Thứ Hai, 21 tháng 6, 2021

Dân chủ và cái bánh vẽ của “dân chủ cuội”

 

Đã từ lâu, chúng ta không còn xa lạ gì với giọng điệu trơ trẽn của các nhà dân chủ cuội, luôn cố gắng nói lấy được để xuyên tạc về tình hình ở Việt Nam. Bài viết của Thủy Tiên đăng trên trang mạng Tintuchangngay gần đây là một ví dụ điển hình trong việc bóp méo bản chất dân chủ của Nhà nước ta.

Trong toàn bộ bài viết của mình, Thủy Tiên đã “khéo léo” sử dụng một loạt các thuật ngữ liên quan đến vấn đề dân chủ như “defective democracy”, “exclusive democracy”, “dominated democracy”… đồng thời khoác lên mình các thuật ngữ đó cái mác khoa học cùng với những phát ngôn của các học giả tư sản trời ơi nào đó để lòe bịp người đọc. Trong cái mớ bòng bong mà Thủy Tiên cố tình dựng lên, y dẫn lái người đọc với một loạt các luận điểm phản khoa học khi đánh đồng các hình thức dân chủ với các yếu tố của dân chủ, dùng tiêu chuẩn hình thức để xem xét đánh giá chất lượng bên trong của một nền dân chủ…

Điều ngớ ngẩn nhất của Thủy Tiên khi coi “dân chủ” – một khái niệm dùng để chỉ hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội, dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân, do nhân dân thực hiện trực tiếp hoặc thông qua đại diện do dân bầu ra – lại chỉ “tương tự như một sản phẩm tiêu dùng”, gồm “các yếu tố đầu vào” và “sản phẩm đầu ra”. Thủy Tiên cho rằng “đánh giá đầu ra của một quá trình dân chủ mà hiện thân là bộ máy chính trị quốc gia” cũng chính là “đánh giá tính đại diện của một chính quyền đối với cử tri” và tiêu chuẩn để xem xét chỉ gồm “tính tương tác và phản ứng”. Đây là một luận điệu hoàn toàn sai trái, mục đích của nó không gì khác là nhằm phủ nhận bản chất dân chủ của Nhà nước ta, đối lập chính quyền nhân dân với những người chủ thực sự của quyền lực. Cần phải thấy rằng, với tính cách là một phạm trù lịch sử, dân chủ cũng như các biểu hiện khác của hình thái ý thức xã hội, dân chủ do tồn tại xã hội và phương thức sản xuất vật chất của xã hội quyết định. Do đó, trình độ của phương thức sản xuất khác nhau tất yếu dẫn đến sự khác nhau về trình độ dân chủ. Với tính cách là giá trị xã hội, dân chủ là thành quả giá trị nhân văn được sinh ra từ phương thức tổ chức hợp tác sản xuất vật chất và cấu kết cộng đồng giữa người với người. Với ý nghĩa này, dân chủ sẽ tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của con người, là một trong những phương thức tồn tại của con người ngay cả khi Nhà nước đã biến mất. Như vậy, việc “đại diện” hay “không đại diện”, “đại diện đa số” hay “đại diện thiểu số” bao giờ cũng chỉ phụ thuộc vào bản chất của nền dân chủ đó mà thôi. Bởi vậy, ở những nền dân chủ mà bản chất của nó là đại diện cho một thiểu số người, thì “tương tác và phản ứng” cũng chỉ là đàn áp đa số và bảo vệ thiểu số, không có gì khác.

Khi lý giải mọi vấn đề xã hội dưới góc độ khoa học, điều hiển nhiên là phải có phương pháp tiếp cận đúng. Tuy nhiên, Thủy Tiên đã tự lòi cái đuôi phi logic của mình khi khẳng định rằng y “vay mượn cách hiểu của quản lý chất lượng trong quản trị học” để nghiên cứu về dân chủ, trong khi các “tiêu chuẩn triết học hay khoa học chính trị – pháp lý khác” – cái mà nhẽ ra có thể cắt nghĩa chính xác hơn về dân chủ, thì lại bị Thủy Tiên xem là khó hiểu, khó truyền đạt hơn phương pháp “quản trị học” của y. Từ cách tiếp cận sai lầm đó, Thủy Tiên cố biện minh cho quan niệm của mình về sự trái ngược giữa dân chủ và kỷ cương. Theo y: dân chủ phải “phản ánh đúng nguyện vọng, quyền lợi của không chỉ số đông mà còn của các nhóm yếu thế”. Nghe qua thì có vẻ hợp lý, nhưng điểm bất hợp lý ở đây là Thủy Tiên đã cố tình lờ đi điều cốt lõi để dân chủ được thực thi là thiểu số phải phục tùng đa số. Dân chủ sẽ không có ý nghĩa gì nếu như ý chí của đa số không được thực thi. Luận điệu của Thủy Tiên cũng hoàn toàn đồng nghĩa với “dân chủ vô chính phủ”, dân chủ không có kỷ cương, chính là sự mở đường cho việc dân chủ bị chà đạp.

Tựu chung lại, trong xã hội hiện nay, dân chủ chỉ có thể nảy sinh, tồn tại và phát triển trên nền tảng của một xã hội, mà ở đó các quan hệ xã hội và hành vi của con người được điều chỉnh bằng pháp luật. Sự thừa nhận của pháp luật là sự bảo đảm chắc chắn nhất cho quyền làm chủ của mỗi người dân. Không bao giờ có một nền dân chủ thực sự nếu nó chỉ được dựa vào vài lời hứa của ai đó khi tranh cử tổng thống như Thủy Tiên đã dẫn ra trong bài viết của mình./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét