Thứ Bảy, 9 tháng 10, 2021

KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

 

Vừa qua, trên trang “Quyenduocbiet” Nguyên Anh có bài viết: Nền kinh tế thị trường “định hướng xã hội chủ nghĩa” sẽ đi về đâu trong đại dịch, cho rằng: nếu đại dịch kéo dài thêm một năm nữa và Việt Nam vẫn duy trì cách chống dịch như hiện nay thị nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ tiêu vong. Trong đó, nguyên nhân trực tiếp là do doanh nghiệp sẽ phá sản. Vậy thực, hư như thế nào chúng ta hãy phân tích bằng lý luận và thực tiễn để bác bỏ những nhận diện chủ quan, sai lầm của Nguyên Anh.

Thứ nhất, Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta vừa mang những đặc trưng chung của kinh tế thị trường, vừa mang tính đặc thù, đó là định hướng xã hội chủ nghĩa. Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường đó là kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, điều này khẳng rõ định bản chất nhân văn, nhân đạo, ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, trong đó nhấn mạnh vị trí, vai trò của con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong đại dịch càng được thể hiện rõ tính ưu việt, đó là quan tâm thực hiện an sinh xã hội, cứu trợ xã hội, phòng, chống dịch và duy trì sản xuất, kinh doanh. Với sự cố gắng của cả hệ thống chính trị, toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp, trong 7 tháng của năm 2021, kinh tế nước ta vẫn tăng trưởng 5,64% thuộc loại cao; các cân đối lớn của nền kinh tế vẫn bảo đảm; lạm phát thấp; thu ngân sách đạt khá, chi ngân sách quản lý chặt chẽ; kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng khá; vốn đầu tư FDI tăng 3,8% so cùng kỳ năm 2020. Như vậy, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam đang tiếp tục phát triển bền vững trong đại dịch, không hoàn toàn như những gì mà Nguyên Anh xuyên tạc.

Thứ hai, Chính phủ luôn thể hiện tinh thần đổi mới, liêm chính, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp; nói đi đôi với làm, chú trọng hiệu quả, không phô trương hình thức; xem doanh nghiệp và người dân là chủ thể để phục vụ. Trong đại dịch, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành trung ương và địa phương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, bao gồm: ưu tiên tiêm vắc xin cho người lao động trong doanh nghiệp; tạo điều kiện, ưu tiên xe luồng xanh quét mã QR vừa bảo đảm phòng, chống dịch vừa phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; ngân hàng thực hiện khoanh nợ, giãn nợ, cơ cấu lại thời gian nợ và giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp; thực hiện miễn giảm thuế, phí cho doanh nghiệp; thúc đẩy hỗ trợ các biện pháp công nghệ trong phòng, chống dịch và sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp; kịp thời có các biện pháp hỗ trợ khó khăn để người lao động trong doanh nghiệp ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, hạn chế tối đa thanh kiểm tra, doanh nghiệp trong thời kỳ dịch bệnh… Với phương châm:  “an toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”, nhiều doanh nghiệp thực hiện ba tại chỗ; một cung đường hai điểm đến ngay trong vùng thực hiện giãn cách xã hội vừa bảo đảm phòng, chống dịch vừa duy trì sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Trong đại dịch, tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới 6 tháng đầu năm 2021 là 67,1 nghìn doanh nghiệp, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước và tăng 34,3% về vốn đăng ký. Tuy nhiên, những khó khăn mà nhiều doanh nghiệp không chỉ ở Việt Nam đang phải đối mặt trước tác động của đại dịch đặt ra với Chính phủ và các doanh nghiệp cùng nỗ lực khắc phục để mục tiêu kép “vừa duy trì sản xuất, vừa phòng, chống dịch” được hiện thực hóa, bảo đảm tốt lợi ích doanh nghiệp và lợi ích của người dân.

Chúng ta tin tưởng rằng với quyết tâm, sự chung sức đồng lòng của Đảng, Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, đất nước sẽ sớm vượt qua khó khăn của đại dịch, trở lại cuộc sống bình thường. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần nêu cao cảnh giác, kiên quyết vạch trần và đấu tranh bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, chia rẽ đoàn kết dân tộc của Nguyên Anh và các thế lực thù địch./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét