1.Nhà nước có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống chính trị
Khoản 1, Điều 8, Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 nêu rõ: Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Từ sau Đại hội VI của Đảng đến nay, tư tưởng về Nhà nước pháp quyền được thể hiện trong các văn kiện của Đảng, phản ánh quá trình nhận thức ngày càng đầy đủ và toàn diện hơn về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Theo đó, với quan điểm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân, mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, Nhà nước tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con người, tất cả vì hạnh phúc của con người. Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật trong đời sống xã hội. Được tổ chức theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước về mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp, Nhà nước chịu trách nhiệm trước công dân về mọi hoạt động của mình và bảo đảm cho công dân thực hiện các nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội. Nhà nước thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị hợp tác, bình đẳng và phát triển với các nước, các nhà nước trên thế giới; tôn trọng và cam kết thực hiện các công ước, điều ước quốc tế đã tham gia, ký kết, phê chuẩn.
Vì vậy, có thể nói, trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, Nhà nước giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Vì đó là thiết chế biểu hiện tập trung nhất quyền lực nhân dân và là công cụ hữu hiệu nhất để thực hiện quyền lực ấy.
2.Thực tiễn quá trình quản lý điều hành đất nước đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã phủ nhận sự xuyên tạc của Canhco.
Từ sau khi đổi mới đến nay, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có nền kinh tế phát triển năng động, với tốc độ tăng trưởng khá cao, tiềm lực, quy mô và sức cạnh tranh của nền kinh tế ngày càng nâng lên; chính trị – xã hội ổn định; độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường; hoạt động đối ngoại ngày càng mở rộng, đi vào chiều sâu và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Ngân hàng Thế giới (WB) trong Báo cáo Điểm lại cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam được công bố ngày 30/7/2020 khẳng định kinh tế Việt Nam dù bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh Covid-19 nhưng vẫn chịu đựng tốt và sẽ phục hồi. Không phải ngẫu nhiên mà trong Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc thông qua các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ giai đoạn 2016 – 2030, Việt Nam được đánh giá là biểu tượng đấu tranh giành độc lập dân tộc, là hình mẫu về phát triển kinh tế, điểm sáng xóa đói giảm nghèo.
Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, phủ nhận vai trò của Nhà nước trong quản lý điều hành đất nước là một thủ đoạn nham hiểm được các thế lực thù địch sử dụng với mục tiêu hòng xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Song, đó chỉ là sự ảo tưởng của những kẻ ngông cuồng, đi ngược lại lợi ích quốc gia – dân tộc để lấy những đồng tiền bố thí dơ bẩn. Bởi vậy, mọi người cần hết sức tỉnh táo, không để mắc mưu các thế lực thù địch./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét