi:
Thứ
nhất, những người cố tình vi phạm pháp luật phải bị xử lý theo pháp luật là tất
yếu. Nhà máy Formosa Hà Tĩnh xả thải gây
ô nhiễm môi trường là việc làm hoàn toàn sai trái, không thể chấp nhận. Đảng,
Nhà nước, các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đã nhanh chóng vào
cuộc để làm rõ sai phạm. Việc một bộ phận đồng bào tôn giáo ở Hà Tĩnh bị kích
động biểu tình gây mất trật tự, an toàn xã hội là hành động vi phạm pháp luật.
Đây không phải ý muốn chủ quan của đồng bào, mà chính là nằm trong mưu đồ lợi
dụng đồng bào tôn giáo để chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch. Trong
lịch sử, đồng bào tôn giáo Hà Tĩnh luôn kề vai, sát cánh cùng đồng bào và chiến
sĩ cả nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam làm nên những chiến
công oanh liệt. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước ngày nay, đồng bào tôn giáo Hà
Tĩnh luôn tin tưởng vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, đang ngày
đêm hăng say lao động sản xuất làm giàu cho gia đình, quê hương, đất nước. Lợi
dụng việc nhà máy Formosa gây ô nhiễm môi trường, các thế lực thù địch tuyên
truyền, kích động, lôi kéo một số giáo dân biểu tình, gây rối, đập phá nhà máy,
chống người thi hành công vụ, vu cáo chính quyền vi phạm tự do tôn giáo.
Hai
là, Luật pháp Việt Nam bảo đảm
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Luật tín ngưỡng, tôn giáo được
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18/11/2016, có
hiệu lực từ ngày 1/1/2018, thể hiện cao nhất quan điểm tôn trọng tự do tín
ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta. Tại Điều 1, đã ghi rõ: Luật này quy
định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, hoạt động
tôn giáo; tổ chức tôn giáo; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo. Luật được áp dụng
đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Trên
cơ sở làm rõ những thuật ngữ có liên quan, tại Điều 3, Luật này quy định rõ:
Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người;
bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng, bảo vệ
giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ
cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng đáp ứng nhu
cầu tinh thần của Nhân dân. Nhà nước bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn
giáo và tài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo.
Điều
4, Điều 5 của Luật này nghiêm cấm các hành vi: Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý
do tín ngưỡng, tôn giáo. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo
hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo: xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ
quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường; xâm hại đạo đức xã
hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân
phẩm của người khác; cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
công dân; chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn
giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín
ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo
để trục lợi. Các điều khác của Bộ luật đã qui định rất cụ thể, tạo môi trường
thuận lợi nhất cho hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Hoàn toàn không như sự xuyên
tạc bỉ ổi của các thế lực thù địch cho rằng, lời lẽ của Luật là những điều mù
mờ, tạo điều kiện cho chính quyền Việt Nam đàn áp tôn giáo.
Ba
là, không thể vu khống các cấp chính quyền ở Việt Nam dung túng, tiếp tay cho
Hội Cờ Đỏ gây sự với đồng bào công giáo. Hội Cờ Đỏ là một tổ chức tự phát của những người phản đối
hành động thái quá của một số giáo dân gây mất trật tự, an toàn xã hội và xử lý
những phần tử quá khích. Lực lượng tham gia Hội cờ đỏ gồm cả những người theo
tôn giáo và người không theo tôn giáo. Hoạt động của hội này không được phép
của chính quyền địa phương và đã bị chính quyền địa phương dẹp bỏ. Việc cho
rằng, đây là quân bài mới của chính quyền địa phương, khi nào có các cuộc biểu
tình, hội này ra tay đàn áp, hay chính quyền dung túng, tiếp tay cho Hội Cờ Đỏ
gây sự với đồng bào công giáo là luận điệu bịa đặt, xuyên tạc, vu cáo trắng
trợn.
Biết
rằng, những lời xuyên tạc trên, tuy chưa gây nguy hiểm, nhưng mưa dầm, thấm lâu
cũng có thể gây nên sự hoài nghi, hiểu sai về đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước ta đối với đồng bào Thiên chúa giáo nói chung
và ở Hà Tĩnh nói riêng. Đây là lời xuyên tạc bỉ ổi, cần bác bỏ./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét