Thứ Hai, 7 tháng 6, 2021

SỰ XUYÊN TẠC CỦA NGUYỄN LÂN THẮNG

 

Với bản chất không hề thay đổi, mới đây Nguyễn Lân Thắng lại tiếp tục đăng đàn với bài viết “Thế lực thù địch” với giọng điệu rất khác thường so với các bài viết trước đây của Y. Bởi vì, mỗi lần Y phát ngôn, đăng đàn thì ôi thôi sặc mùi ngạo mạn với thái độ hung hăng, chống phá Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam. Trong rất nhiều lần, Thắng đã phỉ báng quốc kỳ của Tổ quốc, cũng như lãnh tụ của dân tộc. Nếu kể ra đây về những tội lỗi của Thắng thì nhiều vô số mà trong một bài viết không thể đếm hết được.

Chính sự táo tợn và cuồng nô của Nguyễn Lân Thắng đã thu hút được chú ý của tổ chức phản động Việt Tân và Thắng chính thức gia nhập VOICE – tổ chức ngoại vi của Việt Tân ở Philippines. Thắng thường lê la ở các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế và chính khách phương Tây. Với mưu đồ gây sức ép xóa bỏ các điều luật xử lý đối tượng chống Nhà nước, ủng hộ các hội nhóm trái pháp luật của chúng và mục đích cuối cùng là mở màn cho khuynh hướng “trong phá ra, ngoài tấn công vào” hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và lật đổ Nhà nước.

Trong bài viết lần này chất ngông cuồng, ngạo mạn thường ngày dễ thấy của Thắng có vẻ như chìm xuống, lẩn sâu mà thay vào đó là giọng kể cả, lọc lõi, có vẻ hiểu đời, hiểu thế sự thời cuộc, tính chất ăn thua, cay cú, hằn học được dịu đi, mềm hóa hơn không còn cương cứng như hồi nào, có phải chăng Thắng đã học được điều gì sau những tháng năm “trở cờ, quay giáo”, lương tâm Thắng có sự đổi thay? Điều này, chỉ có tự Thắng mới biết được. nếu như lương tri của Thắng còn sót lại chút ít phần thiện. Thắng so sánh, ví von “thế lực thù địch” là quan niệm riêng của giới cầm quyền nhằm chỉ nhóm người có thể gây nguy hại tới khả năng cầm quyền của chế độ. Còn trong mô hình nhà nước dân chủ thì gọi nhóm người này là “giới đối lập” mà không gọi là “thế lực thù địch”. Đấy là cách lập luận, suy diễn theo quan điểm riêng của Thắng muốn bao che, lấp liếm, lập lờ đánh lận con đen, đánh đồng bản chất làm cho mọi người dễ lầm tưởng, mơ hồ và rằng nhóm người đấu tranh dân chủ đó không phải là thế lực thù địch mà chỉ nên xem xét họ là “giới đối lập”. Đây là luận điệu sai trái, hòng đánh tráo khái niệm, vì ở nước ta không chấp nhận đa nguyên về chính trị, đa đảng đối lập. Và không thừa nhận cái gọi là “giới đối lập” như Thắng nêu ra mà phải gọi chính xác đích danh những nhóm người, những kẻ đại loại như Thắng là “Thế lực thù địch” thì mới đúng bản chất đích thực. Chúng ta có thể hiểu “thế lực thù địch” là cá nhân, tổ chức có âm mưu, hành vi gây tổn hại đến chủ quyền, lãnh thổ và các lĩnh vực khác của Việt Nam, trái với những quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.

Ở một khía cạnh khác Thắng lại bị rơi vào hoang tưởng, ấu trĩ và không kém phần xấc xược khi vừa bám chặt vào cái “Phao tác phẩm” vừa ra sức tung hô, cổ súy cho tác phẩm THẾ LỰC THÙ ĐỊCH  của nhà văn Hoàng Minh Tường đem xuất bản ở Pháp mà không xuất bản được ở Việt NamThắng cho rằng: THẾ LỰC THÙ ĐỊCH của Hoàng Minh Tường có sức nặng không kém gì Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc đăng trên báo Pháp khi xưa.

Chúng ta biết rằng nội dung tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp không chỉ tố cáo tội ác của chủ nghĩa đế quốc Pháp đối với dân tộc Việt Nam cũng như với các thuộc địa khác trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội mà điều quan trọng là đã nêu lên những luận điểm cơ bản về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Trong tác phẩm còn vạch rõ đối tượng cách mạng, lực lượng cách mạng và giai cấp lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc; đặt rõ vấn đề giành độc lập dân tộc phải đi đôi với sự nghiệp thống nhất Tổ quốc, khẳng định sự nghiệp đánh đổ chủ nghĩa đế quốc, giải phóng dân tộc là sự nghiệp của quần chúng nhân dân ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. Tác phẩm đã làm sáng tỏ quan điểm của V.I.Lênin về chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm phong phú thêm chủ nghĩa Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Đó là đóng góp quý báu của Nguyễn Ái Quốc vào quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào các thuộc địa của đế quốc Pháp nói chung và là sự chuẩn bị về tư tưởng và chính trị cho việc thành lập một chính đảng cách mạng ở Việt Nam.

Thế nên không thể có chuyện Nguyễn Lân Thắng bày đặt đem so sánh tác phẩm THẾ LỰC THÙ ĐỊCH của Hoàng Minh Tường có sức nặng không kém gì tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp. Bởi lẽ, tác phẩm của Hoàng Minh tường kích thích sự tò mò, hiếu kỳ của một số người về cách dật tít tiêu đề sách, với lối hành văn trào lộng, miêu tả, điểm diện hàng chục các nhân vật tự phong, tự nhận là “nhà đấu tranh dân chủ” và các vụ việc nổi lên trong thời gian qua. Đồng thời, cài cắm trong đó những tư tưởng theo hướng cổ súy, ca ngợi, tôn vinh các đối tượng trong các vụ án; ra sức khoét sâu vào một số khuyết điểm, hạn chế, yếu kém còn tồn tại trong xã hội; thực chất đây là một tác phẩm tuyên truyền nhằm chống phá chế độ, làm giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng vào chế độ ở Việt Nam.

Do đó, mỗi chúng ta cần có “bộ lọc tốt” để nhận diện và phản bác những thông tin, luận điệu sai trái, thù địch. Bởi lẽ, những thông tin xấu độc dạng như các tin bài mà Nguyễn Lân Thắng và đồng bọn đã và đang tung lên mạng hàng ngày, hàng giờ len lỏi trong đời sống có thể gây ảnh hưởng lớn đến tâm tư, niềm tin của người dân, khiến một bộ phận người dân rất dễ bị lừa bịp. Chúng ta phải chủ động tiến công trên mặt trận tư tưởng và bằng hoạt động thực tiễn, kiên quyết bẻ gãy mọi mưu đồ, luận điệu đen tối của Nguyễn Lân Thắng và đồng bọn./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét