Thứ Tư, 5 tháng 7, 2023

Hãy cảnh giác trước thủ đoạn xuyên tạc của Phạm Trần

 

Thực chất, đây là thủ đoạn lừa bịp “mượn gió, bẻ măng” của Phạm Trần. Với chiêu trò “ đạo trích” các bài báo, bài phát biểu của Đại biểu Quốc hội để xuyên tạc, nói xấu, bôi nhọ Đảng, Nhà nước và kích động “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong tư tưởng của đội ngũ cán bộ, công chức.

Trước hết, chúng ta khẳng định, chỉ có kẻ chống cộng điên cuồng mới vu khống, bịa đặt trắng trợn nhằm đội ngũ cán bộ, viên chức của Đảng, nhà nước ta hiện nay.

Như chúng ta đã biết, đội ngũ cán bộ, công chức là một mắt xích quan trọng, không thể thiếu của nền hành chính nhà nước, là chủ thể quan trọng trong quá trình cải cách hành chính. Đội ngũ này có nhiệm vụ tổ chức thực thi chính sách, pháp luật, quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước. Để khẳng định vai trò của mình, đội ngũ cán bộ, công chức luôn chủ động, tích cực hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Bên cạnh đó, cán bộ, công chức luôn nâng cao ý thức, trách nhiệm, văn hóa ứng xử trong giao tiếp, thường xuyên đi cơ sở tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, từ đó tham mưu cho Đảng, nhà nước đề ra chủ trương, giải pháp phát triển đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội.

Tuy nhiên, thời gian vừa qua, cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng ta đã thu được kết quả tích cực. Nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực được xử lý nghiêm. Những vụ án ấy đã ít nhiều tác động đến tâm lý cán bộ, đảng viên, đồng thời xuất hiện một số ít cán bộ, công chức nhà nước, trong đó có cả người đứng đầu thiếu bản lĩnh, sợ sai, sợ trách nhiệm không dám làm gì. Thậm trí có cán bộ còn cho rằng “Làm nhiều sai nhiều, làm ít sai ít, không làm không sai”. Đây là vấn đề rất nguy hiểm và đáng báo động, bởi lẽ, một khi cán bộ, công chức né tránh, đùn đẩy trách nhiệm chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới đời sống, công việc làm ăn của người dân và doanh nghiệp, kế hoạch phát triển của cộng đồng, khiến công việc chậm chạp, đình trệ, nhiều vấn đề xã hội bức xúc không được giải quyết kịp thời, nhiều cơ hội tăng trưởng không tận dụng được, nhiều công trình, dự án trọng điểm không được triển khai đúng tiến độ kế hoạch.

Thấy rõ được tác hại của “căn bệnh” này, Đảng, Nhà nước đã có chính sách khuyến khích và cơ chế phù hợp bảo vệ những cán bộ, đảng viên có ý chí chiến đấu cao, gương mẫu thực hiện các nguyên tắc của Đảng và pháp luật của Nhà nước, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung của đất nước. Đặc biệt Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận 14-KL/TW về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ “6 dám”. Theo đó, khuyến khích cán bộ có tư duy sáng tạo, cách làm đột phá, tháo gỡ, giải quyết những điểm nghẽn, nút thắt trong cơ chế, chính sách, tập trung vào những vấn đề chưa được quy định hoặc đã có quy định nhưng không phù hợp với thực tiễn khi giải quyết công việc.

Để thực hiện có hiệu quả Kết luận 14-KL/TW của Bộ Chính trị, các tổ chức chính trị xã hội, các Đại biểu Quốc hội đã chủ động đấu tranh, ngăn chặn bệnh né tránh, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, sợ sai của một bộ phận cán bộ, công chức nhằm loại bỏ nó ra khỏi đời sống xã hội, đồng thời thông qua đó để thức tỉnh cho đội ngũ cán bộ, công chức phải có bổn phận thực thi, giải quyết những vấn đề, những công việc thuộc phạm vi mình phụ trách, không được tảng lờ, trốn tránh trách nhiệm, không được tìm cách đẩy sang cho người khác, đẩy lên cho cấp trên, đẩy xuống cho cấp dưới…

Đây là vấn đề có tính then chốt, bởi vì nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp hiện nay đang rất cần sự năng động, sáng tạo, quyết liệt của đội ngũ cán bộ, viên chức, của chính quyền các cấp để môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng tốt, đáp ứng được nhu cầu phục hồi tăng trưởng nền kinh tế đất nước trong tình hình hiện nay.

Như vậy, thủ đoạn lợi dụng các bài báo, bài phát biểu của Đại biểu Quốc hội để kích động, xuyên tạc, bôi nhọ Đảng, nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức của Phạm Trần đã bị vạch trần. Thứ chính trị phản động, thói đạo đức giả, vô nhân đạo của Y sẽ không bao giờ lừa bịp được nhân dân Việt Nam. Vì thế, hơn lúc nào hết mỗi cán bộ, công chức cần phải vượt lên khó khăn, thách thức để thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình. Phải xóa bỏ nhận thức “không làm thì không sai, thà đứng trước hội đồng kỷ luật còn hơn đứng trước tòa”. Đây là nhận thức rất nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn đến xây dựng công vụ, chức trách nhiệm vụ của cán bộ, công chức” và cũng rất dễ bị kẻ thù lợi dụng./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét