Để chống phá cách mạng nước ta, các thế lực thù địch từ lâu xem tôn giáo là một trong những mũi nhọn để công kích, chống phá. Những đối tượng phản động, cơ hội chính trị lợi dụng tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo để kích động và tiến hành các hoạt động chống chính quyền, chống chế độ XHCN dưới chiêu bài “đấu tranh cho tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền”, tiến tới phủ nhận, xóa bỏ vai trò của Đảng, Nhà nước ta.
Các thế lực thù địch đi sâu tuyên truyền, gieo rắc tâm
lý cho rằng: “CNXH không chấp nhận tôn giáo, xóa bỏ tôn giáo; công dân theo đạo
không được xét, kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam”; cố gắng tạo ra khoảng cách
cũng như dùng các thủ đoạn làm tăng sự đối kháng giữa tôn giáo với đời sống
hiện thực để kích động tôn giáo chống lại Đảng, Nhà nước và sự nghiệp cách mạng
của nhân dân ta. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch không những phủ nhận những
kết quả trong công tác tôn giáo mà còn ra sức lợi dụng tôn giáo, coi tôn giáo
là vũ khí lợi hại để chống phá sự nghiệp cách mạng với nhiều chiêu thức thâm
độc, tinh vi, xảo quyệt; khi thì bí mật, lúc thì trắng trợn, công khai.
Thực tiễn cho thấy: Trong lịch sử xã hội loài người,
tôn giáo có vị trí, vai trò lớn, có những đóng góp quan trọng vào giá trị văn
hóa nhân loại và ở Việt Nam cũng vậy. Trong tiến trình đi lên CNXH, tôn giáo
luôn được thừa nhận và bảo vệ theo đúng quan điểm của Đảng, Nhà nước ta. Sinh
thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến tôn giáo, Người khẳng định mỗi tôn
giáo đều có những ý nghĩa tốt đẹp, trong đó: Chúa Giêsu dạy: Đạo đức là bác ái.
Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi. Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa. Đồng
bào các tôn giáo từ xưa đến nay là bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng
các dân tộc Việt Nam. Năm 1952, trong Báo cáo tại Hội nghị lần thứ 3 của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa II, khi đề cập đến Tôn giáo, Chủ tịch Hồ Chí
Minh viết: Phần lớn đồng bào tôn giáo, nhất là các tầng lớp lao động đều yêu
nước kháng chiến. Hiện nay, các tôn giáo ở Việt Nam đã xây dựng đường hướng
hành đạo gắn bó với dân tộc.
Trong quá trình lãnh đạo, quản lý đất nước, Đảng, Nhà
nước ta vừa quan tâm, chăm lo, bảo đảm quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo, vừa
tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho nhân dân về đường lối, chính sách
tự do tín ngưỡng, tôn giáo, vừa quan tâm tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để
các tôn giáo hoạt động, phát triển bình đẳng trong khuôn khổ pháp luật. Điều
này thể hiện rõ trong quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước ta.
Điều
24 Hiến pháp 2013 ghi rõ: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được nhìn nhận là quyền tự nhiên của con người
- tức đã là con người, ai cũng được thụ hưởng, đó là quyền bẩm sinh của con
người, con người sinh ra đã có quyền đó. Một điểm nữa để khẳng định rõ hơn
chính sách tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là việc có nhiều
hơn những người theo tôn giáo được kết nạp Đảng.
Trong
hơn 5 năm qua, hơn 3.000 đầu ấn phẩm tôn giáo được xuất bản với hơn 10 triệu
bản in, hàng triệu CD, DVD bằng nhiều ngôn ngữ, nhiều hoạt động tôn giáo quốc
tế lớn được tổ chức ở Việt Nam như Đại lễ Phật đản Vesak, 500 năm cải chính đạo
Tin lành…Điều đáng nói, tự do tôn giáo các dân tộc thiểu số luôn được bảo đảm:
Năm 2017, Giáo hội Phật giáo Việt Nam triển khai xây dựng Học viện Phật giáo
Nam tông Khmer tại Cần Thơ; ở Bình Phước và Tây Nguyên có 33 tổ chức, hệ phái,
nhóm Tin lành đang sinh hoạt tại 304 chi hội và hơn 1.300 điểm nhóm; ở Tây Bắc
có 693 điểm nhóm Tin lành, 8 Hội thánh cơ sở được thành lập; nhiều điểm nhóm
của người dân tộc thiểu số theo Hội thánh Lutheran, Hội Liên hữu Baptist Việt
Nam đã đăng ký sinh hoạt tập trung.
Quan
trọng hơn, các tôn giáo được tự do hành lễ, dù ở nhà riêng hay các nơi thờ tự;
được tạo điều kiện mở mang cơ sở vật chất, tu sửa nơi thờ tự, được mở các
trường đào tạo những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu
phát triển của Giáo hội, được Nhà nước tạo điều kiện phát triển các quan hệ
giao lưu quốc tế…Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký
hoạt động đã xây dựng và thực hiện đường hướng hành đạo đậm chất nhân văn tôn
giáo và trách nhiệm với đất nước, dân tộc.
Phủ nhận quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước
cũng như những kết quả đạt được trong công tác tôn giáo - điều này xuất phát từ
bản chất, mục tiêu cao nhất của các thế lực thù địch là lật đổ chế độ chính trị
của các nước tiến bộ không đi theo quỹ đạo của họ, mà trước hết là các nước
XHCN bằng chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét