Thời gian gần đây, trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết về trẻ em Việt Nam; bên cạnh những bài viết phân tích, đánh giá một cách đúng đắn, khách quan về công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em, thì vẫn còn những tiếng nói ngược chiều, chỉ phê phán và phủ nhận hoàn toàn kết quả mà Việt Nam đã đạt được trong chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, hòng gây hoang mang dư luận xã hội, chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nước ta. Trong bài viết “Việt Nam cần một cuộc cách mạng về quyền trẻ em”, Thái Hạo cho rằng: “không mấy ai thật sự có ý thức về quyền trẻ em”, “ta có thể chỉ trích, đánh mắng, bỏ mặc, bạo hành tinh thần trẻ em”. Đây là những luận điệu sai trái, xuyên tạc về công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em của Việt Nam.
Thứ nhất, công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em ở Việt Nam luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm và chú trọng.
Trẻ em không chỉ là lực lượng đông đảo của hiện tại, mà còn là nguồn nhân lực và là chủ nhân tương lai của đất nước. Chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em được coi là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu, vì mục tiêu phát triển ổn định đất nước luôn được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước về quyền trẻ em năm 1990; Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 20-CT/TW ngày 05/11/2012 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới”, Quốc hội thông qua “Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” (năm 1991); “Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” (sửa đổi năm 2004); “Luật Trẻ em” (năm 2017). Chính phủ có Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016 – 2020; Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, giai đoạn 2020 – 2025 và Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị về “Tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em”…
Trên cơ sở, quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, chương trình, kế hoạch của Chính phủ, các cơ quan, ban, ngành và địa phương cụ thể hóa thành những nội dung, giải pháp chăm sóc, bảo vệ trẻ em phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, các phong trào, chương trình hành động: “Toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em”, “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam”, “Tháng hành động vì trẻ em”, “chiến dịch truyền thông Trái Tim Xanh”… được triển khai sâu rộng trên toàn thế giới.
Những việc làm trên cho thấy Đảng, Nhà nước và toàn xã hội có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của trẻ em và luôn quan tâm đến công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, chứ không phải “không ai thực sự có ý thức về quyền trẻ em”, “bỏ mặc trẻ em” như sự xuyên tạc của Thái Hạo.
Thứ hai, công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em ở Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực.
Mặc dù còn những hạn chế nhất định nhưng nhìn nhận một cách khách quan thì công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đã đạt được kết quả tích cực, đáng khích lệ chứ không phải “không đạt được gì” như lời lẽ của Thái Hạo. Kết quả đó được thể hiện: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em được triển khai với nhiều nội dung, hình thức phong phú; qua đó đã nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, gia đình và toàn xã hội về trẻ em và tầm quan trọng của thực hiện quyền trẻ em. Hệ thống chính sách, pháp luật về trẻ em luôn được rà soát, sửa đổi, bổ sung và từng bước hoàn thiện. Các chương trình, đề án, phong trào về bảo vệ trẻ em được quan tâm chỉ đạo, đầu tư và huy động các nguồn lực xã hội để hỗ trợ thực hiện. Hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em đã được quan tâm củng cố, đầu tư cả về cơ sở vật chất và hoạt động. Tỷ lệ trẻ có hoàn cảnh đặc biệt đã giảm còn 5%, 80% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển.
Rõ ràng công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em ở Việt Nam luôn được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm, đạt được nhiều thành tựu quan trọng được nhân dân và cộng đồng quốc tế đánh giá cao, hoàn toàn không như những gì mà Thái Hạo và động bọn của Y xuyên tạc./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét