Nghe đến cái tên Nguyễn Đình Cống thì nhiều người nhận ra ngay đây là một trí thức có hàm Giáo sư, tiến sĩ đã tuyên bố từ Đảng sau khi về hưu và có những bài viết hết sức phản động chống phá Đảng, chống phá Nhà nước, xuyên tạc học thuyết Mác – Lênin, quan điểm đường lối của Đảng. Đây có thể được gọi là một “cá nhân điển hình” của sự suy thoái về chính trị, tư tưởng và đạo đức. Nguyễn Đình Cống đã có rất nhiều bài viết xuyên tạc sự thật trên không gian mạng mà ai ai cũng có thể nhận ra bộ mặt thật của Ông – Một “chuyên gia” chuyên đòi “phản biện” các Văn kiện, Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng. Gần đây, lại xuất hiện các bài viết của Ông với tư cách là “nhà lý luận” phản biện kệch cỡm, đòi xét lại đối với những vấn đề cốt lõi trong Học thuyết của Mác. Những lời lẽ phản biện kệch cỡm đó chứng tỏ mấy vấn đề sau:
Thứ nhất, Nguyễn Đình Cống không có am hiểu gì về Học thuyết của Mác. Đọc bài viết của Ông tôi nhận thấy Ông không có một tý hiểu biết nào về Học thuyết Mác, cả về mặt nhận thức luận và sự vận dụng vào thực tiễn. Một bài viết luẩn quẩn, với những lý lẽ chẳng đâu vào đâu, chẳng khác gì lời lẽ của một ông già lẩm cẩm, gặp đâu viết đấy, viết bạt mạng, nhiều chỗ còn bị lú lẫn. Thử hỏi trong suốt cuộc đời, Ông học được bao nhiêu buổi về Học thuyết của Mác? Vốn dĩ là một người chuyên nghiên cứu về bê tông, vật liệu xây dựng, nay chuyển sang “hành nghề” phê phán, “phản biện”, đòi xét lại những luận điểm cốt lõi đã trở thành chân lý của Học thuyết Mác. Ông đã rơi vào chủ nghĩa xét lại nhưng lại không đủ trình độ lý luận để phán xét một Học thuyết thực sự khoa học, một “nhà xét lại” lú lẫn và nửa mùa.
Ông tự cho mình là một nhà lý luận thông thái, một người đưa ra “quan niệm mới” về vật chất và ý thức không giống quan điểm duy vật nhưng cũng không phải là quan điểm duy tâm. Ông cho rằng vật chất và ý thức cùng xuất hiện và cùng tồn tại, không cái nào có trước cái nào? Điều đó chứng tỏ sự khờ khạo và sự am hiểu nông cạn của Ông về hai phạm trù cơ bản của triết học. Nói với Ông một điều rằng: Ông không đủ trình độ lý luận, không đủ khả năng để xét lại những vấn đề này. Đã không biết thì đừng có nói để mọi người cười chê về nhận thức thiển cận của mình. Ông có biết từ khi Học thuyết Mác ra đời đã có biết bao nhiêu quan điểm của các học giả sừng sỏ về lý luận đòi xét lại Học thuyết Mác, nhưng đều bị phê phán và thất bại.
Thứ hai, thực chất ý đồ của Nguyễn Đình Cống không phải xét lại học thuyết Mác, mà mưu đồ chọc ngoáy và phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng ta. Đây là vấn đề dễ nhận biết khi đọc các vấn đề Ông đòi xét lại với những lập luận “mù mờ” “lú lẫn”. Đằng sau sự phán xét đó bao giờ cũng ẩn chứa một mưu đồ là: Đảng Cộng sản Việt Nam không nên lấy Học thuyết Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng nữa? Đến đây, nó đã bộc lộ rõ bộ mặt thật của Ông là một kẻ phản Đảng, hại nước, hai dân.
Lịch sử nhân loại đã chứng minh: Chủ nghĩa Mác ra đời là một cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng của nhân loại, mang bản chất khoa học và cách mạng, trở thành vũ khí tư tưởng – lý luận của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, nhằm mục tiêu giải phóng xã hội, giải phóng con người thoát khỏi mọi áp bức, bóc lột, bất công, tha hóa, phát triển toàn diện con người. Chủ nghĩa Mác đã tồn tại gần 200 năm và trải qua nhiều biến cố thăng trầm, cùng với sự phá hoại, xuyên tạc, phủ nhận của nhiều thế lực, nhưng vẫn tồn tại, ngày càng phát triển, chưa có một học thuyết nào có thể thay thế được, nó có giá trị trường tồn, sức sống bền vững. Chủ nghĩa Mác vẫn là thế giới quan và phương pháp luận khoa học của hàng triệu triệu người trên trái đất và trở thành nền tảng tư tưởng của các Đảng Cộng sản và công nhân trên thế giới, trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, mang lại cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc cho nhân loại./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét