Chủ Nhật, 13 tháng 6, 2021

ĐẤU TRANH BẢO VỆ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG: CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA DẤT NƯỚC LÀ NHIỆM VỤ TRUNG TÂM CỦA TKQĐ LÊN CNXH

 Gần đây, các thế lực thù địch tập trung xuyên tạc đường lối quan điểm phát triển kinh tế xã hội của Đảng ta. Một trong số các luận điệu đó là cuyên tạc sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chúng cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã duy ý chí và “ảo tưởng về một nước công nghiệp”, điều mà mấy chục năm qua Việt Nam không đạt được và sẽ không thể đạt được.

Phải khẳng định rằng đây là những âm mưu, chiêu trò thâm độc trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực phản động và cơ hội chính trị. Chúng xuyên tạc, bôi nhọ và phủ nhận thành tựu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa bằng những lời lẽ đầy mơ hồ, xảo trá. Mục đích cuối cùng của chúng là gây mâu thuẫn, nghi ngờ, chia rẽ mối đại đoàn kết dân tộc, làm phai nhạt niềm tin của nhân dân với Đảng, với chế độ, từ đó dẫn đến “tự diễn biến”, tiến tới đòi xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đa nguyên, đa đảng

Từ những luận điệu nêu trên chúng ta khẳng định công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một tất yếu khách quan, là con đường để Việt Nam xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội

Công nghiệp hóa trước đây cũng như công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay luôn luôn được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xuất phát từ những lý do sau:

Một là, từ yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.

Học thuyết Mác - Lênin về hình thái kinh tế - xã hội chỉ ra mỗi phương thức sản xuất xã hội chỉ xác lập một cách vững chắc trên cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của một xã hội là toàn bộ hệ thống các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất xã hội, phù hợp với trình độ kỹ thuật (công nghệ) tương ứng mà lực lượng lao động xã hội sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu xã hội. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của một xã hội là nền tảng vật chất để xây dựng trên đó các quan hệ sản xuất và hệ thống kiến trúc thượng tầng của một xã hội nhất định. Căn cứ để xem xét sự biến đổi cơ sở vật chất - kỹ thuật của một xã hội là sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất, sự phát triển của khoa học - công nghệ, tính chất và trình độ của các quan hệ xã hội, đặc biệt là quan hệ sản xuất thống trị.

Trong lịch sử, các xã hội trước chủ nghĩa tư bản, đặc trưng cơ sở vật chất - kỹ thuật là dựa vào công cụ thủ công, nhỏ bé, lạc hậu, năng suất lao động thấp. Đặc trưng cơ sở vật chất -  kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản là nền đại công nghiệp cơ khí. Ngày nay, do tận dụng được những thành tựu mới của cách mạng khoa học công nghệ nên cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản phát triển ở trình độ rất hiện đại và đang từng bước hình thành kinh tế tri thức. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội (giai đoạn thấp của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa) phải cao hơn chủ nghĩa tư bản về trình độ công nghệ và cơ cấu sản xuất, gắn với thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại. Do đó, cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền sản xuất lớn hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có trình độ xã hội hoá cao dựa trên thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại được hình thành một cách có kế hoạch và thống trị trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Cơ sở vật chất kỹ thuật ấy phải tạo ra năng suất lao động cao hơn hẳn chủ nghĩa tư bản, đó là tiền đề vật chất để chiến thắng hoàn toàn và triệt để chủ nghĩa tư bản. Do đó, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan với các nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng ở những nước có hoàn cảnh cụ thể khác nhau, con đường xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội không giống nhau.

Các nước đã trải qua chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, do được kế thừa nền sản xuất lớn hiện đại do chủ nghĩa tư bản tạo ra, để có cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, cần tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa về quan hệ sản xuất; tiếp tục ứng dụng những khoa học - công nghệ hiện đại nhất vào hoạt động kinh tế - xã hội, điều chỉnh, hoàn thiện cơ cấu kinh tế mới một cách hợp lý và hiệu quả là cơ bản đã có cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.

Các nước có nền kinh tế lạc hậu, chưa qua chủ nghĩa tư bản đi lên chủ nghĩa xã hội, quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội phải thông qua con đường công nghiệp hóa. Hiện nay, cách mạng khoa học - công nghệ đã tạo điều kiện để công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Đó là xu thế tất yếu nhằm phát triển rút ngắn và khắc phục nguy cơ tụt hậu về kinh tế.

Đối với Việt Nam, quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, chưa qua chủ nghĩa tư bản. Để có nền sản xuất lớn hiện đại với một cơ cấu kinh tế tiến bộ cho phép khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng trong nước và quốc tế phục vụ cho mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” đòi hỏi chúng ta phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.

Hai là, từ tác dụng nhiều mặt của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước làm cho lực lượng sản xuất phát triển tạo ra tiền đề cho sự hình thành, phát triển các quan hệ sản xuất tiến bộ. Với sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa sẽ tạo nền tảng kinh tế để từng bước được xây dựng, hoàn thiện kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế phát triển hiệu quả là điều kiện để cải thiện, nâng cao đời sống cho nhân dân, tăng cường liên minh công - nông - trí thức; vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa được củng cố, tăng cường; cách mạng tư tưởng văn hoá có điều kiện thực hiện. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ tạo ra điều kiện kinh tế để từng bước thực hiện sự bình đẳng về kinh tế giữa các vùng, miền, các dân tộc, các tầng lớp dân cư­, tạo sự thống nhất ngày càng cao về chính trị, tinh thần trong xã hội, là tiền đề quan trọng để xây dựng thành công xã hội mới.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi sẽ tạo ra tiềm lực kinh tế và tiềm lực quốc phòng vững mạnh, là điều kiện để củng cố và tăng cường khả năng quốc phòng, an ninh đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và thế giới, đồng thời chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.

Nh­ư vậy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là một cuộc cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội nhằm tạo ra sự phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời qua đó tác động tích cực đến các mặt của đời sống xã hội, hình thành những nhân tố mới của chủ nghĩa xã hội. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Xuất phát từ những lý do nói trên, Đảng ta đã khẳng định, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, có ý nghĩa quyết định đến việc hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế - xã hội khác của thời kỳ quá độ. Do đó, phải tập trung sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của mọi lực lượng, mọi thành phần kinh tế để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét