Trước sự phát triển của nền khoa học công nghệ hiện nay, đặc biệt là sự bùng nổ thông tin trong thời đại 4.0, điều thuận lợi cho chúng ta được tiếp cận một cách nhanh nhất các thông tin ở bất kỳ đâu trên thế giới và không bị hạn chế lượng thông tin cả về nội dung, không gian, thời gian, đặc biệt cung cấp cho chúng ta một lượng thông tin trong thời gian ngắn nhất và trên tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên bên cạnh mặt thuận lợi đó thì cũng có rất nhiều thông tin xấu độc, sai lệch, làm cho chúng ta bị nhiễu loạn thông tin và khó có thể khẳng định được độ tin cậy của từng thông tin, chính vì điều này mà các thế lực thù địch, phản động lợi dụng để chống phá ta, chúng bịa đặt, tung tin hỏa mù, dựng lên các kịch bản theo mưu đồ của chúng để chống phá ta.Gần đây các thông tin bịa đặt, xuyên tạc, kích động chia rẽ nội bộ xuất hiện ngày càng nhiều trên không gian mạng, yêu cầu bức thiết đặt ra là phải chủ động nâng cao cảnh giác trong tiếp cận, sàng lọc thông tin, sử dụng các thông tin chính thống một cách kịp thời chính xác, góp phần ngăn chặn âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch.
Chúng sử dụng
nhiều hình thức, thủ đoạn khác nhau, phổ biến hiện nay là sử dụng các phương tiện
truyền thông, nhất là các trang mạng xã hội với các bài viết, các video clip có
nội dung chống phá Đảng và Nhà nước. Với thủ đoạn ngày càng tinh vi, thâm độc,
các thế lực thù địch đã ra sức xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, nói xấu các đồng
chí lãnh đạo, nhất là lãnh đạo cấp cao, chúng dựng chuyện, biến sự thật thành
sai sự thật, biến vụ việc nhỏ thành vụ việc phức tạp, tạo bằng chứng giả, gây
hoang mang trong dư luận, đồng thời kích động lôi kéo nhân dân gây rối, làm mất
ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, từ đó tạo cớ để can thiệp vào công
việc nội bộ của ta; với chiêu bài lợi dụng dân chủ để đưa những “góp ý”, những
“thư ngỏ”, những kiến nghị nhằm đòi đa nguyên, đa đảng; đòi sửa đổi Hiến pháp;
đòi phi chính trị hóa quân đội...; lợi dụng việc Đảng ta xử lý một số cán bộ, đảng
viên cán bộ cấp cao mắc khuyết điểm bị xử lý vừa qua để xuyên tạc, gây sự nghi
ngờ, suy giảm lòng tin trong quần chúng nhân dân.
Chúng ta không
phủ nhận những kiến thức bổ ích trong cuộc sống mà mạng Internet đưa lại, tuy
nhiên bên cạnh việc cập nhật kiến thức, khai thác thông tin có ích cũng không
tránh khỏi bị tác động, chi phối bởi các thông tin tiêu cực, thông tin xấu độc.
Một số người trong chúng ta, nhất là người trẻ tuổi vì tò mò, thiếu cảnh giác,
suy nghĩ đơn giản đã bị “mắc lừa”, từ chỗ chỉ đọc xem nó thế nào, nó viết những
gì, rồi chưa biết thông tin đó thất thiệt thế nào lại truyền tai nhau, lưu
hành, phát tán thông tin, thậm chí tham gia bình luận thiếu trách nhiệm.
Mỗi người dân hãy tỉnh táo nhận diện các thông tin xấu, độc hại, thận trọng
trong phát ngôn, trao đổi thông tin mỗi khi truy cập và tham gia các diễn đàn
trên không gian mạng. Khi xem, đọc các thông tin phải sàng lọc kỹ để có được
các thông tin chính thống. Để có được thông tin chính xác, tin cậy theo
dõi các trang thông tin chính thống, cơ quan ngôn luận của Đảng, Chính phủ và
các tờ báo uy tín, đồng thời phải có sự sàng lọc từ thông tin nhiều chiều,
không được nóng vội, chủ quan, phiến diện một chiều. Dù là vô tình hay cố ý tiếp
tay cho sự phát tán những thông tin xấu độc, sai lệch nhằm chống phá Đảng và
Nhà nước ta, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc đều phải chịu trách nhiệm trước dân tộc,
trước pháp luật Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét